Nhớ hồi nhỏ có xem một phim James Bond 007, có cảnh quay ở Thái Lan, trên sông có chợ nổi rồi chiếc ghe của điệp viên 007 chạy tùm lum khiến từ đó mình muốn viếng để mục thị chợ nổi.
Đọc Thông tin thì được biết ở miền nam có 3 cái chợ nổi chính là Phụng Hiệp, Phong Điền và Cái Răng. Ngã 7 Phụng Hiệp được lưu danh qua bài vọng cổ "tình anh bán chiếu" của nhạc sĩ Viễn Châu do Út Trà Ôn hát mà hồi nhỏ mình hay nghêu ngao. Mình có thấy cái bảng tên "Trà Ôn" trên đường đi, chắc là quê của danh ca một thời này. Nghe nói chợ này đã đóng cửa vì tai nạn ghe thuyền xẩy ra thường xuyên.
Chợ Phong Điền thì bán đủ thứ nhưng phải đi sớm từ 3 giờ sáng vì chợ tan khoảng 5 giờ sáng, cách Cần Thơ 17 km.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Anh có thương em, xin sắm một con đò
Để em qua lại mua cò gởi anh
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Có thương em, anh mua cho một chiếc đò
Để em lên xuống thăm dò ý anh!
Anh có thương em, xin sắm một con đò
Để em qua lại mua cò gởi anh
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Có thương em, anh mua cho một chiếc đò
Để em lên xuống thăm dò ý anh!
Sáng sớm, anh chị T và mình ra bến Ninh Kiều thì đã có người đứng đón xuống thuyền. Chiếc thuyền đã đi chiều qua, có thể chở 20 người nhưng chỉ có mình, anh chị T và tài công. Thuyền khởi hành vào 5:30 trực chỉ thượng lưu hướng Tây.
Trên bờ thì xe chạy bú xua la mua, chen lấn ngang dọc thì dưới sông ghe chạy cũng tương tự. Đầu mũi tàu có hai bóng đèn; bóng bên trái màu đỏ còn bên phải thì màu xanh để báo hiệu cho tàu đi ngược biết hướng bên nào để chạy trong đêm. Sông thì uốn theo hình cong nên tài công chạy tắc, ép bên trái để giảm khoảng cách, rút ngắn đường đi nên khá nguy hiểm vì sóng của mấy thuyền lớn may mà trên sông ít thuyền qua lại vào giờ này. Chạy trên sông thì mới thấy nguy hiểm cho lính hải quân VNCH khi xưa vì nếu vc núp trên bờ bắn là chỉ có chết.
Thuyền chạy độ 30 phút thì đến cầu Cái Răng Cách Cần Thơ 5 cây số thì thấy lố nhố phía xa mấy chiếc thuyền neo trên sông, mấy chiếc ghe nhỏ thì có người chèo, ghe nào có máy đuôi tôm thì khỏe hơn. Có chiếc ghe bán cà phê tấp lại, anh T bảo mình nhảy qua để anh chụp cho vài tấm ảnh trong vai "Tình anh bán cà phê kho".
Mình thấy có cái lon to hơn lon sữa bò, cở lon sữa SMA khi xưa, đựng bột cà phê, đặt trên cái siêu dùng để chưng thuốc Bắc rồi lại đặt trên cái nồi đựng nước nóng. Cái siêu đặt trên cái nồi nước nóng như để chưng giữ cho ấm, cứ riêu riêu trên nước nóng của cái nồi như kho quẹt. Khách mua thì họ lấy cái lon ra rồi lấy cái siêu đựng nước cà phê ở trong để chế cho khách. Mình không uống cà phê nhưng làm trái dừa tươi nhưng vị cũng hơi chua chua như trái hôm qua dù cái vỏ xanh không nâu như hôm qua.
Mình thấy một chị bán cháo lòng, đang chèo trên sông rồi tấp vào một thuyền khác, ngồi xuống dùng cái kéo cắt lòng heo, bỏ vào cái tô, rắc thêm chút tiêu. Thấy ham nhưng không dám kêu ăn vì đợi về khách sạn ăn điểm tâm, phần hơi ngại vệ sinh. Người ta lấy nước sông để nấu mà dân ăn ở, vệ sinh trên sông. Một chiếc ghe khác bán soài tấp lại, chị T mua 6 trái soài ấn độ to kinh hoàng kiểu soài tượng khi xưa. Mỗi trái độ 1 ký.
Trước mũi tàu, có cái sào người ta treo “cái bẹo”, đồ mà họ bán để khách biết như khoai môn thì họ để cái chậu môn, khoai lang thì treo vài củ khoai,..... Chợ Cái Răng nổi tiếng về bán trái cây và rau cải Đà Lạt. Nhìn mấy chiếc thuyền chở mấy trái dưa hấu, xếp ngăn nắp thấy hay hay và đẹp mắt. Cái công chất lên thuyền chắc cũng oải khiến mình nhớ tới khi xưa, nhà trồng sú, quăn bắp sú lên xe oải cả lưng.
Có nhiều gia đình sống trên thuyền nên thấy họ phơi áo quần như những gia đình mà mình thấy ở Ton Lê Sáp, kiểu du mục trên nước. nếu ai muốn bán ghe thuyền của họ thì treo một lá dừa. Mình thấy có nhiều ghe thuyền có vẽ TG thì được biết là chữ viết tắt của Tiền Giang.
Hình ảnh bắt mắt nhất là thấy người đi ghe có đuôi tôm, họ dùng cái chân để lái ghe, lách léo giữa những chiếc thuyền lớn. Cứ đứng một chân trên khoang thuyền còn chân kia thì để trên cái cần của máy đuôi tôm rồi đẩy qua đẩy lại, lèo lách giữa mấy chiếc thuyền trên sông. Nếu mình không lầm thì ngoài Bắc, khi mình đi chùa Hương, và Ninh Bình thì người ta ngồi chèo thay vì đứng như trên Hậu Giang. 42 năm rồi mình thấy lại mấy cái cần xé. Có mấy chiếc ghe hay thuyền nhỏ mua trái cây rồi chất đầy mấy cần xé trên khoang thuyền để chở về làng quê của họ để bán. Khá vui!
Chợ trên sông nhưng khá chặt chẽ vì các thuyền bán bí thì đậu theo nhóm thuyền bán bí, thuyền bán dưa hấu thì đậu theo nhóm bán dưa. Thuyền chạy lên thì đi ngang theo thứ tự các tàu bán bí, rồi khoai môn,... Đa số là bán sĩ thì phải vì thấy từng bịch khoai môn 10 kí. Nghe nói Chợ Phong Điền thì bán lẻ và đủ thứ, kiểu chợ trời.
Chạy hết vòng các thuyền buôn thì anh T cho thuyền quay đầu lại bên phải thay vì trên trái như nguyên tắc. Phía bên này thì đa số là thuyền bán lê ghim, chở từ Đà Lạt xuống như bắp cải, bắp sú, xà lách, cà chua, cà rốt, hành,....
Chạy về hướng hạ lưu, ra cửa biển về hướng đông, thấy mặt trời đang lên sau chiếc cầu Cần Thơ lại nhớ đến tuồng "Thuyền ra cửa biển" thì thấy bên bờ sông đối diện bến Ninh Kiều thì bờ kè được được xây cất bằng xi-măng. Nghe nói là đám vớt cát dưới lòng sông làm lỡ đất bồi ở bờ sông nên họ phải xây bờ kè. Biết bao nhiêu đời bờ sông chỉ được phù sa từ thượng nguồn kéo về, bồi đắp bờ sông nay họ cho phép làm đủ thứ để kiếm tiền vô hình trung phá vỡ tiến trình thiên nhiên của nền văn minh sông nước từ mấy ngàn năm nay.
Thuyền cập bến Ninh Kiều, mình nghe vang vãng giọng Út Trà Ôn; " ghe chiếu Cà Mau đã chống sào trên kinh ngã 7, sao không thấy cô gái năm xưa ra chào". Chỉ thấy bà chủ thuyền, béo như lợn ra chào để lấy tiền. Chán mớ đời!
Cả ba đi bộ về khách sạn ăn điểm tâm. Ăn kiểu Buffet, có đủ món tây tàu nhưng mình chỉ ăn trái cây như đu đủ, dứa và dưa hấu. Dưa hấu rẻ nên nhà bếp ép nước trái dưa hấu, uống ngon quá, mình chơi 7 ly nước ép trái cây.
Gặp vài du khách ngụ ở khách sạn, nói giọng Bắc kỳ, có vẻ xất xược như kẻ xâm lăng, hỏi ra thì người dân Nam Bộ không thích dân Bắc cầy 75.
Mình thấy Cần Thơ là một thành phố hiền hoà, dân cư địa phương có khuôn mặt khác khác vùng miền trung còn miền Bắc thì khỏi nói. Gái Ninh Kiều ngày nay, đeo khẩu trang đội mũ bảo hiểm nên chả thấy mặt mũi ở đâu, không biết xấu hay đẹp. Chắc ngày nay không còn cảnh như Phạm Thiên Thư kể, em ôm tập vỡ, anh theo Ngọ về.
Ăn sáng xong thì trả phòng rồi hướng về Sàigòn. Ghé nhà anh chị T để ăn món cơm gà ta ngon để đời. Trước khi đi thì chị T có nấu cho mình ăn cơm gà xé phay trộn với hành và rau răm ngon cực đĩnh nên chị T kêu người làm ở nhà nấu sẵn nhưng lần này họ bỏ bột nghệ nên khá lạ lạ nhưng vẫn ngon. Anh T nói đem theo hộp cơm gà lên máy bay nhưng mình cám ơn nhưng ra đến phi trường mới tiếc vì máy bay đến trễ một tiếng, lại đói meo.
Đang ngồi trên máy bay đi Đài Bắc, ghi lại vài kỷ niệm. Lần sau về chắc mình sẽ đưa đồng chí gái đi chợ nổi vì văn hoá miền sông nước có nguy cơ sẽ bị biến mất theo thời gian.
Miền lục tỉnh có 9 con sông nên phương tiện di chuyễn chính là ghe thuyền nhưng từ khi họ xây mấy cái cầu như Cần Thơ, đã giúp cho việc giao thông, đi lại nhanh chóng giữa 6 tỉnh (lục tỉnh) bằng xe hơi và Sàigòn nên sự di chuyễn trên sông nước sẽ giảm lần như tại các nước Âu châu. Mất 30 phút để tàu ghe chạy 5 cây số.
Thuyền buôn bán trên sông thấy ít nên chắc những người sinh sống trên thuyền, ăn ngủ trên thuyền từ đời nay sang đời nọ như những nhóm du mục trên đất liền, dần dần sẽ biến mất.
Nếu vc khôn thì sẽ cho xây những cái đập để ngăn chận nước biển vào vì nước từ thượng nguồn chảy xuống, được 9 cái đập nước, nghe nói nay lên đến 23 cái, ngăn bớt khiến đồng bằng bị ngập nước mặn làm chết hết mùa màn.
Để duy trì nền văn minh sông nước ở lục tỉnh, có lẻ Hà Nội nên giảm thuế cho các thuyền buôn và khuyến khích phát triển nền du lịch sông nước. Bên Pháp, người ta sửa chữa các chiếc thuyền chở vật liệu hay nhu yếu phẩm khi xưa thành những con tàu nhỏ như khách sạn nổi cho du khách đi nghỉ hè trên các con sông. Lục tỉnh có thể áp dụng phương pháp ấy để tiếp thị để thu hút du khách đến miền này.
Nghe nói Tây có tổ chức du thuyền trên sông Mekông, tương tự trên dòng sông Danube, họ có làm những chiếc thuyền lớn, chở du khách. Tối ngủ trên thuyền đi, sáng cập bờ, du khách lên bờ đi tham quan, mua sắm, giúp dân tình có công ăn việc làm. Mình có thấy nhóm Vin Group đang chuẩn bị xây một khu nghỉ dưỡng cao cấp nhưng có lẻ nên phát hoạ một chương trình chống lấy cát, chống nước mặn chạy vào sông,..
Cho sửa chữa lại mấy chiếc thuyền mà dân sống quanh năm thành những nhà khách nhỏ, lênh đênh trên sông về Cao Miên, có đầu bếp lo cho ăn hay ghé lại các bến tàu như Ninh Kiều sẽ giúp nền kinh tế vùng ven sông phát triển nếu không thì sớm muộn gì thế hệ tới sẽ bỏ lục tỉnh ra Sàigòn kiếm sống hay các gia đình lục tỉnh vẫn tiếp tục xuất khẩu các cô dâu xứ Hàn hay Đài hay bán con cho các nhà thổ bên kampuchia và các làng quê sẽ chìm trong quá khứ bỏ mất cơ hội phát triển một đời sống mới, sung túc cho địa phương.
Nhs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét