Hôm trước, có người còm trên Phây Búc, cho rằng Đàlạt là nơi sản xuất nhiều người tài giỏi thì dân cư Đàlạt, còm lại cho rằng không chắc nhưng mấy tên viết lung tung trên mạng đều cùng một thế hệ, khiến mình ngộ rằng; hoá ra mình và mấy tên bạn cùng thời, được xem như những cậu tú, cô tú cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà.
Nhìn lại thì Đà Lạt tuy nhỏ nhưng có rất nhiều trường đại học dân sự như viện đại học Đà Lạt và quân đội như trường Võ Bị, Chiến Tranh Chính Trị, trường Tham Mưu theme có trường dạy chương trình Pháp, như Yersin, Adran, Couvent des Oiseaux,…
Nghĩ lại thi tú tài IBM đầu tiên cũng là cuối cùng ở Việt Nam. Thi cái này thì không có trò nâng điểm con lãnh đạo vì dạo ấy không ai biết thay đổi lập trình để máy điện toán chấm đậu thêm điểm.
Hoá ra, mình thuộc dạng thế hệ cuối cùng được Việt Nam Cộng Hoà đào tạo. Đúng hơn là tây và Việt Nam Cộng Hoà vì mình học chương trình pháp từ bé và hai năm cuối học chương trình việt. Cái may mắn là mình được du học năm 1974 như con cá hồi phóng một cái bay lên bờ bên kia. Đa số bạn học cũ mình, ở lại Việt Nam sau 75, bị mắc cạn nên không phóng lên bờ bên kia, cứ loay hoay, ngáp ngáp nửa trong nước, nửa ngoài cạn.
Có chị bạn ở Đàlạt kể 30/4 đến bất thình lình khiến mọi người bị hoá đá, rồi nước chảy đá mòn:
“Cuộc đời như giòng nước trôi xuôi. Nhưng bổng có một vật cản dòng nước lại, nhưng cũng không làm cho dòng nước thôi trôi. Chỉ thấy lòng mình cũng ...loanh quanh, suy suy, nghĩ nghĩ...chán mớ đời, ôn hỉ?!
Ngủ rồi, cứ lẩn quẩn về bài viết của ôn! Với ôn, giải phóng xong thì cũng một năm là biết ngay mình không còn tổ quốc. Với tụi này phải 20-30 năm sau thì mới biết mình mất lịch sử luôn rồi. Bây giờ lịch sử của tụi ni chỉ còn từ năm 1920, bắt đầu từ ngày thành lập Đảng CS Đông Dương. Còn 4000 năm thì cũng nhớ đến Vua Hùng, còn những gì học từ thầy Trần Bất, thầy Hứa Hoành hay Cổ Văn, Kim Văn từ thầy Châu, thầy Tuyến,... cũng rời bỏ như ta rời bỏ mái trường xưa. Văn không có ai ôn, võ không có ai luyện, quên là phải. Nên phải kính phục ôn, những người xa quê hương gần nữa thế kỷ mà cái gì cũng nhớ. Hay là mình đã bị tẩy não rồi chăng?! Ai mà biết được! Chán mớ đời!!!
Đọc những bài viết của ôn bổng cảm thấy mình như người không hồn, không tâm, không trí...gian khổ cũng qua rồi, không muốn ngoảnh lại và suy nghĩ làm chi...cứ thế mà vui, mà sống...và chung quanh mình ai cũng vậy mà...có đáng trách không?” (Trích)
Đọc những dòng chia sẻ của chị bạn khiến mình đờ ra luôn, không biết nghĩ gì. Chán Mớ Đời. Bổng nhớ đến 2 câu thơ:
Giữa tổ quốc tôi vẫn mất mình
Và ngờ ngợ như người vô tổ quốc.
(Vô danh)
Và ngờ ngợ như người vô tổ quốc.
(Vô danh)
Về Việt Nam, gặp lại bạn học cũ nhưng cũng không dám nói chuyện nhiều, chỉ phớt phớt ở trên vì có nhiều người nay là đảng viên, ngồi chung bàn nên không dám lạm bàn nhiều. Sau này, mình về, chỉ gặp vài người bạn thân khi xưa để nói chuyện, tránh mấy vụ họp mặt hội ngộ, hình thức mất thì giờ. Có người kể, một anh học chung khi xưa, nằm vùng, sau 75, động viên các bạn học cũ khắc phục, phấn đấu để được bầu vào đối tượng đoàn, đảng chi đó để rồi 40 năm sau, về hưu, kêu không còn đi sinh hoạt với đảng nữa.
Hôm đi chơi Nhật Bản, vào viếng hoàng cung của Nhật Hoàng thì có cái tượng con Phụng Hoàng, tượng trưng cho những gì tan nát rồi mọc lại trên tro tàn. Mình vẫn tin tưởng mai sau Đàlạt sẽ đẹp lại, sẽ có một ngày tươi sáng lại. Sống mà không còn hy vọng thì con người như đã chết. Xứ Phù Tang bị chiến tranh tàn phá thêm hai trái bom nguyên tử nhưng họ đã không mất tin tưởng ngày mai tươi sáng và đã xây dựng lại quê hương trên đỗ vỡ, hoang tàn của chiến tranh.
Chị bạn có lẻ đã thấy hoang tàn trên tuổi xanh của chị và bạn bè cùng lứa. Qua lời của chị bạn, mình đoán ở Việt Nam, lý lịch có thể giúp một đứa trẻ đi xa, được nâng điểm nếu dốt, và ngược lại, có thể tàn phá hành trình đến tương lai rất nhanh của những người bạn học cũ, em út của mình và con cháu của chế độ cũ.
Kỳ này về Sàigòn, mình có gặp lại vài người bạn học cũ khi xưa ở Lycée, gặp nhau mừng rỡ vì có mẫu số chung của một thời, học cùng thầy, cùng cô giáo hay sinh sống tại Đàlạt. Nói chuyện sơ sơ vài người nhưng cũng không nhiều lắm, có cảm giác như đạo diễn Trần Văn Thủy đã nói là ở Việt Nam, con người sống tại Việt Nam, không quyết định được tương lai, số mệnh của cuộc đời mình như ở hải ngoại.
Do đó mình càng không tin vào tử vi. Một người sinh ra tại Việt Nam là đã bị môi trường, không gian, văn hoá xung quanh bao bọc. May thì đầu thai vào gia đình cán bộ còn không may thì vào gia đình của chế độ cũ 3 đời trích ngang trình dọc là coi như số mệnh của người ấy đã được an bài theo quy trình “học tài thi lý lịch”.
Một đứa bé mới sinh ra trong một gia đình thiên chúa giáo, đã được người ta kêu có tội lỗi nên phải làm lễ rửa tội. Một đứa bé sơ sinh ra trong gia đình một công chức hay quân nhân của VNCH, là được người ta lên án có nợ máu với nhân dân dù chả biết ất giáp chi cả, cũng không muốn đầu thai vào nhà nào cả. Nếu có chọn lựa thì ai nấy đều chọn vào nhà tỷ phú cho sướng cuộc đời. Câu hỏi trẻ con có tội gì, mà phải lãnh tội thế cho bố mẹ?
Anh có ý chí, muốn cầu tiến, vươn lên như câu chuyện cuộc đời anh chàng chăn vịt, lúc còn đi học tiểu học trong “Hà Nội trong mắt ai”. Một hôm mệt mõi nên ngũ say trong lều, mấy con vịt qua ruộng hay vườn rau của hợp tác xã ăn nên trong hồ sơ cá nhân của anh ta bị 4 ông ngu lâu dốt sớm ở làng, phê “tối mật” nên không được đậu nên cuối cùng làm vớ vẩn đến khi ai rủ đi quay phim. Có lẻ xem cuốn phim này tại Nữu Ước, đã giúp mình hiểu thêm về xã hội, văn hoá Việt Nam.
Mình có xem một cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Phú Quang, ông ta kể về tuổi thơ, lúc 13 tuổi, học giỏi được đề cử cho học bổng đi học ở đâu đó, nhưng bị kiểm điểm bởi các người học chung lớp, kêu rằng ông ta chảnh vì chỉ đọc sách, học hành nên bị bác đơn. Ông ta rất ghê sợ cái ác của bạn học, của con người chỉ vì ganh tài mà bựa ra chuyện để ông ta không được tuyển. Một bất hạnh cho người Việt giỏi thông minh sinh ra tại Việt Nam vì lòng đố kỵ kẻ giỏi tài hơn mình.
Sau này, ông ta, nhiều lần được tuyển cho đi du học Liên Xô nhưng vì lý do nào đó, người ta ghét, ganh tỵ với tài ông ta nên bác đơn. Ông ta không may như ông Đặng Thái Sơn được người thầy Nga can thiệp. Hay trường hợp đạo diễn Trần Văn Thuỷ, gửi lén cuốn phim đi thi ở đại hội điện ảnh đông Đức, và chuẩn bị vượt tuyến vì không xin phép ở trên. May thay cuốn phim của ông ta đoạt giải nên về lại Việt Nam bình an nhưng vẫn không được tiếp tục làm phim. May có đài truyền hình Nhật Bản, mướn làm phim cho họ về văn hoá làng quê của họ. Hay ông Văn Cao, tài giỏi nhưng không được sáng tác. Sau 75, làm được bài Mùa Xuân Đầu Tiên là bị cấm luôn.
Những chuyện xét lý lịch từ thời xưa, mấy trăm năm trước thậm chí cả ngàn năm như trường hợp ông Đào Duy Từ. Học giỏi nhưng vì lý lịch con cháu của phường Chèo nên không được đi thi. Bà mẹ xin tên trưởng thôn nhận làm con nuôi, đổi họ mới đậu rồi bị lộ, bị lột chức tước đuổi về quê chăn trâu. Ông ta trốn xuống miền nam và được chúa Nguyễn trọng dụng trong 8 năm, đã giúp xây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn được trị vị lâu nhất lịch sử Việt Nam trên 400 năm. Ngày nay, con cháu người Việt tại Việt Nam, bị chế độ lý lịch, phải bỏ nước chạy tỵ nạn mới có cuộc sống thoải mái.
Theo thuyết tiến hoá thì gen con người được tiến hoá bởi thức ăn, tri thức,…chớ đâu phải được nâng điểm thành thủ khoa là thành thần đồng. Ông Quản Trọng, thời Xuân Thu đã hiến kế cho vua:
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc;
“Thập niên chi kế mạc như thụ mộc;
“Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”
“Thập niên chi kế mạc như thụ mộc;
“Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”
(Kế một năm không gì bằng trồng lúa;
Kế mười năm không gì bằng trồng cây;
Kế trăm năm không gì bằng trồng người)
Kế mười năm không gì bằng trồng cây;
Kế trăm năm không gì bằng trồng người)
Khi xưa, mình không được xem là học trò giỏi, ngoại trừ mấy năm cuối thời phổ thông. Ngồi nói chuyện với bạn học xưa thì tự hỏi nếu mấy người này không có lí lịch xấu, con cháu nguỵ quân nguỵ quyền thì chắc họ làm nên được nhiều chuyện cho Việt Nam. Mình thì con của phản động nhưng trời ị trúng đầu, được Việt Nam Cộng Hoà cho đi du học trước khi Việt Cộng vào. Nói chuyện với nhiều người có đảng tịch, cán bộ nhớn được đi học thay vì con cháu nguỵ quân nguỵ quyền, mình thấy họ cũng chẳng hiểu biết chi nhiều ngoài những thông tin trên báo Nhân Dân, nghe nói cũng bè phái tham nhũng kinh hồn. Có anh bạn học cũ, đảng viên làm ngân hàng kể, là các anh Hà Nội kêu mình ký giấy tờ nên sợ quá, xin về hưu sớm vì lỡ sau này có chuyện gì mình đi tù thế cho họ, còn họ vẫn vui vẻ.
Những người được xem là đại gia ở Việt Nam, giàu lên không phải vì tài năng, kiến thức của mình mà nhờ quan hệ, chức tước, đảng tịch và tham nhũng. Có ông nào, được người Việt xem là đại gia, quảng cáo ở phi trường, giúp 30 triệu thanh niên Việt Nam cái gì đó nghe rất cao siêu. Hành trình Lập Chí Vĩ Đại chi đó mà mình thấy khi xuống phi trường, làm choáng váng mặt mày. Cà phê của ông ta bị cơ quan FDA mỹ cấm nhập cảng vì có quá nhiều chất bảo quản rất độc hại cho sức khoẻ. Ở Việt Nam, giới trẻ có vẻ thích Starbucks hơn. Ông ta lại hỏi một câu vớ vẩn: “có tiền nhiều để làm gì?” Nghe đâu bà vợ xin ly dị thì phải. Thật ra khi giàu có thì khi ông ta địt, người ta cũng kêu là thơm còn nghèo thì chả thằng nào nghe.
Thật ra, tuổi trẻ cần có những tử tưởng, ý chí tạo dựng cái gì đó. Steve Jobs, Bill Gates ,…lúc đầu họ chỉ có những giấc mơ nhẹ nhàng rồi từ từ tích luỹ những thành công nho nhỏ thì họ mới bắt đầu nghĩ đến chiếm thị trường máy điện toán cá nhân,… còn người Việt mình thì chưa làm cái gì, ăn đặc sản Quảng Trị đã nổ banh xác. Người Pháp có câu: “L’appétit vient en mangeant », từ từ khi đạt được nhiều thành tích nhỏ nhoi, con người mới nghĩ thêm về những cái gì to lớn hơn. Người Mỹ hay nói: “Little deals make Big”.
Thật ra ông này có tên tuổi ở Việt Nam, tự thân làm lên cơ nghiệp thì nên hướng dẫn giới trẻ tại Việt Nam, như đang bơ vơ, không biết về đâu. Học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm để rồi đi thi, lại bị loại vì con cán bộ ngu dốt được nâng điểm.
Bạn bè của tôi
Đi lây lất trong cuộc sống vô vọng
Từng ngày từng đêm…
Mờ đôi mắt vì một miếng ăn
Thằng thì nghèo tơi gục đầu trần ai
Còn thằng làm oai cũng chỉ loay hoay
(Phan Văn Hưng)
Đi lây lất trong cuộc sống vô vọng
Từng ngày từng đêm…
Mờ đôi mắt vì một miếng ăn
Thằng thì nghèo tơi gục đầu trần ai
Còn thằng làm oai cũng chỉ loay hoay
(Phan Văn Hưng)
Nhà văn Albert Camus, từng đoạt giải Nobel mà khi xưa mình bị mấy ông tây bà đầm bắt đọc sách của ông này, từng nói về cuộc chiến tranh dành độc lập của Algerie, xứ sở của ông ta: " khi một số đông nhân danh công lý để tranh đấu thì vô hình trung tạo nên một sự bất công khác." Sự bất công tại Việt Nam thì mình nghe và thấy quá nhiều và rất phi lý. Người giỏi thì đi chăn bò còn thằng dốt thì lại được đi học mà khả năng không có, phải nâng điểm.
Sự bất công đến cho những người bạn học cũ, em út của mình thì tạm chấp nhận vì thế hệ mình đến nay đã già, nhưng còn thế hệ con cháu mai sau, không lẻ vẫn tiếp tục sự bất công này? Đã qua 2 thế hệ rồi. Con cháu thậm chí bạn bè của mình, em út có tội tình gì đâu. Không may sinh ra trong một gia đình thuộc chế độ cũ. Như bà cán bộ nào tuyên bố: “con lãnh đạo sẽ lãnh đạo đất nước là hồng phúc cho dân tộc” chi đó khiến mình càng lo sợ.
Con lãnh đạo đi thi điểm quá xấu, nghe đâu 2, 3 điểm mà được nâng thêm 27 điểm để được đậu. Có nhiều cán bộ lại muốn con mình đậu thủ khoa, để lên báo chí dạy các bạn học cách học để trở thành thủ khoa, khiến mình càng lo sợ cho tương lai Việt Nam.
Tình thật, mình không muốn con cháu của cán bộ hôm nay, sẽ có những ngày tháng hoang tàn như bạn học cũ hay em út của mình. Mình vẫn mong Việt Nam sau này, người tài thuộc đủ mọi thành phần xã hội, bất chấp gia cảnh, giai cấp có thể cống hiến cho xây dựng lại một Việt Nam tươi sáng hơn, ít người nghèo. Khi xưa, Việt Nam Cộng Hoà vẫn trọng dụng, vẫn cho con cháu của những người tập kết đi học thậm chí những người chống đối chính quyền. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường kể là khi xưa chính quyền nguỵ quân cho ông ta học bổng, tiền mỗi tháng ăn xài không hết để rồi sau khi tốt nghiệp, ông ta chơi một đòn Mậu Thân.
Dù muốn hay không, phải công nhận chế độ lý lịch là một hiện thực bất khả biện ở Việt Nam, đã gieo hoang tàn lên tuổi trẻ của bạn học cũ và em út của mình và có thể sẽ đến thế hệ cháu của mình, do đó chúng ta phải đối diện với nó. Chị bạn tự hỏi hay mình đã bị tẩy não vì lịch sử Việt Nam chỉ bắt đầu từ ngày đảng Cộng Sản được ông Trần Phú khai sáng.
Viết tới đây làm mình nhớ đến cuốn sách của ông Pierre Gourou, một nhà địa lý học pháp, gốc Tunisie, hội viên của Collège de France, đã viết một cuốn sách về Việt Nam khi ông ta dạy học ở trường Albert Sarraut ở Hà Nội, năm 1936 và năm 1940, người Nhật đã dịch không xin phép để nghiên cứu việc xâm chiếm Đông Dương. Có dịp mình kể về ông này. Ông này được xem là người Pháp nhưng thật ra là sinh đẻ ở xứ Tunisie, phi châu, thuộc địa của Pháp quốc, tương tự ông Albert Camus, sinh đẻ tại Algerie. Nếu hai ông này mà bị người Pháp, chơi trò xét lý lịch thì Pháp quốc đã không có một khôi nguyên về văn chương Nobel và một hội viên của Collège de France, người có công với nước pháp.
Ông Gourou kể trong cuốn sách “Les paysans du delta tonkinois », nếu mình không lầm là luận án ra trường tiến sĩ của ông ta về phong tục, tư duy ao làng của người Việt ở châu thổ Bắc Việt. Ông ta kể chỉ cần đưa một tí tiền cho cán bộ là có thể có một tờ khai sinh, phù hợp với nguyện vọng của người xin, chắc là nghe thầy bói, giờ nào, tháng nào, năm nào là tốt. Văn hoá ao làng Việt Nam tại Bắc Việt, lại được đem vào trong Nam cai trị sau 75. Một người ngoại quốc, quan sát và nêu lên cái sự thật về văn hóa ao làng của Việt Nam cách đây gần 100 năm.
Ngay vua chúa cũng không biết Việt Nam có bao nhiêu dân vì quan vua đánh thuế trên xuất đinh, mà xã làng thì giấu số người phải nộp thuế để trốn thuế, và bỏ túi riêng. Thói quen sống trong bóng tối đã cản trở xã hội Việt Nam, theo đà trưởng thành với thế giới văn minh.
Hiện tượng khác khi ông ta nghiên cứu về văn hoá Việt, hỏi về lai lịch của làng, thì chẳng ai biết rõ, cứ nói lơ mơ. Gần như không làng nào có ý niệm về sự thành lập của làng mình, cứ phang đại là có từ thời vua Hùng Vương mà ngày nay, các sử gia cho rằng người Việt mượn từ 17 ông vua ở nước Sở khi xưa bên tàu, để bựa vào lịch sử Việt Nam cho nó oai như Lê Văn 8, Võ Thị 6,…
Dạo ông cụ đưa mình cái gia phả của dòng họ, mình nhờ một chuyên gia về gia phả tại Việt Nam, dịch từ Hán văn và viết lại thì được biết là những người có ghi trong gia phả là đậu cao lắm. Ông chuyên gia về gia phả kêu xét trong văn khố, văn miếu Việt Nam thì chả có ai là tên được ghi trong gia phả cả. Mình đoán là mấy người sinh trước mình, cảm thấy dòng họ, cần có người đậu chi đó nên phịa vào gia phả cho vui, kiểu nâng điểm con cháu cán bộ ngày nay trong gia phả. Xem như nhánh chi của ông cụ, mình là người có thạc sĩ đầu tiên mà lại ở Pháp. Oai ra phết. Chán Mớ Đời
Hai câu để trên bàn thờ của nhà tổ mình ở Sơn tây. Bác nào biết Hán văn, giả thích dùm em. Cảm ơn trước
Hai câu để trên bàn thờ của nhà tổ mình ở Sơn tây. Bác nào biết Hán văn, giả thích dùm em. Cảm ơn trước
Ông Gourou kể là một dòng họ có vài người làm quan, cán bộ thì thuê ngay một nhà nho, có tên tuổi để viết lại gia phả của mình. Cái khổ là nhà nho ấy nghĩ rằng ông ta có nhiệm vụ thêm thắt vào cuốn gia phả, thêm nhiều chi tiết cho nó đẹp hơn, hoành tráng hơn thực tế như ông thần nào mới bị báo chí đánh tơi bời hoa lá, được làm hội viên nhà báo chí gì đó đó, kêu là mình đậu tiến sĩ chi đó ở ngoại quốc.
Về Việt Nam, mình cảm nhận thiên hạ NỔ kinh hoàng, có chút xíu mà họ xé ra to, tự tôn mình là vĩ đại. Có lẻ chúng ta nên bớt nổ, nhìn, học người ngoại quốc để trau dồi kỹ năng của mình.
Mình có anh bạn học cũ, gốc Hà Nội, thấy trong gia phả, kể có hai người đậu cao nhưng lại dấu tên, lại khuyên con cháu dù sau này không được làm quan (xét lý lịch) nhưng phải tiếp tục cho con cháu học. Sau này, về Hà Nội mới khám phá ra anh ta là hậu duệ của Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sĩ. Sau 75, nghe theo lời dặn trong gia phả, anh ta không được học tiếp nhưng vẫn tiếp tục đọc sách báo, nghe lén đài BBC để học thêm anh ngữ,..rồi khi Đổi Mới đến, họ bắt buộc phải dùng anh ta vì có khả năng sinh ngữ. Nay là một đại gia hiếm hoi ở Việt Nam mà mình gặp, có kiến thức, khác với những người khác nổ, khoe sự giàu sang của họ về vật chất, vàng vòng đeo đầy tay hay áo hàng hiệu….
Có lẻ đã đến lúc, người Việt nói KHÔNG với lý lịch, để ai tài giỏi thì đậu, ai dốt thì làm cu li thì hoạ may mới giúp Việt Nam khởi sự cuộc cách mạng 5 Gờ thay vì nổ bương với chí Vĩ Đại chi đó. Cứ nghĩ rằng Ấn Độ sản xuất 1.5 triệu kỹ sư hàng năm, Trung Quốc sản xuất 3 triệu người tốt nghiệp đại học hàng năm, Hoa Kỳ chỉ có nữa triệu mà họ đã lo sẽ bị bỏ rơi bởi hai nước kia trong một tương lai gần đây. Trong khi ở Việt Nam thì lãnh đạo nâng điểm, bằng dỗm tiến sĩ rồi đòi được khắc tên mình trên bia vàng ở Văn Miếu.
Có lẻ người Việt chúng ta nên ngưng nổ, bớt Thánh Gióng Hoá về cá nhân cũng như về đất nước, nhìn vào thực tế để lo cho tương lai con cháu, lo cho tương lai Việt Nam được sáng sủa dù không bắt kịp ngoại quốc, để tạo dựng một thế hệ mới, mọi thành phần của đất nước tham gia. Ai tài giỏi sẽ được tiến cử, rồi lãnh đạo đất nước thì mới được gọi là Hồng Phúc cho dân tộc.
Theo tài liệu mình đọc thì mỗi năm Việt kiều gửi về Việt Nam 12 tỷ mỹ kim, GDP của Việt Nam dự tính là 255 tỷ đô la. Có 2 triệu Việt kiều ở hải ngoại, cứ tính họ gửi độ 5% lợi tức của họ cho người thân ở Việt Nam, cho thấy GDP Việt kiều là 240 tỷ mỹ kim. Ngang hàng với 98 triệu người Việt tại Việt Nam. Thử tưởng tượng 98 triệu người Việt ở Việt Nam lao động như Việt kiều thì Việt Nam giàu biết bao nhiêu.
Hôm nay đọc trên tờ The Diplomat, có bài nói về quân đội nhân dân của Trung Quốc sẽ thử chiến tranh, kiểu tập trận vì Trung Quốc có chỉ tiêu năm 2050, sẽ là bá chủ quân sự, đối địch ngang hàng với Hoa Kỳ. Quân đội muốn thiện chiến thì phải đánh trận nên họ dự tính Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam vì nước cô thế nhất. Phi Luật Tân, Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn đều có Hoa Kỳ yểm trợ hay ký kết quy ước quân sự chi với người Mỹ.
Năm 1979, người Tàu muốn dạy cho Hà Nội một bài học nhưng quân đội của họ quá cổ lổ sĩ, dù có mấy chục sư đoàn, vẫn bị mấy sư đoàn trừ bị của Hà Nội đánh bật qua biên giới. Do đó Trung Quốc phải tổ chức lại quân đội của họ với vũ khí tối tân.
40 năm về trước, người ta rất sợ quân đội Hà Nội, rất thiện chiến. Sadam Hussein phải thuê tướng tá Việt Nam làm cố vấn nhưng ngày nay, quân đội Hà Nội có nhiều tướng không đánh trận từ nam 1979, nên rất dễ nuốt. Việt Nam không có kinh nghiệm về không quân và hải quân nên sẽ bị bại rất nhanh. Hoa Kỳ đánh Ỉraq bằng cách dội bom như điên và bắn hoả tiễn từ các các tàu chiến ngoài khơi. Việt Nam có mua phản lực cơ chiến đấu của Hoa Kỳ nhưng kỹ thuật không nhậy bén thì khó mà chịu đựng không quân của Trung Quốc và tàu chiến của người Tàu.
Mình nghe kể khi Trung Cộng đánh Việt Nam thì dân miền Nam, cứ mong cho tàu đánh thắng Hà Nội. Nay sau gần 50 năm, khó mà có người Việt muốn chết cho chế độ. Đọc báo thấy các ông cấn bộ tham nhũng, ăn trên xương máu đồng bào như vụ ông Tuấn Tim vừa qua.
Qua chiến tranh Ukraine, người ta nhận ra quân đội Nga bị tham nhũng khiến khí tài te tua. Mình hỏi một anh quen trong quân đội Việt Nam, du học ở Nga, lo vụ mua đại bác của Nga, khiến mình lo sợ. Có dịp mình kể nhiều hơn vụ này.
Điều tiên quyết, Trung Quốc sẽ làm rối, hay đánh xập hệ thống viễn thông của quân đội Việt Nam. Do đó người ta ngại sử dụng máy móc của Huwei. Nghe nói ở sân bay Tân Sơn Nhất, người Tàu đã hack vào hệ thống viễn thông của sân bay này mà báo chí Việt Nam đã đăng.
Viễn ảnh của Việt Nam đen tối mà giới lãnh đạo tương lai, phải được nâng điểm là hồng phúc của dân tộc?
Giữa tổ quốc tôi vẫn mất mình
Và ngờ ngợ như người vô tổ quốc.
(Vô danh)
Và ngờ ngợ như người vô tổ quốc.
(Vô danh)
Chán Mớ Đời
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét