Nguyễn Hoàng Sơn
Mấy tháng nay, báo chí rùm beng vụ nước Hy Lạp bị mấy con nợ đòi mà không có tiền trả. Gần đây có cuộc trưng cầu dân ý, để xem dân chúng có muốn thắc lưng buột bụng để giúp đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng Tài chánh mà không ai có phương án gì để chấn chỉnh lại kinh tế của quê hương của Plato, Socrates,...
Khi có cuộc khủng hoảng về kinh tế thì người ta có 2 giải pháp tức thời để cứu nguy: Stimulus và Austerity. Giải Pháp của chính phủ Obama năm 2008 là Stimulus, in tiền, bơm vào thị trường để người dân tiêu dụng để giúp kinh tế sản xuất lại như thời ông Bush con, cho $600.00 tiền thuế lại để dân chúng đi mua cái iPhone, tivi,... Thông thường, chính phủ in tiền để xây dựng các hạ tầng cơ sở như cầu cống, đường xá như chính phủ Tàu đang và đã làm,..., hay những chương trình xã hội như New Deal,..., và Quantitative easing (QE). Nếu mình không lầm thì thời Bush con là nợ thêm 800 tỷ con thời Obama thì gấp đôi số này.
Thắt lưng buột bụng mà các nhà kinh tế Tân Cấp tiến rêu rao là cắt giảm chi tiêu của chính phủ, để kinh tế bớt bị ràng buộc bởi hành chánh. Họ cho rằng nếu chính phủ in tiền để bơm tiền vào thì càng ngày nợ càng chồng chất thì không bao giờ khá cả. Điển hình là một gia đình Mỹ làm $50,0000/ năm, phải đóng thuế đại loại $15,0000, còn lại $35,000 nhưng tiền nợ nhà và xe hay điện thoại thông minh, máy truyền hình,..., phải trả hàng năm là $45,000 thì họ phải vay thêm $10,000 nhưng lương không bao giờ lên, phải đi cày thêm cuối tuần,...., chỉ đủ trả tiền lời số nợ thì chắc chắn không bao giờ trả hết nổi món nợ.
Trong khi đó giới bảo thủ, kêu gọi là thắt lưng buột bụng thì cho rằng, phải cắt giảm chi tiêu. Bớt một chiếc xe, không coi truyền hình mới,..., để dùng tiền trả thêm tiền principal thì sẽ bớt nợ rồi sau đó sẽ quen bớt chi tiêu rồi một ngày hết nợ sẽ sống thoải mái. Tương tự như nhiều cặp vợ chồng, hay Mụ vợ mình thì cho là không biết sẽ chết lúc nào, cứ tiêu xài cho sướng trong khi mình thì lo trả nợ cho hết, không tiêu xài, bận đồ Thiên Hạ cho khi đi seminar,...
Cái khó là kinh tế Hy Lạp nợ quá nhiều mà có thắt lưng buột bụng thì chỉ trả tiền lời cho các Ngân hàng Âu Châu, hay đúng ra là Đức. Sau thế chiến thứ 1, nước Đức bị bắt trả tiền bồi hoàn chiến tranh cho các nước Âu Châu như Anh Quốc, Pháp,..., để xù nợ, Hitler tấn công và chiếm đóng các nước này. Ngày nay Hy Lạp không có khả năng làm điều đó. Nhân dân Hy Lạp ở trong tình trạng tiến thối lưỡng nan vì thắt lưng buột bụng thì tương lai không khá, chỉ thấy bầu trời đen tối mà Stimulus thì không có tiền để bơm vì dùng tiền Euro nên có lẽ phải sử dụng đồng tiền Drachma lại và chịu bị lạm phát rồi tính sau.
Có lẽ đây là dấu hiệu ngày tàn của chủ nghĩa tư bản vì theo Oxfam thì năm 2016, 1% người giàu trên thế giới sẽ làm chủ, sở hữu hơn 99% số đông. Hy Lạp chỉ là một nước nhỏ trong Cộng đồng Âu Châu, ngoài ra các nước khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,..., đang chờ đợi tới phiên mình. Một xã hội mà có đến 40% người trẻ không có việc làm lâu dài thì thế hệ đó sẽ bị mất. 49% dân chúng ở Cali ăn tiền trợ cấp tương tự như các nước Âu Châu khác,...
Mình đọc một bài thống kê cho biết là ở Việt Nam, ngày nay một người đi làm, phải nuôi một người. Việt Nam hiện nay có dân số là 92 triệu người, coi như 57 triệu người thuộc lực lượng lao động. 11 triệu người ăn lương biên chế của nhà nước (công chức) hay 19.2% lực lượng lao động. Công an có 5 triệu hay 8.77%, quân đội có 5 triệu người hay 8.77% và các công ty Quốc doanh là 3 triệu người hay 5.26% lực lượng lao động.
Tổng Cộng trong 57 triệu người thuộc lực lượng lao động thì có đến 24 triệu người làm cho chính phủ hay nói cách kinh tế là ăn bám ngân sách của nhân dân đến 42%. Coi như gần phân nữa số người đang tuổi lao động. Tính ra là chỉ có 27 triệu người đi làm, sản xuất, dịch vụ để nuôi 67 triệu người. Đổ đồng 1 người đi làm nuôi 2 người. Đó là chưa kể phải lại quà cáp các đầy tớ nhân dân mỗi khi xin giấy tờ,...
4 tuần qua, thị trường chứng khoán TQ xuống 32% làm thất điên các nhà đầu tư hay nói đúng hơn cả nước. Sau vụ khủng hoảng kinh tế Tài chánh 2008, ông Paulson đã dùng Stimulus để cứu vảng kinh tế Hoa Kỳ. Nghe kể ở Seattle, chính phủ tốn $250,000 của Stimulus để thành lập một công ăn việc làm cho một ông điêu khắc gia, làm một cái tượng trên núi. Tiền chạy thoát, phung phí,... Ông ta lại được TQ mướn làm cố vấn nên cũng tham vấn bảo chính phủ TQ, in tiền để xây hạ tầng cơ sở như các chung cư ma, các thành phố ma, đường rày xe lửa,.... Mình có thấy mấy cái này khi đi tàu, về Việt Nam lại thấy ngay một khu nhà xay bỏ dở ở gần Nội Bài.
TQ cứ kêu mỗi năm tăng trưởng 7% mà xuất khẩu thì ít đi vì đồ bị hư cũng được tính theo,... Chính phủ bơm tiền nên người ta mượn tiền dễ nên đầu tư nhưng nhà cửa xuống nên họ nhảy vào thị trường chứng khoán. Chính phủ sợ bị lạm phát nên cho phép các công ty tư nhân được phép ra IPO khiến thị trường chứng khoán tầu lên như điên. Các người dân cầm nhà, mượn nợ để mua cổ phiếu nay banh ta lông. Ngày nay người ta ước lượng Trung Quốc nợ đâu $30,000 triệu, họ mua công khố phiếu của Mỹ là 2,000 triệu và của Âu châu là 1,000 triệu, coi như là họ nợ 27,000 triệu. Cái khốn là công khổ phiếu thì Mỹ hay Âu châu có thể in tiền của họ để trả. Ấn độ và Trung Quốc là 2 quốc gia mua vàng nhiều nhất thế giới mà khi thị trường chứng khoán xuống nhưng vàng không nhúc nhích vì không ai còn tiền để mua.
Ngày nay Việt Nam, 1 người lao động nuôi 2 người; một trong gia đình và một là cán bộ nhà nước trong khi TQ theo chế độ 1 con thì càng nặng hơn. Hồi vụ dot com, ra đường tài xế taxi, thợ neo, bán thịt,...., đều bàn chơi cổ phiếu thì ngày nay ở TQ cũng tương tự nên chỉ có chết. Việt Nam được xây dựng theo khuôn mẫu của Trung Quốc cho nên nay te tua nên gần đây tbt phải sang Mỹ gặp phó tổng thống Biden tại nhà trắng rồi như tinh cờ ông Obama ghé tạt sang xem đồng hồ. 40 năm qua, Việt Nam mất một cơ hội, một thế hệ.
Một cặp vợ chồng mới cưới, chịu khó làm ăn, mua nhà, mua xe, có con,...,có lợi tức cao rồi ăn cao lương mỹ vị rồi từ từ bị cholesterol, cao máu, cao đường, cao muối,... Có lần đọc chỉ số về hạnh phúc thì nước Bhutan được liệt kê là nước hạnh phúc nhất thế giới dù thu nhập của người dân không bằng Mỹ, Âu Châu. Có thể con đường chính để tìm hạnh phúc là không nên quá đà, làm việc quá đà, ăn quá đà, tiêu hhụ quá Đà,...., để rồi nợ quá Đà. Các người hưu trí của Hy Lạp chỉ biết khóc vì tiền hưu của họ coi như đi Tây hết. Thế hệ con, cháu rồi đến chắt của họ lao động cả đời cũng chưa chắc trả hết nợ của thế hệ họ đã mượn xài chơi. Ngày phán xét của Hoa Kỳ cũng không xa và sau này người ta sẽ nói thế kỷ 20 là thế kỷ của chủ nghĩa Cộng sản và thế kỷ 21 đánh dấu ngày tàn của chủ nghĩa tư bản.
Ông Khổng Khâu có nói Tề Gia trị quốc binh thiên hạ, có lẽ nếu mọi người lo giúp cho mình và gia đình được khỏe mạnh, không nghèo đói thì cả triệu gia đình như vậy thì vô hình trung đất nước bỗng nhiên giàu, chả cần giáo điều chủ nghĩa stimulus hay thắt lưng buộc bụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét