Ấp Hà Đông

Về Đàlạt, được đưa đi thăm viếng lòng vòng, viếng trung tâm di sản văn hoá ấp Hà Đông Đàlạt, để hiểu chút ít về sự thành lập Đàlạt vì khởi đầu Đàlạt, có rất ít người nhất là người Việt vì chỗ này dành cho tây đầm lên đây nghỉ dưỡng.
Ấp Hà Đông được thành lập vào năm 1938, do ông tổng đốc Hà Đông thời ấy là Tổng Đốc Hoàng Trọng Phu, nhằm giải quyết nạn nhân mãn tại vùng này ở Bắc Việt, thêm trồng rau cãi cho người tây ăn nhờ khí hậu tốt, nhất là giúp những người trồng rau có thể phát triển để nâng cao đời sống của họ. Dạo ấy, người ta trồng rau ở vùng Đơn Dương, đi lại khó khăn nên người Pháp muốn trồng gần thành phố hơn.
Còn ấp Nghệ Tỉnh (Nghệ An - Hà Tỉnh) do các người từ hai vùng này vào Đàlạt, được tuyển làm cu li khi tây làm tuyến đường xe lửa Đàlạt-Phan Rang. Tương tự khi xưa, tây tuyển người đi làm ở các hầm mõ, đồn điền cao su, hay đi qua tây làm việc. Mình nghe kể là ông Võ Quang Tiềm và em rễ, may áo quần rồi gánh đi bộ, 3 ngày 3 đêm xuống công trường để bán cho mấy người làm đường rầy, nhờ đó mà giàu lên như ông thần bán quần bò Levy cho người đi tìm vàng ở tiểu bang Cali. Ai có tin tức về thế hệ này thì cho mình xin.
Sau vụ đường sắt, thì người ta mới bắt đầu trồng rau cãi ở ấp Nghệ Tỉnh. Dạo mình ở Đàlạt, trước 75 thì đi ra mấy ấp này là thấy người ta trồng rau hay ấp Đa Thiện, gần Thung Lũng Tình yêu.
Viết tới đây thì nhận ra là ông cựu bí thư thành lập trung tâm văn hoá về Ấp Hà Đông có một điểm son vì cả Đàlạt, không có một viện bảo tàng nói đến sự thành lập của thị xã này. Du khách có thể học hỏi hay học sinh, sinh viên, dân thị có chút hiểu biết về lịch sử của nơi họ sinh sống. Chán Mớ Đời

Được biết bố của anh bạn, làm việc cho Flore de l’ Indochine ở Hà Nội, được đưa vào Đàlạt năm 1936, 2 năm trước khi có cuộc di dân của người Hà Đông, để nghiên cứu trồng hoa, và rau cãi cho Đàlạt. Người Pháp rất tỉ mỉ khi làm việc gì, đều có tính toán, không hứng, làm cho vui. Dạo mình ở Đàlạt, có đủ loại rau cãi mà sau này qua tây đều thấy.
Mình đang đọc tài liệu của tây “Revue Indochine” về sự hình thành của Đàlạt. Từ từ mình sẽ tóm tắc lại.
Được biết là trước khi vào nam, vấn đề then chốt là tài chánh, nhân danh hội tiểu công nghệ, ông Lê Văn Định đã đứng ra mượn 500 đồng bạc Đông dương (1938) của Uỷ Ban Young Tế Bắc Kỳ. Số tiền 500 đồng dạo ấy tương đương 200,000 đồng năm 1969. Ông ta gửi vào Đàlạt số tiền 300 đồng, nhờ ông Trần Văn Lý, mướn người Thượng tại địa phương để làm rẩy, và xây 3 căn nhà bằng gỗ, lợp rơm, tốn mất 150 đồng, còn 150 đồng thì ông ta mua gạo củi,…để giúp nhóm di dân đợt đầu.
Mình nghe sau 75, thì Việt Cộng chở người đi kinh tế rồi bỏ họ ở đó, sống chết mặc bây, cho thấy họ không có mưu toan giúp người dân thành công, khẩn hoang lập ấp như chính quyền thực dân.
Làng quê ông cụ, nay lên trên 30,000 mà ruộng nương thì ít nên người dân phải đi xa xứ để làm ăn, thậm chí đi lao động nước ngoài như cậu em, con cô ruột mình phải qua Lào làm đường lục lộ chi đó hay có mấy người chú đi Liên Sô, Hàn Quốc, Đài Loan,…
Ấp Hà Đông được thành lập trên một vùng đấp lài lài, có một con suối chảy qua. Năm 1942, 4 năm sau khi được thành lập thì ty công chánh đã chận lại con suối, giúp hình thành hồ Vạn Kiếp mà người pháp đã cho xây cất gần đó một số nhà nhỏ và cư xá công chức thuộc địa ở mà họ gọi là thành phố Decoux (cité Decoux, tên của toàn quyền Jean Decoux, người thành lập vùng này). Sau này, lính Ngự lâm Quân của Bảo Đại, đóng quân tại đây đến năm 1957 thì được đổi thành trường Trần Hưng Đạo. Mấy căn nhà này sau để các giáo sư trường Trần Hưng Đạo ở, mình có vào chỗ này vài lần vì có quen một tên, em của một giáo sư trường.
Trước khi vào Đàlạt, ông Lê Văn Định (sau này làm chánh án ở Đàlạt), tập họp các người được tuyển tại nhà ông Victor Vouillon, ở làng Ngọc Hạ, để tham tá canh nông Vũ Đình Mẩm, chỉ cách trồng rau cãi theo công nghệ tây phương. Xem như huấn luyện kỹ thuật trước khi vào nam. Lớp di dân vào Đàlạt có 33 người rồi từ từ họ đem họ hàng vào.
Sau 75, Việt Cộng cứ cho dân miền nam ở thành phố lên xe, chở đến vùng kinh tế mới, không huấn luyện giúp đỡ gì hết, khiến dân đói phải bò về thành phố, sống vất vưỡn như chó dại. Chứng tỏ họ muốn giết người cho rảnh nợ và chiếm nhà của dân. Dạo mình mua cái vườn bơ, đâu có biết gì về trồng bơ, may có mướn được một tên mễ, biết làm nên mình học nghề hắn cách thay thế, bảo trì hệ thống tưới nước, rồi phải đi học thêm về ngành này ở đại học, thêm đọc sách. Chán Mớ Đời
Mình nghe nói là bộ đội bị thương mà mất tay, mất cẳng là họ thủ tiêu luôn nên về Hà Nội, mình cố xem có thương phế binh bộ đội không nhưng tuyệt nhiên không thấy một bóng người nào. Ở miền nam thì còn thấy mấy thương phế binh miền nam mà ở hải ngoại, họ gây quỹ để giúp sinh sống vì kẻ thua cuộc không được tiền hưu trí như dân miền bắc.
Dạo ấy vào Đàlạt không phải dễ, cần được người giới thiệu và khám sức khoẻ,… 33 người được tuyển đi, được bác sĩ Cao Xuân Cẩm khám sức khoẻ, chích thuốc ngừa trước khi lên đường. Ông bác sĩ này chắc là con cháu của ông Cao Xuân Dục mà mình có quen một bác, đi hỏi vợ cho mình, cho mình biết là cháu ngoại. Mình còn mấy cuốn sách về ông Cao Xuân Dục ở nhà. Có thấy hình lá thư của tổng đốc Hoàng Trọng Phu viết giới thiệu những người tiên phong vào Đàlạt của Hà Đông.
Ấp này phía bắc có đường vòng Lâm Viên, phía nam là đường Nguyễn Công Trứ, kế bên ấp Đa Thuận, phía tây có Phù Đổng Thiên Vương cạnh ấp Hà Tỉnh và phía tây là đường Nguyễn Hoàng, cạnh mã thánh.
Diện tích của ấp là 166 mẫu tây, gồm có 76 mẫu để canh tác, 36 mẫu để xây nhà về còn lại thì bỏ hoang. Nay mình về thì nhà cửa đầy, không nhận đâu là bên bờ. Dân số dạo ấy độ 1253 người (1969).
Lúc đầu, các di dân, đa số là những người sinh sống tại Hồ Tây, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Vào nữhng năm 1942, người ta cần thêm nhân công nên các chủ nhà vườn tuyển thêm người ở Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên,… xong hợp đồng thì một số ở lại lập nghiệp, có đâu 16 gia đình ở trong ấp này. Sau 1954, thì người miền bắc di cư vào nam, nên hằm bà lằn hết, đủ mọi giới thêm người Quảng, người Thừa Thiên,…
Khi mình phát hiện ra đồng chí gái thì cô nàng tưởng mình là người Quảng vì nói giọng Đàlạt. Giọng người Đàlạt lớ lớ vừa Quảng vừa Huế. Lý do là người gốc Quảng Ngãi và Thừa Thiên vào Đàlạt sinh sống rất nhiều. Lúc đầu, vì xứ Quảng đất hẹp, xung quanh chỉ là rừng núi, sau vì an ninh, quân đội mỹ với chiến dịch đốt phá làng, đem người dân vào trong thành phố để bao vây kinh tế, không cho Việt Cộng được tiếp tế nên thiên hạ chạy vào Đàlạt nhiều. Hai cặp vợ chồng làm vườn cho nhà mình khi xưa thuộc dạng này.
Ai muốn biết thêm tin tứ thì đọc bài của ông Nguyễn Nhân Bằng trên đặc san sử địa, được lưu trên issue,com của báo Người Việt. Mình thấy có đâu 24 tập san. Để từ từ mình đọc xem có gì về Đàlạt sẽ tóm tắc lại.


Xong om

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét