Chicago

Thành phố thứ nhì mà mình viếng thăm khi du lịch ở Hoa Kỳ lần đầu tiên là Chicago, sau New York. Lý do là có một nhóm kiến trúc sư được gọi là Chicago School, rất nổi tiếng, thiết kế nhiều toà nhà chọc trời nổi tiếng nhất thế giới vào dạo ấy. Điển hình là toà nhà chọc trời của công ty Sears. Lạnh quá nhất là gió dù mình đến vào tháng 4 nên sau này mình sang Hoa Kỳ đi làm ở New York. Vui hơn.
Năm 1840, thành phố Chicago chỉ có độ 4,500 dân cư, đứng hạng thứ 92 về dân số ở Hoa Kỳ. Đến năm 1870, 3 thập kỷ sau thì dân số gia tăng lên 300,000 dân cư, biến thành phố này trở thành đông dân cư thứ 5 của Hoa Kỳ và là thành phố phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ.
Lý do của sự phát triển nhanh chóng là địa lý, vị trí của thành phố này. Địa điểm các đường thuỷ và xe hoả của Hoa Kỳ đều chạy ngang thành phố này.
Dạo ấy Hoa Kỳ đang chuyển mình từ một xã hội canh nông sang một xã hội công nghiệp trong cuộc cách mạng kỹ nghệ. Điểm đáng nhớ là họ xây cất nhanh chóng và bằng gỗ vì nhanh chóng và rẻ tiền.
Ngày 8 tháng 10, năm 1871, lửa bắt đầu khởi phát tại một chuồng bò do một tên say rượu hay vì lý do nào đó, không ai nhớ rõ. Chỉ biết là ngọn lửa phát cháy dữ dội ở khu Tây của thành phố rồi tàn phá khu thương mại của Chicago. 30 tiếng đồng hồ sau thì ngọn lửa mới tàn, tiêu huỷ gần như hoàn toàn thành phố này.
Hoả hoạn đã tiêu huỷ hơn 17,000 nhà cửa hay công sở trên một vùng độ 3.5 dậm anh vuông, tổn thất lên đến 3.8 tỷ đô la ngày nay, 1/3 dân số trên 100,000 trở thành vô gia cư và có trên 300 dân cư bị thiệt mạng.

Các khách sạn, siêu thị, chợ búa, ngân hàng đều bị cháy rụi. Dạo ấy Hoa Kỳ chưa có những cơ quan cứu tế liên bang hay tiểu bang như ngày nay.
Đứng trước cảnh điêu tàn, dân cư của thành phố hợp tâm để xây dựng lại thành phố, không ai kêu gào hay réo gọi mình là nạn nhân của số mệnh.
Cái may là thóc lúa, bò vẫn còn, đường xe lửa không bị thiệt hại giúp các nguyên liệu cần cho sự tái thiết, trợ giúp được chuyên chở đến nhanh chóng.
Trong vòng 48 tiến gđồng hồ, 12 ngân hàng bị cháy đều mở cửa làm việc tại các địa điểm tạm, các chỗ buôn bán chợ búa được thành lập tạm. Ông Henry Greenbaum, một tài phiệt, viết thư cho các ngân nhàng trên thế giới, kêu gọi cho vay vốn để xây dựng lại Chicago.
Cũng từ dạo ấy một nhóm kiến trúc sư trẻ xuất hiện, thiết kế và sử dụng một loại vật liệu mới: sắt để chống cháy. Các toà nhà do họ thiết kế được khen và bắt chước khắp nơi trên thế giới mà ngày nay người ta gọi là Chicago School.
20 năm sau vụ hoả hoạn lớn nhất của thành phố, dân số vượt qua 1 triệu người và là thành phố đông dân cư thứ hai của Hoa Kỳ, nhân gấp 3 trước vụ hoả hoạn.
Tại sao không có bảo hiểm, không có sự trợ cấp cua Rich súng phủ mà người dân Chicago lại xây dựng lại thành phố đẹp và rộng gấp 3 trong vòng 20 năm. Đó là tinh thần cộng đồng và tự do kinh tế thị trường của thuyết tư bản, đã giúp mọi việc thành công.
Sự thành công, phú cường của Hoa Kỳ không phải là sản phẩm của chính phủ mà của người dân, vì tương lai của họ, của con em, họ đã đứng dậy để xây dựng tương lai.
Ngày nay, với bàn tay lông lá của chính phủ, các thành phố ở miền nam bị bão Katrina đánh xập, vẫn chưa hồi phục. Người dân đã mất tính tự cường, chỉ mong đợi vào sự giúp đỡ của chính phủ, như ở các xã hội theo chủ nghĩa cộng sản, xã hội. Người Mỹ mất đi tinh thần của người tiền vệ khai phóng, khi xưa mà cha ông của họ, bất chấp hiểm nguy lên tàu sang mỹ châu để có một cơ hội tạo dựng tương lai.
Sau đó họ lại “Tây Tiến”, dần dần chiếm đất của người da đỏ đến bờ biển Thái BÌnh Dương. Ngày nay, cứ xem đảo Puerto Rico, mấy năm sau vụ bão lụt, họ vẫn cứ trong chờ vào chính phủ liên bang trợ giúp. Hoa Kỳ là một xứ theo tư bản, họ đâu muốn xây dựng lại một hòn đảo mà đa số là người xin trợ cấp. Ít đóng thuế thì ai lại bỏ tiền.
Nguy hiểm của người Mỹ ngày nay là 47% dân số ăn trợ cấp chính phủ hay tiểu bang, còn Cali thì khá hơn 49%. Tinh thần tiên phong, khai phá của những thế hệ trước đã mất. Viva el socialismo!
Chán Mớ Đời 
https://www.google.com/maps/uv…#

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét