Bangladesh

Mình biết đến xứ Bangladesh lần đầu tiên khi nghe nhạc ban nhạc The Beatles hát về xứ nghèo đói này, bị Pakistan chiếm đóng. Sau này được độc lập vào năm 1971 hay 72 gì đó. Được xem là xứ nghèo nhất nhì thế giới vì dân Pakistan chiếm đóng bòn rút hết.
Nước này được biết đến vì đói nghèo, thiên tai thêm ngày nay, có đến 750,000 người hồi giáo Rohingya bị quân đội Miến Điện đàn áp, phải bỏ trốn sang xứ này tỵ nạn. Mấy năm trước, người ta ca tụng bà Aung San Suu Kyi, trao giải Nobel rồi nay tước bỏ mấy cái giải gì bên Đức, Nam Hàn, chửi bới. Đời người lạ thật.
Thế giới rất lạ, chửi bới chỉ trích thì rất giỏi nhưng chả làm gì cả. Gần 1 triệu người tỵ nạn trốn chạy các cuộc hành quân của quân đội Miến Điện nhưng không có thằng Tây con Đầm nào, đưa tay ra nhận đám tỵ nạn này cả. Kêu gọi tẩy chay, đuổi người tỵ nạn về nước… cho thấy đạo đức giả của loài người, cứ phê phán cho vui miệng, tự cho mình là trí thức, bác ái nhưng chả làm gì.

Đọc báo thì cứ thấy thiên hạ khen ông Trump đánh cho Trung Quốc tơi bời đi. Họ quên một điều nếu Hoa Kỳ thắng thì họ vẫn lo quyền lợi của nước mỹ trên hết. Họ cần nhưng nước độc tài để buôn bán kiếm lợi nhuận vì an ninh cho tiền bạc đầu tư của họ. Họ sử dụng những luật lệ hay nhân quyền đủ trò để thương lượng, họ đâu muốn ai cũng tự do, dân chủ vì khi có dân chủ người dân có thông tin chính xác thì lại chống Hoa Kỳ như các nước âu châu. Mình có kể về chủ nghĩa tân thực dân rồi, do chính những tay sát thủ kinh tế của mỹ, kể lại. Có ông cựu nhân viên CIA, vừa được báo chí phỏng vấn về vấn đề này, lăn đùng ra chết.
Tốt nhất là không theo thằng nào hết, phải thông suốt tình thế địa chính thế giới để giúp đất nước ngoi đầu lên. Ngày xưa, mình có đọc tài liệu của ông Trần Văn Bách, thấy ông ta rất giỏi nên hy vọng ông ta sẽ lên nắm quyền. Không hiểu sao, bị tước đảng tịch cho về vườn rồi chết.
Bangladesh ngày nay được xem là phép lạ kinh tế, nhờ sự tăng trưởng công nghệ. Ngành may mặc của họ chỉ thua Trung Quốc. 166 triệu người so với 1.4 tỷ người. Kinh tế gia tăng hàng năm trung bình 6% đến năm nay là 7.86%. Bị nạn đói khủng khiếp năm 1974, ngày nay 166 triệu người của xứ này được xem là tự túc tự cường, không còn bị đói nữa. Lợi tức thu nhập cá nhân tăng gấp 3 lần từ năm 2009 đến nay, cho thấy năm 2018 trung bình người dân có lợi tức $1,750. Theo Ngân HÀng Thế Giới thì người nghèo của xứ này được xem là lợi tức có $1.25/ ngày được giảm từ 19% chỉ còn 9% vào năm nay. Họ tính là vào năm 2024, xứ này sẽ không còn bị gọi là nước chậm tiến nữa. (Low developed country).
Trên báo Nikkei Asian Review, bà thủ tướng xứ này tuyên bố "Exiting LDC status gives us some kind of strength and confidence, which is very important, not only for political leaders but also for the people. When you are in a low category, naturally when you discuss terms of projects and programs, you must depend on others' mercy. But once you have graduated, you don't have to depend on anyone because you have your own rights." Khi ngân hàng thế giới biết mình sẽ trả được tiền lời và vốn thì họ sẽ cho vay với giá hữu nghị còn nếu không thì tiền lời cắt cổ.
Bà cho rằng kinh tế của xứ bà sẽ gia tăng nhiều hơn trong 5 năm tới, hy vọng sẽ lên đến 9% hay 10% vào năm 2021.
Kinh tế xứ này dựa vào hàng may mặc do các xứ Tây Phương thuê, gia tăng từ 15-17% với trị giá là $36.7 tỷ đôla và đang nghiên cứu để đạt số 50 tỷ đôla. Điểm hay là bà ta nói chính phủ của họ muốn cải tiến nghành công nghệ nên sử dụng chiến lược mà họ gọi “Digital Bangladesh”, muốn qua mặt công nghệ thông tin của Ấn Độ, và dược phẩm.
Đây là một chiến lược thức thời cho tương lai. Trong tương lai, các nước tây phương sẽ không dùng nhân công rẻ ở các xứ khác mà họ có thể in 3D áo quần thời trang tại chỗ. Ở Santa Monica, gần Los Angeles, có tiệm đã in giày bán rồi, đủ kiểu tuỳ khách hàng chọn lựa hay vẽ.
Chính phủ đang thi hành 100 vùng kinh tế đặc biệt. Được biết có 11 vùng này đã được thiết lập, 79 vùng khác đang thực hiện. Chương trình dùng để hãm lượng dân số chạy vào vùng đông dân cư để kiếm việc làm sẽ tạo ra những khó khăn về xã hội, kinh tế. Họ muốn chia nhỏ theo tính cách vi mô, để giúp kiểm soát môi trường, kinh tế, y tế.
Kỹ nghệ may mặc của Bangladesh được xem là một mô hình thành công nhất trên thế giới, có được 4.5 triệu nhân công và 80% hàng hoá xuất cảng của nước này. Có dạo một toà nhà xụp làm chết 1,130 nhân công nên chính phủ đã cải tiến rất nhiều về an ninh, phòng cháy, phúc lợi của nhân công. Như cập nhật hoá các máy công nghệ để cắt may, nhân công chỉ thêu thùa thêm, bán giá đắc hơn nhờ vào thủ công nghệ.
Nói vậy chớ Bangladesh còn nhiều việc cần được cải thiện như hạ tầng cơ sở. Họ đứng thứ 176 trên 190 quốc gia về hạ tầng cơ sở. Họ có 450,000 nhân công ngoại quốc làm việc ở xứ họ khiến hàng năm mất đi 5 tỷ đola, tiền nhân công gửi về nước.
Họ đang dự định xây 12 vùng Hi tech khắp xứ để nhắm vào các máy tự động, trí tuệ nhân tạo, để bắt kịp thế giới. Thật ra là để khỏi bị bỏ rơi về kỹ thuật thông tin vì nếu bị bỏ rơi thì 1,000 năm nữa cũng khó mà chạy theo các nước lớn. Xứ này năm nay xuất cảng các phần mềm trên 1 tỷ đôla năm 2018 và tính sẽ gia tăng đến 5 tỷ đôla vào năm 2021, gấp 6 lần trong vòng 3 năm. Xứ này đang cố dành lấy thị trường sản xuất dược phẩm, qua mặt Ấn Độ. Các công ty ngoại quốc dùng kỹ sư của họ rẻ hơn ấn độ.
Bà thủ tướng đương thời hy vọng sẽ được tái đắc cử trong kỳ bầu cử đến, để tiếp tục chương trình của đảng của bà ta. Mình chưa đọc chương trình cải cách kinh tế của đảng đối lập. Khi một đảng cầm quyền mà có các đảng đối lập thì họ sẽ cố gắng làm đúng các chương trình cải tổ kinh tế và phúc lợi cho nước họ nếu không sẽ bị dân chúng tẩy chay, bầu người khác, do đó đất nước mới phú cường được. Bangladesh cho thấy nếu có tự do bầu cử, dân chủ thì đất nước mới sử dụng những kẻ có tài, giúp đất nước cường thịnh.
Xong om