Mỗi lần có dịp đi qua mấy nhà cho thuê ở Anaheim, mình hay ghé vô tiệm El Gaucho, một tiệm ăn và bán tạp hoá của người gốc Á Căn Đình. Ai muốn uống rượu nhập cảng từ Á Căn Đình hay ăn thịt bò của xứ này thì đến đây. Tiệm này chia làm hai; tiệm tạp hoá và tiệm ăn.
Tiệm ăn có 3 cái màn ảnh truyền hình to tổ chảng, chiếu 3 đài Á Can Đình, toàn là đá banh. Mỗi lần có đội tuyển Á Can Đình đá là chỗ này đông nghẹt người gốc Á Can Đình. Tiệm này bán sandwiches và Empañadas. Sandwich thì mình thích nhất là món Entrañe, một loại bánh mì ổ như Việt Nam, bỏ thịt bò beefsteak chiên và rau cải.
Nhưng mình đến đây là để mua empañadas, đặc sản của tiệm này mà gia đình mình ai cũng thích ăn món này. Có lẻ món độc nhất mà cả nhà nhất trí, đồng điệu vì thường đồng chí gái ít thích ăn đồ ăn ngoại quốc, cứ quanh năm suốt tháng đồ Huế. Bánh này tương tự món bánh xếp của Việt Nam nhưng to hơn và làm bằng bột mì và nướng lò.
Theo tờ The Economist thì món này xuất xứ từ Cornwall, Anh Quốc thường được gọi Pasty Cỏrnish, do các người thợ mõ của vùng này di cư sang Mỹ Châu, mang theo vì dễ bới đi làm rồi được dân sở tại biến đổi theo thức ăn tại địa phương.
Dạo mình đi viếng Bồ Đào Nha và vùng Galicia của Tây Ba Nha thì khám phá ra món Chamuça da Goa, một loại bánh chiên được thâu nhận khi các tàu thương của Bồ Đào Nha ghé lại Ấn Độ, tương tự món Samosa của Ấn Độ mà mình hay ăn khi đi làm ở Luân Đôn. Anh quốc là nước có cộng đồng người ấn độ đông nhất thế giới nên đồ ăn ấn độ rất ngon.
Món empañadas này đều có trong các cộng đồng hay nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhưng cách nấu hơi khác cho hợp khẩu vị địa phương, chiên (tucuman) hay nướng lò (salta). Ngay người Phi Luật Tân, bị cai trị bởi người Tây Ban Nha cũng có món này mà mấy tiệm ăn Phi có bán là Calisquis, có tiệm làm bằng bột gạo thay vì bột mì. Món này cũng được biến chế tuỳ vùng của Phi Luật Tân, chỗ bỏ nhân dừa, đậu xanh,..
Mình từng ăn món này nấu bởi người Á Can Đình, Mễ, tây ban nha, thổ nhỉ kỳ,... Ngoài ra ở Sicily, Ý Đại Lợi thì họ lại làm món ngọt, gọi là impanatiglie, mà mình được ăn ở thành phố Ragusa, khi viếng tên bạn Ý, học ở đại học Bách Khoa Torino, ở chung cư xá sinh viên với mình.
Nhưng không có chỗ nào làm ngon bằng tiệm El Gaucho, lí do là họ cho ăn món này với sauce Chimichurri rất đặc biệt của người Á Can Đình. Ăn sandwich của họ, bỏ thêm sauce này là tuyệt cú mèo.
Mỗi lần mua là một tá, xin thêm vài hủ Chimichurri, nay họ có bán sauce này trong chai nên mua về để ăn với bánh mì cũng ngon ơ. Người Á Can Đình ăn theo kiểu: họ lấy cái thìa, cắt một đoạn ở trên bánh rồi múc sauce Chimichurri, bỏ vào, rồi kẹp lại ăn mê tơi.
Tên đầu bếp thích mình vì ngạc nhiên thấy thằng đầu đen lại nói tiếng mễ với ông ta nên lúc nào cũng đưa bánh nóng mới ra lò thay vì mấy tiếng trước.
Hôm qua có chuyện đi ngang Anaheim, ghé lại mua 1 tá empañadas cho vợ con. Nhìn vợ con ăn ào ào thấy vui vui con cào cào.
Sơn đen
Chim tinh da
Chim tinh da