Từ giải phóng quân đến tên bạo chúa

Từ giải phóng quân đến tên bạo chúa

Dạo mình làm việc ở Luân Đôn, có cô bạn đồng nghiệp gốc Rhodesia, trốn chạy cộng sản, từ bỏ quê hương đến Anh Quốc tỵ nạn. Hai đứa lâu lâu, ăn cơm trưa hay kể chuyện về nạn cộng sản.

Dạo ấy liên hiệp quốc làm áp lực để các nước phi châu có thiểu số người da trắng chiếm đóng, trao trả lại chính quyền các nước này lại cho một chính quyền đa số da đen. Nam Phi vừa thả ông Nelson Mandela để nắm chính quyền và Rhodesia cũng nối gót.

Báo chí mấy ngày nay loan báo tên bạo chúa lâu ngày, cầm quyền cố vị của xứ này được đổi thành Zimbabwe từ thập niên 80 của thế kỷ trước và mới bị truất phế năm kia, khi ông ta chuẩn bị cho bà vợ thứ mấy, nối ngôi.

Ở Hoa Kỳ, tổng thống xong nhiệm kỳ thì về hưu, viết hồi ký ít ai đọc. Người nào khá thì được 2 nhiệm kỳ 8 năm làm cha thiên hạ còn không thì 4 năm rồi về vườn. Họ làm xong nhiệm vụ của họ, không còn sớ rớ đến chính giới trong khi ở các quốc gia khác nhất là cộng sản, nếu không được nắm quyền thì vẫn ở sau lưng để điều khiển, kiểu Thái Thượng Hoàng. Lý do là nếu về hưu, ngồi chơi xơi nước như tổng thống Hoa Kỳ thì có khả năng bị tố và ở tù.

Ông Mugabe trương cờ Mát Xít để chống lại chế độ nắm chính quyền của người da trắng sinh trưởng tại đây. Khi đoạt được chính quyền trong tiếng reo hò của người dân da đen, kêu ông ta là anh hùng, cha già dân tộc, người khai phóng Zimbabwe, xoá tên Rhodesia trên bản đồ thế giới. Ông ta ra tay trừng trị những ai chống lại. Nghe kể ông ta ra lệnh tàn sát hơn 10,000 người dân khiến không một ai dám chống lại.

Ông ta ra lệnh tịch thu đất đai của người da trắng thay vì mua lại như đã thương lượng khi người da trắng, đồng ý trao trả lại chính quyền cho người da đen. Tịch thu các mảnh đất màu mở cho ông ta và đám lâu la của đảng ông ta như đền ơn những năm gian khổ chống lại chính quyền da trắng.

Từ một người mát xít tranh đấu cho dân nghèo, bị áp bức ông ta trở thành một tỷ phú giàu nhất nước trong khi dân ông ta còn nghèo đói gấp mấy lần dưới thời cai trị của người da trắng. Tiền quốc gia bị lạm phát CẢ triệu lần.

Theo tin tức thì ông ta có tài sản khắp thế giới trên 17 tỷ đô la nhờ vơ vét của cải quốc gia, chưa kể các đảng viên của ông ta, cũng nhân danh sự hy sinh kháng chiến, tha hồ vơ vét thay vì làm giàu cho dân. Trên thực tế họ rất ngu vì đa số ít học, khó am tường việc kinh bang tế thế nên cứ thay phiên nhau vơ vét.

Tên độc tài khát máu này, qua Tân Gia Ba nằm bệnh viện để chữa trị thay vì xứ Cuba mà ông ta thường kêu là nước anh em, y tế số một thế giới. Biết bao nhiêu tiền của nhân dân xứ ông ta được cúng cho bệnh viện ngoại quốc để kéo dài sự sống của vị cha già dân tộc xứ Zimbabwe.

Ông ta chết sau gần 40 năm cai trị đã để lại một sự nghiệp cách mạng to lớn. Ông ta biến một nước giàu có bật nhất Phi Châu thành một nước nghèo đói nhất thế giới. 40 năm trước khi ông ta cầm quyền, tuổi thọ của người dân là 60 tuổi, ngày nay tuổi thọ của người dân xứ này là 37 tuổi, phụ nữ còn te tua hơn là chỉ 34 tuổi. Kinh

Ngoài ra dân số cả nước là 13 triệu người, có đến 1.3 triệu người bị nhiểm SIDA hay 10% dân số.

Ông ta được Trung Cộng hổ trợ với quyền phủ quyết các cấm vận do Liên Hiệp quốc kêu gọi và giúp ông ta cầm quyền suốt 40 năm.

Ông Mugabe này khi xưa, dạo mình ở Âu châu, được giới thiên tả (đảng cộng sản + Xã Hội) tôn sùng cùng với ông Nelson Mandela, Hồ chí minh và Pol Pot hay Che Guevara và Fidel Castro. Mấy người này được xem là thần tượng của nhóm thiên tả, chống lại chủ nghĩa thực dân hay tư bản. Nhớ dạo ấy cãi nhau với tây đầm mệt thở vì chúng cứ khen bọn cộng sản, chống tư bản.

Đến khi các tin tức về những cánh đồng chết (killing fields) mà mình có gặp và ăn cơm với ông Dith Pran vài lần khi làm việc ở New York, các con thuyền chở các thuyền nhân ra khơi từ Việt nam, bỏ trốn thiên đàng xã hội Chủ nghĩa mà giới thiên tả tây phương cổ vũ mấy năm về trước. Họ đều im lặng, hình như chỉ có một người can đảm như Joan Baez lên tiếng, cho rằng bà ta đã sai và giúp đỡ nạn nhân cộng sản.

Lịch sử cho thấy trong các nền dân chủ, 1 người lãnh đạo cầm quyền cho nhiều thập niên, khó thành công lâu dài. Khi nhà độc tài càng lớn tuổi, sự chuyển nhượng quyền lực rất khó vì sự đam mê quyền lực nếu không có những điều luật, giới lãnh đạo lo sợ kẻ lãnh đạo mới sẽ xử họ về những lỗi lầm mà chính họ đã gây ra nên càng ra tay củng cố quyền lực của họ, bất chấp đạo đức,..

Khi họ về hưu, vẫn tiếp tục giúp đàn em nắm chính quyền để không bị đám lãnh đạo mới, xử mình và cơ cấu con cháu mình vào cơ chế.

Nếu không có những điều khoản trao quyền của một chế độ dân chủ thì các cuộc tranh dành quyền lực sẽ diễn ra khốc liệt. Chúng ta sẽ chứng kiến những vụ này khi Putin già nua hay Tập Cận Bình bị đá văng khỏi quyền lực. Những biến cố tranh dành quyền lực sau khi Mao Trạch Đông qua đời với Tứ Bang và nhóm Đặng Tiểu BÌnh,..vẫn còn đấy hay Cách Mạng Văn hOá năm 1968 nhằm hạ bệ Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu,… với tư duy của người Tàu là nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Ta thấy có ông lãnh đạo nào ở Đà Nẳng dù khi xưa tham gia đánh cho mỹ cút rồi bỏ tiền sang mỹ chữa bệnh. Nay chết, con ông ta cũng bị loại ra khỏi cơ chế dù trước đây truyền thông kêu gào con lãnh đạo thay thế lãnh đạo là hồng phúc dân tộc.

Để củng cố quyền lực của mình, Kim Young Un sẵn sàng giết hại anh mình, dượng của mình….

Khi Al Gore và bà Hillary Clinton thắng đa số lá phiếu phổ thông nhưng lại thua về cử tri đoàn, theo luật chơi dân chủ, họ phải chấp nhận gọi điện thoại chúc mừng Bush con và Trump. Ở một xứ khác là có nội chiến. Ở Hoa Kỳ, đảng Dân CHủ tuy không phục hay chấp nhận ông Trump nên họ tìm cách truất phế ông ta qua hiến pháp,…

Nguy hiểm nhất là kẻ nắm quyền dùng mọi thủ đoạn để củng cố chế độ. Trung Cộng đã mướn một đạo diễn nổi tiếng làm cuốn phim “Thích Khách” rất công phu, tốn tiền để tuyên truyền về chuyến đi lịch sử của Kinh Kha sang Tần. Trung Cộng đã cho Tần Thuỷ Hoàng nói chuyện với Kinh Kha lý do cần một chế độ toàn trị để củng cố quyền lực của đảng cộng sản Trung Cộng.

Khác với Mugabe, ông Nelson Mandela khi nhận ra bà vợ trẻ của mình, lấy ông ta khi đang ở tù, có tham vọng vơ vét ngân quỹ  quốc gia như bà vợ Grace Mugabe của ông Mugabe nên đã ly dị. Ông Mandela giữ lời hứa với đám dân da trắng, không loại trừ bỏ họ ra khỏi nền kinh tế, pháp luật của một Nam Phi mới với người da đen là đa số.

Người ta lý giải ông Mandela, một luật sư, tranh đấu cho quyền làm người của người da đen như ông, ông ta ở tù vì chống trả lại chính sách kỳ thị Apartheid của người da trắng và dần dần trao trả lại quyền hành cho một chính quyền dân sự khác.

Trong khi ông Mugabe tranh đấu dưới lá cờ Cộng sản, tạo dựng một xã hội công bằng để rồi khi được chính quyền, ông ta ra tay tàn sát những ai chống lại ông ta, sẵn tay cướp bóc đất đai cho ông ta và những thuộc hạ để mua lấy sự trung thành tuyệt đối, vô hình trung biến thể đảng cộng sản của ông ta thành một đảng cướp. Những người khi xưa, được ông ta nhân danh để tranh đấu, nay lại là những người chống đối, cản trở ông ta củng cố sự giàu sang phú quý nên thẳng tay trừng trị. Chán Mớ Đời

Xem hình đám tang của ông, ta thấy sân vận động quốc gia có thể chứa mấy chục ngàn người nhưng số người đến tiễn đưa vị cha già dân tộc quá ít ỏi để nói lên lòng biết ơn của một giải phóng quân biến thành tên bạo chúa.

Có bà bác lớn tuổi ở miền nam, kể khi xưa, đang đêm nó về kêu cửa kêu nấu cơm cho nó ăn. Nay mình lên phường nhờ nó ký tờ giấy đi đường thì nó kêu để đó. Lính quốc gia mà trở lại, nó có núp trong quần tui, tui cũng cởi ra, rũ cho nó lòi ra để lính quốc gia bắt nó. Đồ tráo trở , lật lọng. Nghe đến đây khiến mình nhớ đến bài hát của ông Trịnh Công Sơn mà khi xưa, nhỏ có nghe trong tuyển tập Ca KHúc Da Vàng:

ßɑo nhiêu năm còn nô lệ
Ąnh em tɑ nhận νũ khí
Quê tɑ bãi hoɑng chiến trường
diệt nhɑu như thú
Ƭrôi bɑo nhiêu dòng máu đỏ
ßɑo уêu thương lùi trong quá khứ
Ôi giấc mơ thɑnh bình còn quá xɑ.

Ôi giɑn nɑn đời nước nhỏ
Ѕɑo đɑu thương nhiều lắm thế
Quê hương bâу giờ
những ngàу điêu tàn còn đó
Ϲùng ghi nhớ
Ŋhững ρhố ρhường kiɑ đã lên mộ biɑ
Ɗân tɑ chết trong ngẩn ngơ

Quê hương tɑ giờ đɑu nặng
ßɑo hу sinh thật quá lớn
Ƭôi đi giữɑ những căm hờn đành không lên tiếng.
Ƭrong tim đɑu từng νết đạn
Ϲâu thɑn νɑn nhiều khi dấu kín
Ąi khoe khoɑng dân mình đã chết oɑn

Chán Mớ Đời