Chủ nghĩa hậu tư bản (tiếp theo)



Cách đây 200 năm, ký giả John Thelwall cảnh báo con người xây dựng các nhà máy, vô hình trung sẽ xây một thể chế dân chủ mới: “các nơi sản xuất và công xưởng là một loại xã hội thu nhỏ, nơi mà quốc hội hay công lý gần như không thể can thiệp”.
Ngày nay thì cả xã hội là một nhà máy lớn. Mọi người đều tham gia vào sáng tạo, tiêu dùng đủ loại hàng hoá, luật lệ,… truyền thông rất quan trọng cho sự sinh hoạt hàng ngày, để nối kết, chia xẻ kiến thức và phản kháng. Ngày nay, mạng lưới thông tin như các nhà máy khi xưa, người ta không thể nào cấm cản và giải tán.
Chính phủ có thể ngưng các mạng xã hội như Facebook, Twitter thậm chí toàn mạng internet và hệ thống điện thoại cầm tay, như dạo mùa xuân Ả Rập, sẽ làm đình trệ hoàn toàn nền kinh tế nhưng chính phủ không thể áp đặt, tuyên truyền như các xã hội bị bưng bít như 50 năm về trước.
Ta thấy đông đức với bộ máy an ninh kinh hồn Stasi, kiểm soát người dân, hàng xong, ban bè đều để ý rồi thông báo cho công an nhưng rồi chính chế độ xụp đổ trước nhất trong khôi Varsovie.
Khi người ta xét lại sự xụp đổ của khối Liên Xô, mà người ta gọi là sau bức màn sắt. Bao nhiêu tin tức đều được thanh lọc nhưng kỹ thuật mới về thông tin đã được du nhập vào khối này.
Điển hình là cái máy video, đã giúp những người buôn lậu, đem các video của các nước tư bản vào. Có một phim tài liệu về Lỗ Ma Ni trong thời gian này, cho thấy người dân mê xem video của mỹ nên họ hết tin tưởng vào đảng và nhà nước cộng sản. Làm sao người dân có thể tin vào tuyên truyền nhà nước nói về tư bản dẫy chết khi họ được xem các phim chiếu xe huê kỳ, các siêu thị, thành phố đầy ắp hàng tiêu dùng. Khác với đồ quốc doanh.
Các nhà nước độc tài như Bắc Triều Tiên, Trung Cộng, hay Ba Tư có thể dùng luật an ninh mạng để kiểm soát người dân của họ. Làm như vậy tương tự như bãi bỏ hệ thống điện nước cả nước. Người dân muốn bán hay mua qua điện thoại di động mà nhà nước cấm, bắt họ phải vượt tường lửa thì làm sao mà kinh tế có thể chạy được, nhất là khi người ta sẽ sử dụng hệ thống 5 gờ.
Khi con người đã xây dựng được một hệ thống thông tin mà hàng triệu người, thậm chí tỷ người nối kết với nhau qua mạng, ở tầm ngón tay của mình, chủ nghĩa thông tin tư bản (Info-capitalism) đã tạo dựng một cuộc cải cách vô tiền khoán hậu trong lịch sử loài người: biến tạo một con người có kiến thức và được nối kết. Giới trẻ ngày nay khó có thể không đụng tới cái điện thoại cầm tay một ngày thậm chí một tiếng đồng hồ. Nhớ khi xưa, con mình làm lỗi là cứ lấy cái điện thoại là chúng sợ.
Điển hình ở Hương Cảng, người dân hiểu biết về quyền lợi của họ và nối kết với nhau, giúp họ nhận ra vấn đề; không thể để bắc kinh kềm chế vì tương lai của họ sẽ trở thành những nô lệ của bạo quyền.
Người ta nhận thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính của xứ Hy Lạp, người dân ra tay giúp đỡ lẫn nhau, như chở con của hàng xóm đi học, đón về, giúp nấu ăn, tương thân tương trợ mà trước đây, trong xã hội tư bản man dại, con người đã đánh mất sự thân ái, tương trợ. Mình nhớ khi xưa đi giang hồ ở xứ Hy Lạp, được người dân mời về nhà ăn ở theo phong tục của họ.
Họ thấy chủ nghĩa hậu tư bản thì hành động của người dân khác xa với những hành vi thường thấy ở xứ tư bản, mạnh ai nấy sống.
Nếu chúng ta xét về sự thay đổi hành vi của con người từ xã hội chế độ phong kiến qua chế độ tư bản rất ít. Ngược lại, người ta biết rõ hơn từ 50 năm qua vì sự chuyển hoá qua khoa học xã hội, nhất là sau khi khối Liên Xô giải thể.
Việc đầu tiên mà người ta nhận thấy là những phương cách sản xuất được hệ thống một cách cá biệt. Thời phong kiến thì hệ thống kinh tế được dựa theo các tục lệ và luật gần như bắt buộc. Nông dân chỉ là một công cụ sản xuất cho giai cấp quý tộc, điền chủ.
Hệ thống sản xuất tư bản thì dựa hoàn toàn trên kinh tế thị trường và lợi nhuận. Từ đó người ta suy luận về một phương cách sản xuất hậu tư bản.
Người ta suy đoán vào năm 2075, 55 năm nữa, xã hội sẽ cơ cấu xung quanh con người tự do, có chính kiến nên khó tiên đoán những gì sẽ xẩy ra. Tương tự khi mình sang Hoa Kỳ, công ty Apple mới cho ra đời McIntosh, đâu ai nghĩ đến một ngày sẽ có Iphone cầm trên tay, liên lạc với người mướn nhà hay hàng xóm dù đi chơi cách xa mấy ngàn dậm, trực tiếp.
Người ta so sánh thời ông Shakespeare viết những vỡ kịch nổi tiếng vào ở thế kỷ 17. Dạo ấy xã hội đề cao về đạo đức con người mà ta thấy qua King Lear hay Hamlet. Họ cho rằng vào năm 2075, một văn hào Shakespeare tương tự sẽ nói về sự liên hệ giữa các giới tính, sinh lý hay y tế....
Cũng có thể các nhà biên kịch sẽ kể chuyện khác vì sẽ có những cách mới để kể lại câu chuyện như thời bà Elizabeth đệ nhất, người ta bắt đầu xây các nhà hát tây để diễn kịch. Lối trình diễn kịch nghệ khác với những tấm lều được dựng lên tạm thời.
Nhớ dạo còn bé ra chợ Đàlạt, mình hay thấy gần chợ rau, có mấy người hát múa để bán dầu cù là hay thuốc bổ thành hoàn chi đó. Cũng một tuồng nhưng khi xem cải lương ở rạp Ngọc Hiệp thì lại khác.
Viếng thăm các nhà hát Hy Lạp cổ xưa, còn xót lại ở Ý Đại Lợi hay Hy Lạp, chúng ta sẽ thấy kỹ thuật được áp dụng để xây dựng và giúp các nghệ nhân trình diễn, nói hay hát vang lên trong không gian.
Với phương tiện truyền thông qua mạng internet, có lẻ trong tương lai, nghệ thuật sẽ thay đổi cách diễn đạt, kể về một câu chuyện. Dạo mình ở Luân Đôn, phải mua vé nguyên năm để đi xem Opera (rẻ hơn). Nhớ đâu 20 tuồng trung bình đâu £10/ vé. Nay chỉ cần mở truyền hình xem đài PBS hay BBC là có thể coi lúc nào cũng được. Vợ đi shopping thì ngồi nhà mở xem.
Người ta so sánh nhân vật Horatio trong Hamlet của Shakespeare và Daniel Doyce trong Little Dorrit của Dickens. Hai nhân vật này đều có chung một nỗi ám ảnh của tuổi trẻ. Horatio thì ám ảnh về triết lý nhân sinh quan, trong khi Doyle thì bị ám ảnh bởi làm patent cho sự phát minh của ông ta để làm giàu.
Chúng ta khó tìm một nhân vật Doyce trong các vở kịch của Shakespeare, ngược lại trong thời đại của Dickens thì đọc giả, qua nhân vật Doyce, đều thấy một người mình biết đến. Ông Shakespeare khó có thể hình dung nhào nặn một nhân vật như Doyce ở thời đại ông còn sinh tiền. Vào thế kỷ 20, các nhà xã hội hay sử gia có thể đoán được nhân loại sẽ đi về đâu về sinh lý, kinh tế,…mà Marshall MacLuhan hay John Kenneth Galbraith hay Peter Drucker,…đã tiên đoán trong những bài viết hay sách của họ.
Tương tự một nhân vật điển hình ngày nay toàn thế giới, một người trẻ mong tạo dựng một công ty Start Up, làm giàu sau này như chủ công ty Amazon không cần sản xuất gì cả, chỉ bán hàng dùm cho thiên hạ. Mình về Việt Nam, nói chuyện với giới trẻ là nghe họ nói kinh doanh trên mạng.
Lâu lâu vợ chồng mình hay kể chuyện đời xưa ở Việt Nam, thiếu thốn ra sao, thèm ăn bánh trung thu, bán gâteau,… khiến mấy đứa con nhìn tụi này như bò đội nón. Khi xưa mình thèm nhưng chưa bao giờ tưởng tượng một ngày nào đó sống ở Hoa Kỳ thấy bánh kẹo là sợ. Chán Mớ Đời
Nông nghiệp của thời phong kiến tây phương vướng phải nạn thiếu đất thì bị bệnh Dịch mà người tây phương gọi “Black Death”. Nghe nói đâu 50% dân số âu châu bị xoá sổ, về đất chúa thì sau đó họ lại vướng vào nạn thiếu dân số, tá điền để trồng trọt, khiến lương bổng phải được nâng cao, đi ngược với tiêu chí của chế độ phong kiến tây phương.
Nhờ vậy hoàn cảnh này giúp cải tiến kỹ thuật, đưa đến buôn bán thương mại có thể làm giàu. Thay vì làm nông, người ta đi buôn ở xứ khác đem về bán. Kinh tế trước đây chỉ loay hoay tại địa phương nhưng nay được khai thác bằng cách di chuyển bằng tàu bè, đi xa về hướng đông giúp khám phá ra máy in của Guttenberg và kế toán. Dần dần họ phát minh ra la bàn, đóng thương thuyền lướt sóng nhanh và những phương pháp sản xuất; toán học và các phương cách khoa học,…
Trong thời đại trung cổ, các luật lệ, thuế vụ đều không nhắc đến tiền tệ, có lẻ vì trong kinh thánh cho rằng tiền là xấu xa, gây cám dỗ. Khi tiền được sử dụng, gầy vốn qua cổ phần trong các chuyến tàu hàng hải, tạo dựng một hệ thống tiền tệ, kinh tế mới như một cuộc cách mạng và từ đó hệ thống tiền tệ đã dẫn đến sự giàu có vô biên mà các nhà thương gia Anh Quốc đã đỗ vào Hoa Kỳ, ấn độ và các thuộc địa khác để làm giàu.
Các cuộc thăm dò châu mỹ đã làm kiệt quệ tài sản của vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì tàu đi biển, chưa chắc trở về. Người ta nói 50/50 vì biển cả, bệnh tật. Mình có kể là tình cờ một ý ĩ người anh đã khám phá ra sinh tố C, giúp thuỷ thủ đi biển, giúp hải quân Anh Quốc trở thành số 1 thế giới.
Thương mại đã dần dần thay đổi chế độ phong kiến, các thương gia giàu có như gia đình Medici ở Firenze, Ý Đại Lợi, đại diện cho tầng lớp tư bản đầu tiên, có quyền hơn vua chúa, giai cấp quý tộc. Từ đó người ta có câu thành ngữ, thằng nào có vàng thằng đó lãnh đạo.
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang tàn lụi dần vì “Thông tin”. Tương tự máy in của Guttenberg và các phương cách làm việc khoa học đã thay đổi chế độ phong kiến thời trung cổ. Các kỹ thuật công nghệ thông tin ngày nay đã được áp đặt lên và thay đổi các nghành kỹ thuật khác từ y tế đến nông nghiệp, xi nê,..để giảm thiểu giá thành.
Kinh tế gia người pháp Yan Moulier-Boutang gọi Internet; vừa là con thuyền và vừa là đại dương cùng một lúc như khi xưa người ta khám phá tàu bè, la bàn, đại dương và vàng mà các thuỷ thủ tây phương được các hoàng gia Tây ban nha và bồ đào nha gửi đi thám hiểm mỹ châu.
Ngày nay, chúng ta nhận thấy sự khan hụt nguyên liệu, quặng mõ, khí hậu thay đổi, người cao tuổi đông hơn và di dân. Những yếu tố này đang thay đổi chủ nghĩa tư bản và dài lâu sẽ soi mòn chế độ này. Chúng ta thấy những tai hại mang lại cho sự phát triển điên cuồng ở Trung Cộng, hay các nước khác. Cháy rừng ở Nam Dương, làm bầu trời ở Tân Gia Ba đen nghịt. Có thể chưa phải là bệnh dịch (Black Death) của thời trung cổ ở Tây phương nhưng trận bão Katherina năm 2005, đã tàn phá New Orleans, hệ thống hạ tầng cơ sở và đã làm nghèo hoá dân tình ở đây.
Trong tương lai, các thiên tai có thể sẽ đổ ập xuống loài người hay một cuộc chiến tranh nguyên tử, sẽ tàn sát biết bao nhiêu loài người như trường hợp bệnh dịch ở âu châu, được lan truyền qua các tàu bè di chuyển từ nước này sang nước nọ.
Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại cực kỳ cấp tiến. Người đồng tính có thể lấy nhau, người nào muốn đổi giới tính thì cứ vô tư. Biết đâu trong tương lai Hoa Kỳ sẽ có một người đổi giới tính làm tổng thống. Phụ nữ sẽ kêu là nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, đại diện họ còn đàn ông lại kêu không đó là nam tổng thống. Một ngày nào đó, mọi người đều đổi giới tính hết, vừa đàn ông vừa đàn bà, sẽ khiến cuộc chiến đấu nam quyền nữ quyền trở thành quá khứ. Sẽ không còn những câu hỏi tại sao lương phụ nữ ít hơn đàn ông?
50 năm qua, thuốc ngừa thai đã giúp phụ nữ, giai cấp lao động được tự do nhưng tại sao người ta không tìm ra một nền kinh tế khác tự do hơn cho loại người.
Các nước tây phương không cần chương trình một con, trai hay chỉ hai mà thôi, họ tự động bớt sinh sản. Người đức, Ý Đại Lợi, Nhật Bản,…. đều lâm vào khủng hoảng dân số. 30 hay 50 năm nữa dân số ở các quốc gia này sẽ giảm phân nữa. Có thể đó là luật tự nhiên khi trí tuệ nhân tạo được con người phát minh, để thay thế con người, không muốn khai thác con người để mang tiếng là cường hào ác bá,…
Thời nay, người ta hay nói đến Sapiosexuality, yêu nhau về tri thức như thể đàn ông trí thức trên thế giới đều ham muốn ngủ với bà Susan Sontag, một nhà trí thức nổi tiếng Hoa Kỳ. Mình thì không. Vì không muốn uống sữa quá date. Chán Mớ Đời
Năm 2075, dân số thế giới sẽ còn phân nữa ngày nay. Bạn bè mình đều rên con họ chả mướn lấy chồng lấy vợ. Chúng sống chung. Thích thì tiếp tục còn thì cút đi. Xem như sẽ không có hậu duệ.
Ông Romney cho rằng Hoa Kỳ có 47% dân số, không đáng kể vì họ không sản xuất, chỉ ăn bám xã hội. Cali thì nhiều hơn, có đến 49% theo một cán bộ xã hội giải thích cho mình.
Ngày nay, máy móc, trí tuệ nhân tạo dần dần thay thế con người làm những việc tay chân. Máy in 3 D có thể xây nhà, áo quần giày dép,… khi các nước tây phương bắt đầu sử dụng các kỹ thuật mới để sản xuất thì các thợ thuyền, nhân công ở Trung Cộng, các nước nghèo ở á châu và châu phi sẽ đi về đâu? Làm gì?
Ngay cả Hoa Kỳ hay tây âu cũng đang lâm vào vấn đề này. Đi chợ mua đồ, người ta thường phải làm đuôi để trả tiền, đợi cô hay ông thâu ngân viên rà máy các sản phẩm mà mình mua, bỏ vào bao bị,…
Nay chúng ta đã thấy các máy tự trả tiền. Người tiêu dùng tự động đến rà máy, cà thẻ rồi đẩy xe ra. Có các siêu thị đang thử, không có thâu ngân viên, người ta đẩy xe đi mua đồ thì điện thoại cầm tay tự động rà các món hàng mình bỏ vào xe rồi khi đẩy xe ra ngoài cửa, tự động thanh toán tiền qua Ipay hay paypal,…
Mình nhớ đi Nhật Bản với bà cụ, bổng nhiên bà mễ giúp việc gọi, nói vợ mình không có nhà nên mình bấm nút trên điện thoại cầm tay của mình để mở cửa cho bà ta. Hay tên hàng xóm mỹ bám chuông thì tự động hiện lên điện thoại của mình và nói chuyện hỏi thăm đủ trò.
Cho thấy ngày nay, kỹ thuật đã thay đổi đời sống con người rất nhiều. Điển hình khi mình mới dọn về nhà này thì thấy cái bình nước nóng to đùng khiến mình thất kinh. Lý do là nấu bình nước nóng tốn khá nhiều ga. Khi nước nóng lên 120 độ F thì sẽ tự động tắt. Sau đó nước sẽ nguội thì máy lại tự động nấu nước. Nhà có 4 bồn tắm nên ống nước khá dài để nối chung hệ thống nước nên nước trong ống khi chưa sử dụng sẽ nguội. Do đó khi tắm thì phải đợi nước trong ống chảy ra hết mất cả mấy gallon nước thì mới có nước nóng. Do đó chủ trước họ gắn cái bơm nước nguội về bình nước nóng để đun sôi lại nên tiền điện tiền ga cả tháng lên $120.
Mình phải gắn bình nước nóng của Nhật Bản, khi sử dụng thì nước được đun sôi ngay, tránh nạn phải đun cả ngày ngay cả khi đi nghỉ hè. Mình gắn cái App Wemo, cắm điện cái máy bơm nước nguội. Mỗi lần trước khi tắm, mình chỉ nhấn cái app thì nước nguội sẽ tự động bơm về cái máy nước nóng Nhật Bản. Khỏi tốn nước. Mỗi tháng trả không đến $15 tiền ga.
Mình tính nếu có ai mua cái vườn thì mình ghi tên đi học kỹ sư về robotics, để chế một ô sin người máy, có tên “đồng chí gái”. Có thể sửa chửa đủ thứ trong nhà, rữa chén,… điện hư là nó tới quan sát sửa chửa đủ trò. Mình có tên bạn mỹ kể, nó mua cái máy Alexa về để ở nhà. Lý do là vợ nó tên Alexa, nó nói gì cũng không nghe còn cái máy của Amazon sướng, nói gì cũng làm còn cảm ơn nó. Chán Mớ Đời
Tương lai của các thâu ngân viên sẽ về đâu khi họ không có khả năng học lên cao để tìm một công việc mà máy móc chưa làm được. Họ sẽ gia nhập thành phần mà ông Romney gọi là giai cấp vô dụng (useless class).
Do đó ngày nay, người ta nói đến Universal Basic Income (UBI). Thay vì cho tiền trợ cấp, họ gọi UBI để khỏi làm người thất nghiệp hay không thể tìm được công ăn việc làm, khỏi mất mặt, xấu hổ không bị thương tổn. Rồi nhờ họ đi làm tạp vụ, giúp đỡ xã hội lặt vặt này nọ,…
Nghe nói chương trình này thành công ở Alaska, còn Oakland thì mình chưa biết kết quả. Còn Phần Lan thì cho áp dụng từ hai năm nay và sẽ từ bỏ UBI vì kết quả còn tồi tệ hơn. Con người đâm nghiện rượu, ma tuý,…
Khi con người không còn lý do, lý tưởng để sống thì họ sẽ làm gì.
Chán Mớ Đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét