Cha nghèo bố giàu

Nguyễn Hoàng Sơn

Có dạo ông Robert Kiyosaki cùng viết một cuốn sách với một chuyên gia về tài chánh có tựa là "Rich Dad, Poor Dad" khá nổi tiếng; kể ông ta có hai người cha, một là cha ruột có bằng tiến sĩ nhưng lại nghèo, về già lại chết trong sự túng thiếu còn người cha giàu là bố của một người bạn, tuy ít học nhưng dạy ông ta lối nhìn khác về cuộc đời để xây dựng ước mơ của mình. Thật ra thì ông này bựa ra chớ không có ông cha nào như vậy cả vì các nhà báo tìm kiếm ở Ha Uy Di thì không có nhân vật nào mà ông ta kể nhất là người bạn. Năm nay ông ta bị người viết chung kiện và khai phá sản. Ông này chuyên tham gia buôn bán với các công ty kinh doanh đa hệ (multi level marketing) nên nảy ra ý viết cuốn sách Rich Dad Poor Dad để động viên các người tham gia trong công ty đa hệ của ông ta.

Cuốn sách này tóm tắc về tthật của nền giáo dục của Mỹ, không dạy học sinh cách làm giàu, dạy cách rất lỗi thời không theo kịp tiến trình của xã hội. Cho nên đa số các người thành công là những người chưa bị học đường biến thành nô lệ cho chủ công ty như các ông Bill Gates, Steve Jobs,.. đã bỏ học nửa chừng để đeo đuổi mộng ước của mình. Nền giáo dục của Hoa kỳ thừa hưởng giáo dục thời Bismack của nước Đức, huấn luyện học sinh, sinh viên trở thành các công cụ cho các nhà máy sản xuất. Trước đó các đại học Âu châu dạy về nhân văn, là nơi các sinh viên bỏ thời gian để tìm hiểu về chính bản thân và một con đường cho tương lai nhưng dần dần là nơi đào tạo các chuyên viên cho các ngành kỹ nghệ.

Khi sinh ra, ai cũng được cha mẹ khuyến khích học cho giỏi, lấy cái bằng đại học rồi sẽ có một công việc tương xứng, lập gia đình, sinh con đẻ cái nhưng vài năm sau khi thấy đồng lương cố định không đủ để thực hiện giấc mơ của mình. Đa số các cuộc li dị ở Mỹ khởi nguồn từ vấn đề tài chánh. Xã hội Mỹ là một xã hội định hướng về tiêu thụ, báo chí truyền thông quảng cáo nói về các nhân vật nổi tiếng để khuyến khích con người tiêu thụ những sản phẩm không cần thiết. Mua hàng xịn vì người bạn có thì mình phải có nhưng với lương hàng tháng mà người chủ chỉ trả vừa đủ để mình không kiếm việc khác nên nhiều người lao đầu vào đi làm thêm kiếm tiền thì không có thì giờ chăm sóc hạnh phúc gia đình, thì giờ cho vợ con, sẽ gây đến đổ vỡ. Một người làm lương $500,000/ năm nhưng tiêu pha $600,000/năm thì nghèo hơn người làm $50,000/năm nhưng chỉ tiêu xài $40,000/năm nhưng người đời vẫn cho là tên xài $600,000/năm là giàu có và muốn bắt chước. Các tài tử của Hồ ly vọng bị phá sản như Michael Jackson, Kim Basinger,... vì không biết quản lý tài sản của mình. Năm ngoái khi bà Greta Gabor qua đời thì người ta khám phá ra là căn nhà to lớn mà bà ta ở là do một người ái mộ khi xưa mua lại và cho bà ở đó để khỏi mất mặt. Gần đây, tài tử Ryan O'neil nổi tiếng trong phim Love Story, dù ly dị với vợ cũ nhưng vẫn cố kiện ra toà để dành lại mấy bức tranh do ông Warhol vẽ vợ cũ ông ta vì nghèo. Người ta tính trung bình sau hai năm là những người nhận gia tài của cha mẹ để lại hay trúng số độc đắc là tiêu hết tiền.

Có hai loại giáo dục: một về nhân văn hay kỷ thuật giúp sinh viên biết rõ về một chuyên môn gì đó và hy vọng tìm được một công việc hợp với khả năng hay sở thích và một về quản trị tài chánh nhưng môn này không được giảng dạy. Môn này là loại ứng dụng chớ không phải l ý thuyết nhưng sẽ quyết định tương lai của mình. Gần đây trong trường trung học có dạy một môn chỉ cho học sinh viết ngân phiếu, kế toán,..nhưng rất sơ sài không đủ trang bị cho học sinh khi ra đời để đương đầu với các ngân hàng. Thằng con mình mới 18 tuổi là đã thấy các ngân hàng gửi thơ mời mọc làm thẻ tín dụng. May mà năm 16 tuổi mình đã đem cháu theo học lớp Financial Freedom Principles và cho coi phim tài liệu về các con nợ của thẻ tín dụng khiến nhiều sinh viên bị vỡ nợ dẫn đến tự tử,...

Mình nhớ dạo đi làm bên Thụy Sĩ thì có anh bạn đồng nghiệp người Hoà Lan. Cứ mỗi tháng lãnh lương là anh chàng trích ra một số tiền để mua cổ phần của các công ty trong khi mình bỏ vào trương mục tiết kiệm như ngày xưa bỏ vào Tín Nghĩa Ngân Hàng ở Đà Lạt. Mình nhớ dạo học sinh, mình có một số tiền nhờ phụ giúp bà cụ nên có tiền boa, thay vì tiêu xài thì để dành trong ngân hàng. Có lần mình gửi mua cổ phần của một công ty ở Saigon, để địa chỉ Văn Học vì sợ ông bà cụ biết mình có tiền thì bị từ chối vì tiền quá ít, tính ra dạo đó có $500.00. Nếu dạo đó mua được thì có lẽ mình sẽ hiểu hơn về phần này thì hồi mới ra trường thay vì để quỹ tiết kiệm mình có thể mua cổ phần công ty thì nay chắc giàu to. Thật ra anh bạn người Hoà Lan cũng không học cách mua cổ phần ở trường mà do giáo dục của gia đình, cha mẹ tiết kiệm đầu tư thì anh ta coi đó là chuyện đương nhiên làm theo cha mẹ, cho nên sau này hè mình phải trả tiền cho hai đứa con đọc mấy cuốn sách về tài chánh và viết xuống những điểm hay rồi bố con nói chuyện. Thà tốn mấy chục để động viên mà tụi nó có một khái niệm về tài chánh thì sẽ tránh tai hoạ tài chánh sau này.

Có dạo ở tiểu học, sau khi đọc xong cuốn Money, hai anh em vẽ tranh truyện đem lên trường bán cho bạn học kiếm tiền túi cũng vui. Cô con gái vẽ đẹp còn thằng anh viết truyện, rồi photocopy ra nhiều bản để bán.

Bơi xong là hai anh em đi lượm lon, cuối tuần kêu bố chở đi tới nơi đổi ve chai lấy tiền cho học bổng học sinh nghèo ở VN. Chỉ có đồng chí gái là nhảy tưng tưng, bảo đừng có đầu độc tư tưởng của tụi nó để chúng vui chơi tuổi thơ. Mình nghĩ không dạy tụi nó bây giờ sau này có đứa nào nghe đâu. Nay lớn hơn thì thấy tụi nó tiêu xài cũng cẩn thận, biết cộng thuế, tính toán tuy không phải trùm sò như bố nên cũng mừng. Có lần ở tiểu học, trong giờ nói chuyện hàng năm, bà giáo bảo mình là cô con gái nói cho cả lớp về mấy cái stock và mutual funds trong trương mục của cô ta. Mình có làm trương mục giáo dục Coverdell, mỗi năm bỏ $2000 rồi cho mấy đứa con biết là đầu tư vào đâu nên mỗi ngày đi học về, hai anh em lên Yahoo để xem tiền lên xuống bao nhiêu. Nó giải thích cho cả lớp khi nào nên bán và khi nào nên mua qua mấy cái chart. Mình bảo tụi nó kiếm stock nào để đầu tư nhưng mình không mua, để xem tụi nó tính toán ra sao. Lên trung học thì học ná thở thêm chơi thể thao nên hết rỗi rảnh nhưng lâu lâu cũng xem tiền của mình tới đâu. Mình không dám kể cho đồng chí gái sợ bị rầy.

Đọc cuốn Rich Dad Poor Dad thì mình cũng bắt chước ông Kiyosaki, tìm một người cha giàu tương tự thì may thay gặp một ông người Mỹ rất thành công. Ông kể trước thế chiến II, gia đình ông ta cũng nghèo, ở thuê, cầu tiêu thì tương tự như VN mình ở ngoài đồng, xài nước giếng.

Ông ta bị bệnh đậu mùa nên phải nghỉ học năm 11 và đăng lính Thuỷ quân lục chiến, sau giải ngũ thì ở lại Cali. Bắt đầu đi bán khoai tây ngoài đường, dần dần thì mua luôn mấy trăm mẩu ruộng trồng khoai tây ở tiểu bang Idaho. Ông mua nhà, các tiệm ăn Carl Jr.,và cây xăng\...cho thuê nên về hưu sống bằng tiền thuê nhà, rất thoải mái. Đời cha dạy học đời con đốt sách, ông này có con nhưng họ không chịu nghe, tiêu pha rất nhiều chỉ đợi ông chết để hưởng gia tài nên gặp mình muốn học nghề thì ông ta thích lắm. Cứ mỗi tuần mình đi ăn với ông ta một lần nhưng mình trả tiền nhưng chỉ mời ăn tiệm rẻ tiền để học nghề, già nên họ thích kể về những thất bại của họ để mình tránh. Ông ta mến mình nên xưng cha con. Có ai kêu bán nhà thì mình đều hỏi ông ta cách thương lượng ra sao vì ông ta có nhiều kinh nghiệm.

Gần về già thì con người bắt đầu lo chuyện về hưu thì rất lo sợ vì sống lâu. Dạo chính phủ Mỹ thành lập Social Security thì dân Mỹ trung bình chết vào lúc 63 tuổi, nghĩa là 2 năm trước khi nhận tiền phụ cấp trong tuổi già nhưng ngày nay với tiến bộ về y tế thì dân Mỹ sống thêm được 5 năm thì số tiền ít ỏi thì khó mà về hưu. Mình hay nghe thiên hạ bàn về hưu vào năm 65 hay 67 tuổi nhưng ít ai nói như ca sĩ trẻ Justin Bieber là sẽ giải nghệ vào năm 19 tuổi vì có đủ tiền để sống đến mãn đời. Về hưu khi có đủ tài chánh thay thế tiền lương khi đi làm chớ không phải vì tuổi tác. Vào Wal Mart, McDonald,..mình thấy các người già đi làm đêm vì không muốn hàng xóm biết họ đi làm thêm. Nếu hỏi họ thì sẽ được trả lời là ở nhà buồn nhưng trong thâm tâm họ muốn đang đi du lịch ở Âu Châu,...mình từng thấy trong tủ lạnh của người Mỹ về hưu có đồ hộp cho chó mèo ăn dù không nuôi. Mỗi năm gia đình mình tham gia với các hội viên Lions International, đi phát quà, đồ ăn cho gia đình nghèo.

Đài MSNBC, hay chiếu chương trình American Greed, phỏng vấn các nạn nhân, đa số lớn tuổi hay sắp về hưu. Họ lo sợ về cảnh già thiếu tiền nên bị các tên ma đầu dụ dỗ đầu tư với lãi to,... Rồi bị trắng tay kiểu Ponzi Scheme mà năm 2008 có ông Bernard Madoff, lừa dân giàu trên 64 tỉ mỹ kim. Có dạo có mấy người trong nhóm phụ huynh hướng đạo rủ vợ mình đi ăn tiệc để nghe tên nào trẻ nói đầu tư được 24%. Hắn nói là rút ruột trong nhà ra, thí dụ $200,000, mỗi năm lời trên $48,000.00, đủ tiền cho con học đại học danh tiếng như Stanford,..nên ai nấy đều hồ hỡi vì thấy có lý. Mình biết là luật cấm nói trên 8% vì có dạo mình làm nghiệp dư, có bằng bán stocks, mutual funds, giúp thiên hạ đầu tư nên vào mạng kiếm thì thấy có một hãng ở xứ khỉ ho cò gáy nào đang bị kiện nên không đi. Sau này nghe nói mấy gia đình, dính vào cái này đều mất tiền hết.

Ông bố giàu của mình là người có ảnh hưởng nhất từ 20 năm nay sau đồng chí gái. Thật ra mình có nhiều bố giàu và mẹ giàu mà mình ăn sáng hàng tuần để học thêm về kinh nghiệm của họ về đầu tư. Đa số những người này không có bằng đại học nhưng về tài chánh thì ít ai qua mặt họ.

Có một bà gốc Đức sang Mỹ khi mới 19 tuổi, lấy chồng Mỹ, nuôi chồng ăn học tới tiến sĩ. Sau đó ông chồng chạy theo cô thơ kí trẻ hơn 20 tuổi, ở trong một căn phòng thuê trong khi bà ta ở trong một cái nhà to 400 m2, sân vườn trên một mẫu. Về già ông chồng xin tiền con trong khi bà ta có y tá hầu bên cạnh, chở đi chơi, chợ,...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét