Hôm trước có mấy người bà con bên vợ đến nhà ăn cơm, trong lúc vui vẻ mình buột miệng tự xưng là người chồng nhân dân khiến một chị hỏi nghĩa là gì khiến mình như ngỗng ị, không biết giải thích ra sao. Mình quen đọc sách báo VC, họ dùng từ quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân, ủy ban nhân dân, nghệ sĩ nhân dân,… nên đoán chắc cũng có cụm từ "người chồng nhân dân" tương tự "Mẹ Việt Nam anh hùng" nên mình khi vui thì gọi đồng chí gái là người vợ anh hùng….
Đọc đâu đó, người ta cho là VC lạm dụng mấy cụm từ "nhân dân" và "nhà nước" như "Nhân dân lãnh đạo, nhà nước quản lý" nhưng cứ thấy công an, đầy tớ nhân dân đánh nhân dân chết lên chết xuống rồi kêu họ tự tử như khi xưa họ cho nguo giúp việc đấu tố địa chủ. Nhà nước quản lý nên cướp đất của nhân dân để bán lại lời gấp ngàn, cho thấy trên thực tế nhân dân không có quyền lãnh đạo mà chỉ có quyền vâng lệnh nhà nước.
Về Việt Nam thấy người ta lạm dụng cụm từ Văn Hoá khá nhiều. Đi tới đầu xóm nào cũng có cái bảng tự xưng là phố văn hoá, gia đình văn hoá, … mình thấy trong nhà ông bà cụ mình có treo bằng khen gia đình văn hoá, nghe nói phải đóng tiền mới được cái bằng khen, nhưng phải đóng để được phường xóm kêu là gia đình tiến bộ, có cùng quan điểm, lập trường với khu phố. Rác rưỡi thì đầy xóm mà cứ võ ngực tự xưng là phố văn hoá rồi đến nước văn hoá.
Mình lớn lên tại miền nam nên mấy cụm từ nhân dân và nhà nước thì không quen nghe hay sử dụng nên chỉ đoán mò, ngầm hiểu nhân dân là dân chúng, đồng bào hay quốc dân còn nhà nước chắc là chính phủ. Nghe kể có một giáo sư được trường đại học Úc mời sang viếng trường rồi trước khi về bà giáo sư Việt, nhờ một đồng nghiệp tại Úc thông dịch cho vị giáo sư người Úc. Vị giáo sư từ Việt Nam cảm ơn các vị giáo sư của trường đã đón tiếp bà ta một cách nồng hậu và bà ta trang trọng nhờ vị giáo sư người Úc chuyển lời cảm ơn đến Nhân Dân Úc,… khiến vị giáo sư Úc này như bò đội nón vì người thông dịch lại thành " People of Australia".
Một vị giáo sư người Úc bình thường thì làm gì có thể chuyển đạt sự cảm ơn của một giáo sư đến từ Việt Nam đến toàn thể người dân Úc Đại Lợi do đó người ta nói Hà Nội lạm dụng sử dụng ngôn từ khá vô tư. Khái niệm "nhân dân" rất mơ hồ nên người ta cứ định hướng, bẻ phải, bẻ trái, bẻ cong ra sao tuỳ hỷ.
Họ tự xưng là đầy tớ nhân dân nhưng khi đến phường xin xác nhận là có hộ khẩu tại đây thì tên đầy tớ nhân dân hứng lên, phê là gia đình không chấp hành tốt hay con phản động,… Người nhà chết, đầy tớ nhân dân không chịu ký giấy tờ để gia đình có thể lo việc chôn cất vì chưa chịu đưa tiền.
Tuy không được người dân ủng hộ nhưng Hà Nội vẫn cứ kêu là nhân dân ủng hộ chính sách sáng suốt của họ dù không bao giờ có cuộc trưng cầu dân ý. Mấy người nào lên tiếng chống đối thì họ đạp vào mặt, bỏ tù. Sáng nay, đọc tin tức thấy vợ thủ tướng Nhật đi biểu tình cùng người dân, chống đối lại chính sách của chính phủ do chồng bà ta nắm đầu.
Ơ Việt Nam, nhà cầm quyền cứ nhân danh người dân, đánh nhân dân, thu thuế, kiểu đày tớ nhân dân nhưng lại đánh nhân dân. Có chuyện khá vui ở Cai Lậy, nổi tiếng một thời VC pháo kích vô trường học giết chết không biết bao nhiêu học sinh vô tội. Trên một con đường, họ mở hai trạm thu thuế, tiền BOT khiến nhân dân bức xúc nhưng phải đóng tiền, ăn cướp công khai. Có thể theo định nghĩa của Hà Nội, nhân dân và nhà nước là 14 vị lãnh đạo chóp bu.
Có nhiều người chê bai mình là bài chống tư tưởng phong kiến của Nho giáo, Kinh Dịch,… coi phim đại hàn hay phim tàu, mấy tuồng tích cổ thì cứ thấy người dân hay mấy ông quan cúi rạp người hô to "vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn vạn tuế,…" khiến mình mừng là không sống trong thời đó vì như mấy ông quan cũng phải lạy lục như ăn mày ông vua hay và hoàng hậu để được sống, ăn sung mặc sướng.
Xét ra thì các tiến bộ trong nước đều xuất phát từ ơn mưa móc từ trên ban xuống, bắt buộc người dân phải đập đầu lạy tạ, để khẳng định lòng trung thành và biết ơn đối với kẻ cai trị mình ngay cả khi ông vua hay quan hiếp dâm một cô gái qua đêm rồi bỏ mặc cô ta nhưng cô ta vẫn đập đầu hô to vạn tuế, lạy tạ ơn được ban bố ân đức mấy con tinh trùng để rồi sống một cuộc đời cô đơn đến khi chết.
Khi ông Nguyễn trường Tộ và vài người khác đi tây về kể là bên tây người ta treo đuốc và chỉ cần bật cái nút là đuốc sáng khiến mấy ông quan điểm mặt, kêu là khi quân, cho vua là khờ, là các quan lại ngu dốt. Cũng không thể trách các ông quan này vì họ được đào tạo từ một cái lò đúc những kẻ sĩ như họ từ mấy ngàn năm qua với tư duy nô lệ tồn tại lâu đời từ thời lập quốc.
Về Việt Nam, mình hay nghe người ta nói "sau khi giải phóng" như hàm ý nếu không có đảng cộng sản thì sẽ không có đất nước Việt Nam, đã trở thành kiến thức lịch sử căn bản của người Việt, là thói quen ăn sâu vào tâm khảm của ký ức tập thể tại Việt Nam, thậm chí mình còn được nghe từ những người mới sang vài năm gần đây. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi đọc những bài văn của lớp trẻ cho rằng Thuý Kiều bị chế độ phong kiến, ép vào lầu xanh rồi khi chịu đựng không nổi phải nhảy xuống sông Tiền Giang thay vì Tiền Đường để quyên sinh nhưng may thay có một nữ cán bộ đi ngang, cứu vớt và giúp Kiều giác ngộ và đi theo cách mạng.
Ông Ludwig Wittgenstein, cựu giáo sư đại học Cambridge, gốc Áo cho rằng; ngôn ngữ là một công cụ đễ diễn đạt theo một cách truyền thống và hành vi của con người và hành vi lựa chọn ngôn từ để diễn đạt cũng nói lên phương thức tư duy của họ. Phương thức mà họ dùng để tư duy là cách con người chọn cho mình thái độ sống. Tư duy ấy sẽ dẫn dắt họ trở thành một kẻ sống với tâm thức của một nô lệ, sẵn sàng dành cả đời chờ đợi được ban ơn. Do đó người ta cứ kêu là cái số của họ như vậy, chắc kiếp trước họ có mắc nợ hay làm việc ác,…nên kiếp này phải trả. Thậm chí nước nghèo bởi một đám ngu dốt cai trị, người ta vẫn tìm cách suy diễn là kiếp trước tổ tiên mình làm điều ác, sát hại chiếm đất của người Cham, Cao Miên nên kiếp này chúng ta phải lãnh đủ. Tại sao thế hệ của chúng ta phải trả nợ cho ông bà tổ tiên.
Không lẻ khi con người đi đầu thai, Diêm Vương hay Chúa xét lý lịch mấy đời, kêu tổ tiên mày có nợ máu với nhân dân Chàm hay Cao Miên nên đời mày sẽ khổ, cho mày hộ khẩu ở xứ Việt Nam nhưng nếu mày chịu khó tu tâm dưỡng tánh thì vài năm sau cho đi Tây hay Mỹ tuỳ theo bàn tay của mày. Có ligne de mer hay ligne d' air. Có ligne de mer thì vượt biển còn ligne d 'air thì đi máy bay. Dạo đi kiếm vợ, có đi nhà thờ với mấy đối tượng, nghe họ cầu nguyện, cám ơn bề trên nên mình nghĩ truyền thống nho giáo đã ăn sâu vào tâm khảm người Việt từ mang ơn ông vua ban ơn huệ chuyển sang mang ơn tập đoàn của đảng cộng sản vì lẻ đó mà người ta thần thánh hoá ông Hồ.
Họ dạy nhân dân là ông Hồ là "cha già dân tộc", xem như trước khi ông Hồ ra đời thì đất nước Việt Nam chưa có chăng, tương tự các vua chúa ở các thế kỷ trước, khi họ lên ngôi là tàn sát trung thần, gia quyến của ông vua vừa bị truất phế thậm chí họ còn đào mỗ mã, san bằng lăng tẩm của người tiền nhiệm. Trong gia đình với 3 thế hệ sống chung với nhau, ông bà nội gọi Bác Hồ, bố mẹ gọi Bác Hồ, con cháu gọi Bác Hồ, hoá ra ông bà, bố mẹ và con cái đều ngang nhau, gọi nhau là đồng chí hết?
Có thể trong tương lai, lịch sử sẽ viết tóm tắc ông Hồ, sau khi đánh tan giặc Tây, xoá bỏ nhà Nguyễn, cõng rắn cắn gà nhà, thành lập triều đại Hậu Hồ để tránh với nhà Tiền Hồ do Hồ Quý Ly lập ra. Sau trận đánh ở biên giới Hoa Nam, bộ đội Bác Hồ đã đánh tan tành mấy triệu lính Mao. Nhà vua sai thủ tướng Phạm Văn Đồng triều cống nhà Mao các địa danh như Bản Giốc, Trường Sa để làm hoà. Với chế độ một con bên tàu nên thiếu phụ nữ do đó nhà nước cho xuất khẩu phụ nữ làm máy đẽ qua Trung Quốc...như khi xưa, vua Việt Nam triều cống vua tàu.
Ra hải ngoại, người Việt mình cũng chưa thoát được cái tư duy truyền thống. Chúng ta vẫn đem theo đầu óc khoa bảng, cứ ép buộc con cháu học y khoa, nha khoa…. Nghe vợ kể là cáo phó của một người anh họ trong gia đình, đăng một trang to tổ chảng trên báo, kể dài dòng, vợ làm chi, bằng cấp ra răn, con rồi rễ, dâu là bác sĩ, là luật sư,….., tốt nghiệp trường mô,… Nhưng theo mình hiểu thì mấy đứa cháu không hạnh phúc, ly dị đủ trò. Tại sao chúng ta không để con cháu chúng ta tự chọn một hướng đi cho cuộc đời chúng.
Tuần trước, con gái đi chơi ở vùng Đông Bắc, bổng dưng nhắn tin, cám ơn bố mẹ đã cho học trường USC và môn học nó thích. Có lẻ đó là lời cảm ơn đắt tiền nhất nhưng mình rất vui vì nó đã nhận ra điều ấy, không bao giờ ép con mình học một môn nào cả. Bạn bè á đông của chúng là đi học y hay nha hoặc dược khoa.
Cứ học môn nào cũng được sau này đói thì bò về, bố dạy nghề mua nhà cho thuê. Xong om. Nhìn lại cuộc đời thì mình đã đạt tất cả những mộng ước, những gì đã đề ra và hoàn thành từ đi du học đến học những gì mình thích nên không cần con cái phải thực hiện những gì mình không làm được. Nhớ dạo mới gặp lại anh bạn học cũ, anh ta kêu mình rất lạ so với người Việt, ai nấy đều lao đầu vào học bác sĩ hay kỹ sư còn mình thì học kiến trúc. Mình nói học môn này vì ngu sớm dốt lâu. He he h e
Có thằng cháu kêu không học bác sĩ vì cả dòng họ toàn là bác sĩ, nha sĩ hay dược sĩ, đi học kinh tế, lúc đầu ai cũng chê nó vì lương ít nhưng dần dần lương bổng cũng cao, làm nghề nó thích trong khi mấy đứa cháu làm nha sĩ, dược sĩ,… thì rên làm việc nhiều, không có thì giờ cho vợ con, bị xì trét,… có đứa bị vợ bỏ, trả tiền cấp dưỡng mệt thở.
Biết đâu, con đường chúng chọn sẽ đưa chúng tới, vượt qua cả tầm nhìn luỹ tre làng của bố mẹ chúng vì khi con người đã leo lên một đỉnh núi, sẽ phát hiện ra những ngọn núi khác để leo. Mình nói chuyện với nhiều người học cao, ai gặp cũng kêu bác sĩ, nha sĩ,… nhưng không nghĩ họ hạnh phúc. Một ông bác sĩ rên là bà vợ cũ bắt trả tiền nuôi con hàng tháng $10,000.00 khiến ông ta đi làm hộc gạch trong khi bà vợ cũ đi tập thể thao, cuối tuần đem con lại gửi để đi nhảy đầm với kép. Một ông khác trả tiền nuôi bà vợ và 3 đứa con trong khi bà vợ bỏ làm, đi làm thiện nguyện để ông chồng cấp dưỡng hàng tháng khiến ông ta lo tiền hàng tháng rồi đau ốm, bị tai biến rồi qua đời.
Người chồng nhân dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét