Cách mạng tháng 9 hụt

Cách mạng tháng 9 hụt

Hôm qua lên vườn xong, phải chạy về sớm, đi kỵ người anh họ của vợ ở chùa. Gặp thầy trù trì nói chuyện, thầy kêu chùa ở miền trung Việt Nam nay trống hoang vì dân tình bỏ vào miền nam kiếm ăn. Cho thấy Việt Nam đang trên con đường kỹ nghệ hoá, nông dân không đủ sống nên bò vào thành phố sinh sống, đổi đời.

Bà cụ mình có lần nói, nơi mô có lúa bồ câu đậu. Phật cũng phải dời theo dân tình vào nam theo tiêu chí “con ở đâu Phật ở đó”. Mình thấy chùa ở vùng này mọc như nấm mùa mưa. Chán Mớ Đời

Đi kỵ ở chùa, mình thấy dạo này ai trên 60 tuổi đều ngồi ghế khi thầy làm lễ, không còn như xưa, quỳ hay ngồi xếp bàn dưới đất, trước cuốn kinh. Có vài người cảm thấy ngồi trước Phật đài chưa đủ nên mở điện thoại ra lướt sóng lên Niết Bàn chấm còm nhanh hơn là tụng kinh Bát Nhã cầu siêu cho người thân quá cố. Lâu lâu, kêu ai đó trong tiếng kinh cầu của thầy để chụp hình. Chụp hình để xeo phì đã có đến tham dự kỵ nhưng hồn vía đang được thuật toán hoá.

Có thể trong tương lai, kỵ giỗ người thân, người ta sẽ Streamline qua Skype hay chi đó, khỏi mất công tới chùa, ăn uống cho mệt như mấy đài truyền hình Mễ và Mỹ, giảng đạo mỗi ngày, giúp con chiên, khỏi cần đến nhà thờ, bận xà lỏng ở nhà cầu nguyện chúa. Nếu mình là người quản lý chùa, sẽ gắn video rồi làm streamline kiếm thêm tiền cho chùa, giúp họ hàng không đi được có thể tụng kinh hay chia sẻ tâm tình lấy thêm $500/ giờ.

Trong nhà, bàn thờ sẽ được thay bằng cái máy truyền hình thông minh, trên đó người ta bỏ hình ông bà, cô chú bác, người thân đã qua đời, chạy liên tục 24/24 thêm Phật đủ loại,… cúng dường sẽ là hình ảnh hoa quả, thức ăn,…mà thiên hạ tải hàng ngày trên mạng, khỏi cần đốt vàng bạc hay xe cộ, thẻ tín dụng,…vì người quá cố cũng từng sử dụng và có tài khoải cá nhân trên các mạng xã hội,…

Khi xưa, họ hàng khi có giỗ, gặp nhau, nấu món của ôn mệ khi xưa thích ăn, đem lại rồi người lớn kể chuyện đời xưa, giúp mình hiểu thêm về dòng họ bên vợ, nay con cháu hay rể dâu không tham dự như thể chuyện bên gia đình vợ hay chồng không dính dáng gì đến họ. Chẳng bù lại khi xưa, lấy vợ lấy chồng là lấy cả tông ty họ hàng. Quay qua quay lại, có lẻ chỉ có mình là rể trong họ đến dự vì dâu, rể ruột trong nhà 3 đời thấy vắng mặt.

Khi xưa, bên vợ mỗi lần kỵ giỗ có trên 100 người nay chỉ độ 30 người lớn tuổi đến và vài đứa cháu ruột. Thế hệ thứ 1 đi tây phương cực lạc khá nhiều, còn nhóm trên 70, không lái xe được nữa, con cháu không chở thì bù trớt. Trước kia, kỵ giỗ đều làm ở nhà, nay thì cúng ở chùa rồi mua cơm chay đãi khách cho khoẻ, khỏi phải tốn công sức, nấu nướng, giản tiện hoá cuộc đời.

Chúng ta còn giữ ý niệm nhưng hình thức đã phôi phai, mất dần lý do của sự tồn tại văn hoá. Một ngày nào đó, không có đám tang vì thân thể đã cho khoa học. Không có sự khóc lóc, không có ngày kỵ giỗ, có lẻ đó là cái tốt nhất cho cuộc sống không phiền hà người thân, bạn bè,… như thầy phó tụng kinh Bát Nhả, thầy chính bắt đầu thấy mệt mõi của năm tháng chồng chất của đời người, chỉ đọc tên người quá cố và danh sách người thân gia đình. Thầy không thuyết pháp như xưa, chỉ tụng kinh hồi hướng xong tuyên bố chấm dứt buổi lễ nhạt nhẽo. Không hiểu là vì mình đã thay đổi hay phật pháp tại Hoa Kỳ đã bị thuật toán hoá.

Văn hoá truyền thống từ từ biến chất, không biết đó là điềm mừng hay buồn. Dân tộc Do Thái không bị tiêu diệt dù họ lê la khắp thế giới làm người vô tổ quốc trên 2000 năm nhưng nhờ giữ gìn văn hoá cổ truyền và Do Thái Giáo đã giúp dân tộc họ sống sót đến ngày nay.

Về nhà, nằm ngủ xong thì chít chát với cô hàng xóm ngày xưa ở Việt Nam, mới tìm lại qua Phây búc, hỏi thăm ai còn ai mất thì đồng chí gái kêu thay áo quần đi. Mình hỏi đi đâu? Cô nàng kêu cô nàng phải đi dự buổi gây quỹ cho phái đoàn y tế về Việt Nam còn mình thì phải đi theo cặp vợ chồng hàng xóm đến quán Biễn Nhạc chi đó, đợi cô nàng xong bên kia thì sẽ đến sau.

Vợ mình rất năng động, giúp chương trình trình diễn áo dài do cô bạn tổ chức. Trước đây, vợ có làm phần trình diễn áo dài cho buổi gây quỹ hướng đạo nên quen việc nên hay bị bạn bè nhờ phụ giúp. Mình khi xưa, cũng có bệnh vác ngà voi nhưng từ khi lấy vợ thì máu địa chủ trong người mình phát sinh trở lại, theo chủ thuyết có tiền mới làm, biến chất thành “Libertarian Capitalist”, không xía vào chuyện thiên hạ đại sự. Ai nhờ cái gì cũng không làm, thậm chí có người đưa tiền mình cũng không nhận làm nên đồng chí gái đành kêu: “Ôn cứ thương tui, còn thế giới để tui lo”. Khoẻ đời.

Mình xin ở nhà nhưng đồng chí gái không chịu, đành phải thay đồ lên xe hai vợ chồng hàng xóm đến chở đi. Vừa chào hỏi xong, ông chồng hỏi anh Sơn dạo này còn trả bài cho vợ không. Mình nói vẫn đều đều tuần 1,2 bữa nộp thóc tuỳ nhu cầu của đồng chí gái. Cô vợ kêu sao ít vậy, tụi em làm hàng ngày, và nhiều lần khiến mình thất kinh, ngơ ngác nhìn cặp vợ chồng mới về hưu. Anh chồng như hiểu tâm trạng mình nên bồi tiếp.

Anh chồng kể lúc tụi em mới cưới nhau thì tụi này làm tình đủ nơi. Hứng lúc nào là đè nhau xuống hò giã gạo; trong xe, trong nhà bếp như trong phim “The Postman always rings twice”, trong rừng, gọi là đủ trò. Sau có con thì tụi em kín đáo hơn, chỉ làm chuyện ấy trong phòng. Nay con cái lớn hết đi làm xa nên tụi em lại tiếp tục như thời mới lấy nhau nhưng khác là chỉ làm ở Hallway.

Mình thích hóng chuyện thiên hạ nên u chau u chau, hay hè hay hè, kể tiếp. Cô vợ kêu về hưu nên cứ gặp mặt nhau hoài suốt 24 trên 24 nên Chán Mớ Đời. Mỗi lần đi qua Hallway trong nhà thì bao nhiêu bực bội trong người thoát ra, em kêu chồng “Fuck you”, anh chồng cũng không thua, chửi lại “No, Fuck you” do đó dạo này tụi em chỉ làm tình kiểu “Hallway Sex”. Chán Mớ Đời

Người Mỹ định nghĩa có 5 loại “sex”:

1/ honeymoon sex ; khi đi hưởng tuần trăng mật, người ta làm tình đến xanh mặt như xì Trum.
2/ kitchen sex ; khởi đầu cuộc sống lứa đôi, làm tình bất cứ nơi đâu. nhất là ở bếp, đang nấu ăn nhưng cơn thèm lên là đè nhau xuống giã gạo.
3/ Bedroom sex; lấy nhau lâu rồi nên chỉ hạn chế trong phòng ngủ, thường được xem làm cỏ vê, phục vụ vì nhiệm vụ.
4/ hallway sex ; vài chục năm Chán Mớ Đời, gặp nhau nơi hallway trong nhà rồi kêu “screw you”.
5/ courtroom sex; khi ra toà ly dị, vợ “screw” ông chồng trước mặt mọi người.

Đến nơi, phải đóng $7/ người, mình đóng cho vợ luôn, thêm đem khay đu đủ khô bò mà dân Đàlạt gọi Xắp Xắp cho mọi người bồi dưỡng. Hoá ra nhóm bạn mượn chỗ này để tổ chức văn nghệ, hát hò múa kép múa đôi thay vì làm tại nhà. Họ lấy $7 để trả tiền mướn chỗ.

Có lần đồng chí gái dẫn mình đi một chỗ khác, cũng trả $7, được ăn tô bún riêu và chai nước. Cũng toàn là dân trên 50 tuổi hết, bò lại đây để tìm lại chút hương xưa, hay ai đã đắp mộ 1, 2, 3 cuộc tình thì hy vọng tìm được đối tượng mới để đăng ký chuyến đò lấp mộ cuộc tình kế tiếp. Có nhiều người về già, tình duyên dang dỡ, có mấy vụ họp mặt này cũng hay trong cộng đồng.

Mình thắc mắc sao họ làm ra tiền. Căn phố cũng độ 1,200 sq.ft mà trong vùng gần Bôn Sa thì ít lắm cũng phải trả $2,000/ tháng thêm điện nước. Thấy có bảng dạy khí công trong tuần, thì ra trong tuần chỗ này được dùng để dạy khí công. Cuối tuần cho mướn hát văn nghệ.

Mình ngồi đợi vợ nên lấy iphone ra, nhấn nhấn kể chuyện tào lao xịt bột vừa mới nghe trên xe cả để lâu lại quên, xong âm thanh ồn quá nên ra ngoài cho mát. Gặp mấy ông bạn, bị vợ kéo tới chầu mấy bà hát đứng ngoài, trao đổi kinh nghiệm về đối luyện sự áp bức của vợ nhà. Mình hỏi anh bạn người nam, tuần này vợ có thử nấu món mới không, anh ta nói không, tui đi công tác mới về. Hú vía

Mấy tên chồng họp kín, đòi làm một cuộc cách mạng vì Lê Nin nói chỗ nào có áp bức chỗ đó có đấu tranh. Có vài người đề suất 1 kiến nghị; tụi mình đi cà phê lú, bia ôm trong khi mấy bã ré trong kia, đấp mộ mấy cuộc tình say nắng ngày xưa của họ.

Có tên đề nghị đi cà phê chi có số 8, 168 hay 398 chi đó. Đang bàn cãi thì bà hàng xóm “hallway sex” chạy ra, nói mấy bà trong kia đang đi kiếm, hỏi chồng tui đâu, dôn tui mô nên cả đám đành tiêu nghiểu, tự dẫn độ vô phòng nghe mấy bà xeo phì làm ca sĩ viện dưỡng lão. Mình chợt hiểu lý do người dân Hương Cảng, xuống đường chống lại luật dẫn độ của Trung Cộng.

Có Vợ không độc lập quý hơn tự do gì .

Đúng lúc, đồng chí gái đến thế là cuộc cách mạng cà phê Lú chưa bùng phát đã bị dập tắt.

Chúc các bác một tuần lễ vui vẻ.

Chán Mớ Đời