Hương Cảng ngày nay

Dạo này thiên hạ nói đến dân cư tại Hương Cảng rũ nhau xuống đường, chống luật dẫn độ người sinh sống tại Hương Cảng về Trung Cộng. Nghe nói đâu có trên 2 triệu người, xem như 50% dân số. Kinh.
Ngược lại Trung Cộng cho tàu vào hải phận Việt Nam, Hà Nội kêu gọi dân đi biểu tình thì chả có ai hưởng ứng. Chán Mớ Đời
Tò mò và lo ngại vì con gái mình tháng 9 này sẽ qua Hương Cảng học năm cuối tại đại học khoa học Hương Cảng. Mình lò mò đọc vài tài liệu về hải cảng nổi tiếng này mà mình có ghé thăm vài lần.

Theo lịch sử hình thành của Hưởng Cảng, đánh dấu sự liên hệ giữa Tây Phương và Trung Quốc từ 2 thế kỷ qua. Đúng hơn là từ năm 1830, dạo ấy Trung Quốc, theo chính sách bế môn toả cảng, không có liên hệ, giao thương với người ngoại quốc nhất là người Tây phương.
Dạo ấy, người ngoại quốc muốn buôn bán với người Tàu thì được đến một thành phố nhỏ ở miền nam Trung Quốc, gọi là Canton (Quảng Đông). Thậm chí người tây phương (mặt quỷ vì da trắng) không được đặt chân đến đây. Người da trắng có gửi các giáo sĩ đi truyền giảng kinh thánh thì bị cấm.
Lý do là đạo Ki Tô đi ngược với Nho Giáo. Nho giáo cho rằng vua là con trời (thiên tử), mọi con dân phải hết lòng phục vụ, trung thành với vua. Vua bảo chết thì chết trong khi mấy ông cố đạo lại đưa đến người Tàu, một thuyết mới là mọi người đều bình đẳng, đều là con của Chúa (trời).
Tương tự ngày nay, Trung Cộng theo chế độ độc đảng. Đảng cộng sản thay thế nho giáo khi xưa rồi mấy ông bạch quỹ lại kêu tự do dân chủ nên an ninh mạng chống lại hết các tư tưởng kêu gọi mọi người bình đẳng,…
Dạo ấy, thành phố Canton (ngày nay gọi là Quảng Châu) rộng độ 12 mẩu anh, được chỉ định là nơi giao thương giữa người Tàu và ngoại quốc, là trung tâm thương mại quốc tế, tương tự ở Việt Nam có Hội An mà người ngoại quốc gọi là Faifo (Hải Phố). Người Tây Phương gọi là “canton system” được thành lập năm 1757 đến năm 1842 khi Trung Quốc ký thương ước Nam Kinh.
Làm ăn buôn bán phát đạt vì đế quốc Anh Quốc mua hết trà sản xuất từ Trung Quốc để cung cấp cho đế quốc của họ khắp nơi trên thế giới. Vấn đề là Anh Quốc muốn mua tất cả sản phẩm của người Tàu nhưng người Tàu lại không muốn mua gì hết từ người ngoại quốc.
2 thế kỷ sau, lịch sử lập lại, Trung Cộng sản xuất nhưng mua ít đồ của tây phương, đánh giá thuế 200% để người Tàu không mua, ngoại trừ giới giàu có. Thậm chí họ còn trả thù bằng cách chế thuốc lắc, bán cho âu châu và Hoa Kỳ qua trung gian các tay bán ma tuý Mễ Tây Cơ.
Các người tây phương mua trà thì trả bằng thỏi bạc mà người Tàu ưa chuộng. Người Tàu thì chả mua gì cả nên các thương buôn ngoại quốc Chán Mớ Đời vì đi tàu không đến để chở trà về, mất một nữa tiền lời và chi phí.
Cuối cùng, người tây phương khám phá ra người Tàu thích một món độc lạ: thuốc phiện. Các thương gia Anh Quốc trở thành các tên đầu nảo về buôn thuốc phiện cho người Tàu. Thuốc phiện được trồng tại ấn độ, rồi chở đến Trung Quốc bằng đường lậu, trở thành một món hàng đắc giá, quý báu làm ăn khá cho người tây phương.
Người Anh Quốc bắt đầu quân bình cán cân mậu dịch, thay vì các thỏi bạc chạy vào Trung Quốc thì nay bắt đầu chạy ra.
Thuốc phiện là hàng quốc cấm tại Trung Quốc nhưng triều đình nhà Thanh làm lơ, để tránh nhóm “phản Thanh phục Minh”. Để cho nhóm này chơi với tiên nâu thì quên vụ chống lại triều đình. Mình nghe kể là ông Nguyễn Hải Thần và nhiều chí sĩ khác, nằm gai nếm mật ở bên tàu, hàng ngày vào các tiệm thuốc phiện trong khi hcm cho người về Việt Nam hoạt động, móc nối,…nên 1945 mới cướp chính quyền được. Nhiều khi đàn em ở Việt Nam kiếm tiền gửi sang cho mấy ông làm chuyện lớn. Mấy ông này đem đi nướng cho nàng tiên nâu hết. Làm cách mạng phù dung.
Mình đọc tài liệu của tây thì mấy ông Minh Hương này, để có tiền phục quốc, lập lại nhà Minh nên đem thuốc phiện sang Việt Nam bán kiếm tiền. Khi người Pháp sang Việt Nam thì 45% đàn ông hút hay nghiện thuốc phiện.
Triều đình Trung Quốc phái một ông quan tên Lin Zexu xuống vùng này để chặn đứng vụ buôn thuốc phiện. Ông này cấm mấy tên thương gia thuốc phiện người Anh Quốc, không được ra khỏi khu vực 12 mẫu anh ở Canton và kêu phải nộp cho ông ta hết thuốc phiện.
Có một ông đô đốc người anh, tên là Charles Elliot, muốn thương lượng. Chắc lực lượng quân đội yếu. Ông ta kêu mấy người bán thuốc phiện, giao cho ông ta hết số thuốc phiện, ông ta ký giấy nợ cho họ là hoàng gia Anh Quốc sẽ trả họ tiền lại, đâu 2 triệu bản anh.
Các thương buôn mà ngày nay người ta gọi là drug dealers, đồng ý và nộp cho ông quan nhà Thanh. Ông này, cho quăn xuống sông hết. Kiểu người Mỹ quăn mấy thùng trà ở hải cảng Boston , khởi đầu cho cuộc cách mạng dành độc lập.
Tin này về đến Anh Quốc thì hoàng gia Anh, thay vì gửi 2 triệu bản Anh đền bù, lại gửi tàu chiến đến. Năm 1842, khi cuộc chiến kết thúc thì nhà Thanh, buộc phải mở cửa cho người Anh Quốc buôn bán và trả lại số tiền 2 triệu bản anh, tiền thuốc phiện đã bỏ xuống sông.
Xin mở ngoặc ở đây. Trung Cộng sản xuất bán sang cho tây phương nhưng họ không lấy tiền về vì sợ như 200 năm trước. Người Tàu làm ra tiền thì ăn chơi, thuốc phiện, như tổ tiên của họ. Họ mua công khố phiếu của người Mỹ và âu châu.
Người Nhật Bản từng làm vậy, đem tiền mua nhà cửa ở âu châu, Hoa Kỳ rồi đùng một cái, kinh tế banh ta lông. Địa ốc xuống họ bán tháo bán lỗ, ôm đầu máu về Nhật Bản.
Tuần này tin tức cho thấy người Tàu mua nhà ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại giảm 38%. Chắc họ sợ mỹ chơi kiểu với người Nhật Bản lại nên cẩn thận thêm chiến tranh mậu dịch đủ trò.
Ký hiệp ước nhưng người Anh Quốc sợ thằng vua khác lên lại thay đổi trật tự nên họ muốn có một hải cảng riêng tư cho họ. Hương Cảng. Năm 1898, Trung Quốc cho Anh Quốc mướn một cái đảo độ 300 dậm vuông mà họ gọi New Territories và sẽ giao trả lại cho Trung Quốc 99 năm sau. (1997).
Dạo ấy Hương Cảng chỉ có vài làng đánh cá nhưng đến năm 1850 thì nội chiến bùng nổ ở Trung Quốc nên người Tàu bỏ chạy ra Hương Cảng để được sinh sống dưới quyền bảo hộ Anh Quốc. Rất nhiều gia đình tầu giàu có ở vùng Quảng Đông, chạy đến Hương Cảng và giúp hải cảng này phát triển nhanh chóng đến ngày nay.
Dạo mình ở âu châu, hay thấy tiệm thời trang tên Giordano nên nghĩ là của người Ý. Sau này mới biết là của một ông thương gia người Hương Cảng tên Jimmy Lai làm chủ. Tuần rồi báo chí kêu gia đình á châu, chủ công ty Forever 21, hết làm tỷ phú vì cổ phiếu của họ xuống te tua.
Ông Jimmy Lai này trốn khỏi Trung Cộng năm 1958 khi ông ta mới 10 tuổi, xuống thuyền, đi lậu qua Hương Cảng rồi đi làm, tự lập. Lúc đầu ông ta làm trong xưởng may mặt rồi dần dần hùn vốn với người bạn mua một xưởng may mặt.
Ông ta khám phá ra mấy người tây phương kêu ông ta may rẻ nhưng họ bán lại đắc nên ông ta tư duy đột phá, muốn mở một công ty thời trang, bán thẳng cho khách hàng. Một lần đến New York để gặp đối tác, nhập cảng hàng may mặc của ông thì khi ra về, một người bạn của tên đối tác của ông ta đưa cái bánh bít cui sô cô la để ăn khi lên đường. Ông ta ăn thử thì hoá ra có marijuana ở trong bánh. Ông ta phê lên nên đói nên chạy vào một tiệm pizza ăn rồi bỏ cái khăn giấy lau miệng vào túi.
Sáng hôm sau, ông bắt đầu nghĩ đến tên công ty thời trang thì vô tình, ông ta moi ra cái khăn giấy trong túi, có tên của tiệm pizza Giordano và lấy cái tên này. Ông ta cho biết, ít học nên không có tư duy đột phá dùng tên ý để mở tiệm thời trang. Ngày nay thì ông ta rành nhưng dạo ấy thì chỉ là chuyện tình cờ. May mắn đã giúp ông ta thành công.
Năm 1981, ông Jimmy Lai khai trương công ty thời trang Giordano và ngày nay có cửa hiệu trên 30 quốc gia.
Hương Cảng được giàu có là nhờ vào những người Tàu, năng động, chăm chỉ làm ăn như ông Jimmy Lai. Vấn đề là họ làm ăn thịnh đạt dứoi sự cai trị của người Anh Quốc như một thuộc địa. Năm 1997, Hương Cảng được trao trả lại cho Trung Cộng.
Bà thủ tướng Thatcher của Anh Quốc thương lượng với Đặng Tiểu Bình trước khi trao trả lại Hương Cảng, khuyên ông ta không nên cướp Hương Cảng bằng bạo lực như năm 1949 khi Trung Cộng thắng Tưởng Giới Thạch vì sẽ làm mất mặt Trung Cộng. Thế giới làm ăn sẽ không tin tưởng vào Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đồng ý với ý tưởng một quốc gia, 2 hệ thống, để Hương Cảng sinh sống như dưới thời Anh Quốc.
Năm 1984, Anh Quốc và Đặng Tiểu Bình đồng ý trao trả lại Hương Cảng với điều kiện Hương Cảng vẫn được cai trị dưới luật của Anh Quốc đến 50 năm sau (2047).
Mọi người đều vui mừng vì Trung Cộng cho phép chế độ tư bản để phát triển đất nước. Họ nghĩ khi dân giàu thì họ sẽ đòi hỏi dân chủ tự do nên ai cũng vui vẻ vì đó là luật tất nhiên từ xưa đến nay ở tây Phương.
Trên thực tế thì Trung Cộng không làm vậy, họ cho phép làm giàu nhưng tự do ngôn luận vẫn bị kiềm kẹp. Họ biến Thượng Hải thành một trung tâm thương mại, tài chánh quốc tế. Tiền bạc giao thương chạy vào Thượng Hải thay vì Hương Cảng như xưa. Còn ai lộn xộn kêu gọi tự do ngôn luận thì họ đem xe tăng đến hốt hết như 30 năm về trước ở Thiên An Môn.
Đặng Tiểu Bình bất chấp danh tiếng người Tàu, chỉ muốn củng cố quyền hành và cho nổ súng. Tây phương thì muốn được lợi làm ăn nên câm họng, chả bàn đến tự do ngôn luận,… cho thấy; “đừng tin những gì Trung Cộng nói, hãy nhìn kỷ những gì tàu cộng đã và đang làm”. Tương tự đừng tin những gì người tây phương nói,….
Ngày nay, Trung Cộng không cần Hương cảng, làm cửa hàng, mặt bằng cho họ nữa. Dân cư Hương Cảng bị mất ảnh hưởng đối với Trung Cộng nên không vui. Trung Cộng tìm cách xác nhập hải cảng này với Trung Cộng qua luật pháp cho đồng nhất và dự luật mới về dẫn độ đã đưa đến cuộc xuống đường vô cùng ngoạn mục, tương đương với Hoa Kỳ có trên 160 triệu người xuống đường hay Việt Nam có 45 triệu đi chung la hô khẩu hiệu, đòi tự do ngôn luận.
Tháng vừa rồi, ông Jimmy Lai suýt bị ám sát, nhà ông ta bị đặt bom. Ông ta có một công ty báo chí, chuyên chống Trung Cộng, đòi hỏi tự do ngôn luận. Ông ta kêu, cố gắng kềm hảm sự sợ hải. Ông ta giàu thật nhưng nếu sống vô đạo đức, không có ý nghĩa thì phí cuộc đời.
Hương Cảng ngày nay và Đài Loan đứng trước nguy cơ sẽ bị sát nhập và một vòng đai của Trung Cộng nên họ phải xuống đường để đòi hỏi cho tương lai của họ nếu không thì con cháu của họ sẽ không được sống trong tự do như họ đã hưởng từ 99 năm qua.
Ngày nay, Trung Cộng thành lập một hệ thống kiểm soát an ninh khắp nơi trên lãnh thổ của họ. Nếu Đài Loan và Hương Cảng không đòi sự độc lập của họ thì tương lai con cháu của họ có khả năng bị tẩy nảo như người các bộ tộc thiểu số ở Trung Cộng.
Đọc lại lịch sử thì thấy mọi diễn biến ngày nay đều đã xẩy ra từ xưa. Người Tàu không mua gì của người tây phương ngoại trừ họ đem rác tái sinh miễn phí về nước mà ngày nay họ cũn chê luôn. Họ ra những điều luật thương mại khiến người tây phương không đầu tư nhiều hay chỉ có lợi cho họ.
Mình có một tên bạn học cũ, làm nghề sửa xe hơi, thay dầu nhớt. Hắn qua Trung Cộng, ký giấy tờ thành lập mở các tiệm thay dầu nhớt như ở Hoa Kỳ. Hắn bỏ ra 1 năm để huấn luyện người Tàu sau đó thì người Tàu ngưng huỷ hợp đồng vì họ đã hiểu cách làm ăn, quản lý. Tên bạn kêu là cầm cu cho chúng đái. Chán Mớ Đời về lại Hoa Kỳ hết mộng làm giàu.
Dạo này, chiến tranh mậu dịch đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Các nước tây phương xưa nay không dám lật lọng như Trung Cộng nên cứ bị họ lôi đi. Nay gặp ông Trump thì cuộc chiến thay đổi, vì ông này cũng không sợ mất mặt nên dám đối đầu. Trung Cộng kêu Triều Tiên làm khó dễ khi họp mặt tại Việt Nam thì ông Trump đi về, không sợ báo chí chửi bới lại gia tăng thuế mậu dịch.
Ngày nay, ở Trung Đông, Trung Cộng ký kết với khá nhiều nước nhất là Ba Tư nên đánh Ba Tư sẽ đụng độ Trung Cộng. Có lẻ vì vậy, Trump huỷ vụ bắn phá Ba Tư khi máy bay không người lái mỹ bị bắn rơi. Chỉ đánh xập hệ thống điện toán của Ba Tư. Hoa Kỳ chỉ còn phụ thuộc 10% dầu hoả thế giới. Cuộc chiến mậu dịch chỉ là đánh hoả mù, vì số lượng không đáng kể so với Trung Cộng. Thực chất là ai kiểm soát dầu hoả trên thế giới ngày nay và cuộc cách mạng trí tuệ thông minh.
Chán Mớ Đời
Quảng Châu ngày xưa.