Giáo dục chuyện

Hôm nay đọc trên mạng, có bài báo nói về một cô giáo ở Florida bị sa thải vì cho học sinh ăn trứng vịt (zero) vì không nộp bài tập sau 2 tuần lễ. Mình nhớ dạo con mình nhỏ, có trò là cắt hình một hình đứa bé nào trong hoạt hoạ, rồi gửi cho bạn để xem nó đi du lịch, thấy cái gì, ghi lại rồi nộp cho lớp.
Con gái mình gửi sang pháp cho mấy đứa cháu rồi nhờ chúng đem cái hình đi chụp hình lòng vòng Paris hay nơi nghỉ hè. Sau đó nó phải viết tùm lum chi đó mới nộp cho lớp để giải thích, kể cho các học sinh trong lớp về cuộc phiêu lưu mạo hiểm của đứa bé, kiểu dế mèn phiêu lưu ký ma dê in U ét Ây.
Cô giáo thay vì cho 50% như luật lệ của trường, lại cho 0% nên bị đuổi. 50% là điểm F, còn 0% cũng là điểm F. Nhà trường ra thông cáo là cho 50% thay vì 0% vì 50% thì còn vớt vát vào kỳ học tới còn 0% là coi như đời em cô đơn luôn.

Lý do chính là hàng năm, họ xét học lực thi cử của học sinh. Nếu nhiều học sinh bị zero thì hiệu trường bị kiểm điểm, mất điểm.
Dạo mấy con đi học, các hiệu trưởng tìm cách để giúp trường mình được mang danh hiệu trường tiên tiến nên đưa đến những vụ quái đản.
Khi con mình được qua kỳ thi khảo sát riêng, được tuyển vào trường chuyên (GATE) thì hiệu trưởng và cô giáo trong lớp liên tu gọi điện thoại kêu, mời vợ chồng mình đến trường, kêu để con mình học ở trường, đừng có cho qua trường chuyên. Họ bắt chúng học như điên,…. Con mình mà đi học trường khác thì trường mất đi học sinh có khả năng đậu cao khi đi thi cuối năm cho tiểu bang Cali. Học sinh nào cũng phải thi.
Mình thuộc loại ngu lâu dốt sớm nên không thích cho con học nhiều, để thì giờ đọc sách, chơi thể thao, cứ lú lú vào học thì Chán Mớ Đời. Khi xưa mình chỉ đi chơi, đâu có học gì đâu, phá làng phá xóm. Nay mới có kỷ niệm, chuyện kể cho bạn học cũ nghe. Đám chuyên học và học nên ngày nay cứ u chau u châu khi nghe mình kể về Đàlạt ngày xưa. Chán Mớ Đời
Mình gọi lại, trả lời là sẽ không cho con mình đi học trường chuyên. Tưởng xong chuyện thì đám trường chuyên (GATE), cứ gửi thư mời đi tham dự đủ trò nên cuối cùng mình hỏi mấy đứa con có muốn học trường chuyên hay không. Nếu không thích thì quay lại trường cũ. Thế là chúng học trường chuyên rồi đâm thích vì có bạn mới nên hết quay lại trường cũ. Chỉ tội mình phải chở con đi học xa, thay vì đi bộ đến trường. Nói như ngày nay, hy sinh đời bố củng cố đời con.
Ông Bush Con lên ngôi, tìm cách thay đổi giáo dục Hoa Kỳ cấp phổ thông nên ra chương trình: “No Child left behind” thế là các trường bắt học đủ trò, thi đua, mỗi năm phải cho học sinh thi để xem trường nào khá để tuyên dương.
Giáo dục Hoa Kỳ về đại học rất nổi tiếng vì đại học tự trị. Tự chọn chương trình giảng dạy, tuỳ theo môi trường và năng động của xã hội còn giáo dục phổ thông Hoa Kỳ thì te tua vì có chính phủ dính vào. Cái gì mà có chính phủ dính vào là khốn. Thêm công đoàn giáo chức toàn là đảng Dân Chủ, chỉ lo cái nồi cơm của họ nên đấu tranh chính trị nhiều hơn thay vì lo dạy học sinh. Nói chung là không thay đổi cho phù hợp với tình hình xã hội và tương lai. Cuối cùng chỉ có 25% học sinh vào đại học.
Trước kia, không có bộ giáo dục nên mỗi tiểu bang, địa phương tự quyết định về phương cách giáo dục trẻ em như đại học Hoa Kỳ còn nay thì phải theo đường lối của chính phủ. Sau này ông tổng thống Jimmy Carter ký sắc lệnh thành lập bộ giáo dục riêng. Có trường tư đa số là do nhà thờ tổ chức. Có dạo mình cho con học trường Montessori rất hay nhang sau này dọn đi chỗ khác, xa quá nên thôi cho học trường công. Ở Cali có trường bán công gọi Charter school, do phụ huynh quản lý,…rắc rối lắm, kể tới mai lần. Có Homeschooling, bố mẹ dạy con ở nhà. Nếu làm lại thì mình sẽ dạy con tại nhà. Có lẻ vì mình thuộc dạng “Libertarian Capitalist”.
Trở lại vụ cô giáo bị đuổi.
Khu nghèo như Bôn Sa thì toàn là dân Việt Nam hay mấy thành phố có tàu, đại hàn thì chúng học như điên nên được tuyên dương đủ trò, được tặng thêm tiền. Con mình chúng bắt học đi thi toán tiết gì đó, hay diễn kịch phải chở đi học rồi đi thi tít miền bắc Cali. Được giải 2, 3 hay an ủi chi đó. Chán Mớ Đời
Ông Obama lên ngôi cũng tiếp tục vụ này, đổi tên thành : “Race to the top” cũng bắt học sinh, học ngày đêm, thi thiết đủ trò đến khi có một cô bé da trắng tự tử vì điểm xuống. Bà mẹ làm phim “race to the Death”, đi nói chuyện, ngưng vụ ép học sinh học như điên. Ít ai xem phim này. Mình có đến trường xem. Thấy thương cho con mình. Học ngày học đêm chẳng bù lại khi xưa mình đi chơi lêu bêu. Truyền thông ít nói nhưng học sinh bị áp lực học như điên nên hay có trường hợp tự tử. Lớp thằng con có cô gốc Nhật Bản tự tử. Chán Mớ Đời
Chính phủ Trump có bà tỷ phú làm bộ trưởng giáo dục, bị đảng Dân chủ đập như điên nhưng nay ít nghe đến nên không biết có làm gì khác. Con mình cũng xong đại học, con gái thì còn một năm nên ít để ý đến giáo dục phổ thông.
Lý do mà các nước chạy đua thay cập nhạt hoá ngành giáo dục của họ vì cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Mỗi năm Ấn Độ, cho ra trường 1,500,000 kỹ sư, còn Trung Cộng cho ra trường 3,000,000 cử nhân trong khi Hoa Kỳ chỉ có $500,000 sinh viên ra trường đại học. Hàng năm các đại học Hoa Kỳ huấn luyện 275,000 du sinh viên gốc Trung Cộng, 200,000 gốc ấn độ….
Mỗi năm đi thi toán Olympic quốc tế chi đó, học sinh mỹ đứng thứ nào đó. Năm nay bà rá đứng đầu vì có 6 thí sinh đạt điểm cao nhất 42/42. Hai người Mỹ, 2 người Tàu, 1 Nam Hàn và một Ba Lan. Hai người Mỹ là gốc tàu. Hàng năm thi đánh vần Hoa Kỳ, đa số là học sinh gốc Ấn Độ đoạt giải.
Mình về Việt Nam, thấy mấy đứa cháu học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm. Không thấy chúng chơi thể thao gì cả. Cứ học và học. Mình đoán bên tàu cũng vậy hay ấn độ. Năm nay ra trường cấp 3, có một cô bé nào gốc Việt đậu thủ khoa trường ở vùng Bôn Sa, học như điên đến 2-3 giờ sáng, không chơi thể thao hay việc gì khác.
Con mình như đám học sinh mỹ, học đến 2:00 chiều là đi bơi hai tiếng hay chơi thể thao trong trường như đá banh, bóng rổ, banh chuỳ,…tuỳ mùa hay có các ngoại khoá như chơi nhạc, ban nhạc, múa may chi đó. Cũng có một số khác, mở các hội về khoa học đủ trò,… các hội trong trường có đủ loại, khi học sinh ăn cơm, đi nghe học sinh khác bàn về môi trường, khoa học, xã hội,…hay hội fan cuồng tài tử xi nê hay nhạc,…
Khi mình dọn qua Cali lấy vợ thì có cuốn sách “The Lovables in the Kingdom of Self-Esteem “ của bà Diane Loomans và họa sĩ Kim Howard được xuất bản để cho con nít đọc:
I AM LOVABLE!
I AM LOVABLE!
I AM LOVABLE!
Nói về một vương quốc của lòng tự trọng (Self-esteem), có đến 24 loại thú. Á châu mình có 12 con giáp, mỹ chơi đến gấp đôi. Chắc theo 24 tiếng đồng hồ. Cuốn sách này nói về một loại văn hoá ở Bắc mỸ vào dạo đó có cơn sốt về lòng tự trọng. Nhà trường, ngoài công việc giáo dục về kiến thức, còn phải nâng đỡ học sinh về mặt khả năng và cá biệt của học sinh, giúp chúng có lòng tự trọng.
Mình nhớ cho con gái tham gia hội đá banh. Nó không thích, mỗi lần huấn luyện viên cho nó ra sân, thì cứ thấy nó chạy ở đâu đâu. Banh chạy về bên trái nó chạy về bên phải, còn khi banh chạy về hướng nó, thì nó lại chạy đi chỗ khác, tránh banh. Kinh hoàng. Vậy mà cuối mùa, nó cũng được kêu lên tặng cúp, đeo huy chương nên mình cho nó ngưng đá banh. Vô nàh ai thấy họ treo cúp huy chương đầy nhà là mình chán như con dán. Tương tự, đi học võ đứa nào cũng lên đai đen dù đám đá như shit. Xem như nâng điểm. Nêu giàu có như mấy tài tử ở hồ Ly Vọng, chạy tiền là con vào học trường nổi tiếng. Chán Mớ Đời
Phong trào giáo dục con nít về lòng tự trọng, tôn vinh chúng thay vì chửi bới “Ngu như bò” mà khi xưa mình hay được thầy cô mắng như điên. Đây thầy cô phải khuyến khích học sinh, khen nào là thông minh dù học dốt. Họ cho rằng nếu con người được nâng cao lòng tự trọng sẽ giảm thiểu tội ác, vị thành niên dính bầu hay phá hoại môi sinh,…Chán Mớ Đời
Không những tại học đường mà trong các công ty cơ sở, chủ cũng phải đề cao, giúp nhân viên có lòng tự trọng đủ trò. Một cô gái hay cậu bé ăn nhiều, thay vì giúp họ giảm cân, giải thích ăn nhiều chất đường, bánh kẹo là sẽ bị mập béo, họ lại kêu con mình rất thông minh, thân hình đẹp,…nhưng nhìn trong gương thì họ vẫn béo hơn thiên hạ.
Ngày nay, người ta không ngạc nhiên khi thấy đám trẻ, 30, 40 thậm chí 50 tuổi cứ ăn bám ở bố mẹ. Khôgn dám la vì sợ tổn thương lòng tự trọng con của mình. Con mình thì mình la như điên, đồng chí gái thì cứ dỗ. Chán Mớ Đời
Các guru mọc đầy nơi như Tony Robbins, huấn luyện người ta về lòng tự trọng kỷ năng,..
Có một ông tên Vasconcellos cho rằng: Logic rất đơn giản: Nếu lòng tự trọng thấp, sẽ gắn liền với phản ứng không đúng chuẩn mực, rất nhiều hình thức thiếu tôn trọng và hành vi xấu, nếu nuôi dạy trẻ lòng tự trọng (và những người khác) có thể mang lại lợi ích không thể kể xiết.
Vasconcellos đã vận động Sacramento, thủ phủ của California để ra mắt một ủy ban tự trọng trên toàn tiểu bang để nghiên cứu các chính sách giúp đỡ lòng tự trọng người dân Cali nhất là trẻ em.
Năm 1986, California được thông qua, và sau đó, thống đốc George Deukmejian đã ký luật, thành lập Lực lượng đặc nhiệm California để thúc đẩy lòng tự trọng và trách nhiệm xã hội và cá nhân. Mục tiêu của Lực lượng Đặc nhiệm là khám phá cách áp dụng lòng tự trọng vào một loạt các vấn đề xã hội. Chính phủ Cali đã cấp ngân sách cho nhóm $245.000 mỗi năm, dưới sự lãnh đạo bởi Vasconcellos.
Khi lực lượng đặc nhiệm của ông Vasconcellos được bố trí, bao gồm một sự pha trộn giữa các người theo Kitô khá cấp tiến, các nhà hoạt động đồng tính, nhân viên pháp luật, nhà giáo dục, cố vấn và tín đồ Thời đại mới,(new Age),.. và các thành viên của lực lượng đặc nhiệm rất tin tưởng về dự án mới của họ, để xây dựng một xã hội mới đầy tình người.
40 năm sau, nhà tù Hoa Kỳ lớn nhất thế giới.
Năm 1989, nhóm này xuất bản cuốn “The social importance of Self-Esteem” khiến truyền thông nhảy vào, đào bới. Ông thứ trưởng bộ tư pháp, Brian Taugher tuyên bố: “có nhiều người phạm tội vì họ không có lòng tự trọng” thế là cha con thay đua dạy con theo cách mới. Nào là con thông minh, con đẹp dù học ngu như mình hay đen xấu trai như mình. Con mình học đánh dương cầm, mỗi năm phải đóng tiền cho cô giáo mướn khách sạn để cho con biểu diễn,… đánh như kít mà thiên hạ vỗ tay như điên, tặng hoa đủ trò khiến mình như bò đội nón. Con mình dỡ mà bạn chúng cũng tương tự nhưng mấy bà gặp nhau khen đáo để. Chán Mớ Đời
Năm 2015, người ta tính chính phủ tốn tiền cả 10 tỷ đô la cho việc giúp nâng cao lòng tự trọng. Các công ty mướn người dạy nhân viên của họ học tập kỹ năng đủ trò, để gia tăng sản xuất.
Theo Steve Salerno, tác giả của “Sham: How the Self-Help Movement Made America Helpless” (Phong trào tự lực làm cho nước Mỹ bất lực). Ông cho rằng phong trào tự trọng được xây dựng trên ý tưởng điều đó thực sự đã tạo phát từ những năm 1960 và 1970 (Hippie). Giáo dục dựa trên lòng tự trọng xuất phát từ chủ nghĩa nạn nhân, được nâng cao trong những cuốn sách đầu tiên như “I’m OK - You’re OK”.
Người da đen chuyên nạn nhân hoá về thành bại của họ, cứ kêu họ nghèo vì cha ông họ bị bắt sang Hoa Kỳ làm nô lệ, nay chính phủ Hoa Kỳ phải bồi thường cho những sự mất mát tinh thần. Cho thấy cái nguy hiểm gieo vào đầu con nít sẽ đưa đến kết quả khó đo lường.
Ông cho rằng mọi người đều leo lên chuyến tàu nuôi dưỡng lòng tự trọng tại Hoa Kỳ. Biến những đứa bé đến trường trở thành những nạn nhân. Nếu học sinh học hành không được điểm cao là vì chúng không có lòng tự trọng cao chớ không phải vì chúng lười. Các trường học ở Hoa Kỳ đều theo chiều hướng này. Đừng có làm gì để học sinh mất lòng tự trọng, vì sẽ học ngu. Cái hay của trào lưu này là chính phủ không cần phải thay đổi các giáo dục học sinh, chỉ cần thêm phần nâng cao lòng tự trọng.
Nếu nói về phong trào giáo huấn này thì đến mai không hết. Chỉ nói một điểm là với tư tưởng này mà ngày nay người Mỹ cứ bô bô kêu Hoa Kỳ là quốc gia số một trên thế giới. Họ không để ý là các nước khác đang sắp qua mặt họ như Trung Cộng, Ấn Độ vào năm 2050. Vì từ bé đã được nuông chìu, khen thưởng là số 1,…
Giới đồng tính, chuyển giới, đủ trò lên tiếng khắp nơi. Nếu ai không thích họ, hay có chính kiến khác là bị chụp mũ là kỳ thị,…chà đạp lòng tự trọng của họ. Khi xưa, mình bị bạn bè kêu Sơn Đen, thậm chí chỉ gọi “đen” tên mình cũng mất luôn, mất luôn lòng tự trọng. Chán Mớ Đời
Trở lại vụ bà giáo bị sa thải, cho thấy phong trào lòng tự trọng đã không giúp đứa trẻ hiểu biết về tương lai, thực tế đời sống. Đi làm, nếu chủ cho thời hạn phải làm xong nếu không thì bị đuổi, không có trò khoan hồng,… nhất là ngày nay người Mỹ không chỉ phải tranh đấu, thi đua học tập với người Mỹ không thôi mà khắp thế giới. Khi xưa, muốn được nhận vào trường lớn, danh tiếng thì chỉ cần thi đua học hơn mấy đứa bạn cùng lớp hay trong thành phố, nay phải thi đua với học sinh khắp thế giới. Kinh
Một đứa trẻ đi học, không nộp bài được 50% thì ra đời chúng đâu cần đi làm, ở nhà vẫn được chính phủ trợ ấp 50% lợi tức. Ở Cali có đến 49% dân cư ăn trợ cấp, khá hơn nước mỹ chỉ có 47%.
Chán Mớ Đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét