Cái hiếu tại Bôn Sa

Cái hiếu tại Bôn Sa

Tuần rồi, vợ mình có rủ vài người bạn đi ăn bánh xèo. Đi chung có chị bạn và người mẹ như bóng với hình. Chị này là con út nên được các anh chị trong gia đình, thương mến, giao cho trọng trách chăm nuôi người mẹ và thăm viếng ông bố ở viện dưỡng lão.

Chị ta là dược sĩ, làm cho nhà thương ở Loma Linda nên mỗi ngày tốn ít nhất 2 tiếng lái xe từ Bôn Sa. Về nhà lại chăm sóc mẹ, cho ăn uống rồi đưa mẹ vào viện dưỡng lão thăm bố. Nghe kể ông bố lớn tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn nhưng chị ta không có thì giờ chăm sóc cho cả hai nên đành để bố ở viện dưỡng lão.

Bà mẹ kể có lần chị ta bận làm việc nên đem mẹ vào bệnh viện, để tiện chăm sóc, bà mẹ sợ bị bỏ lại nên kêu nhân viên đưa về nhà. Bà ta sợ ở viện dưỡng lão. Thật ra, có nhiều người bận công ăn việc làm nên không thể chăm sóc bố mẹ về già. Chỉ biết chùi nước mắt, đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão.

Chị ta kể là từ ngày các anh chị bán cái người mẹ, chị ta cho mẹ ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khác nên đầu óc mẹ nay thấy minh mẫn lại, bớt trả nhớ về không. Chị cho mẹ ăn các loại trái Blueberry, Blackberry, walnut (óc heo?) mà y khoa cho rằng giúp giúp hệ thống não bộ. Chị nói thấy sự khác biệt rõ ràng.

Mình không biết chị ta có cho ăn cà ri Ấn Độ và nghệ hay không vì theo nghiên cứu thì mấy loại này giúp bổ não. Không trả nhớ về không. Có ông mỹ già 83 tuổi kêu là đã chữa được bệnh mất trí nhớ của ông ta, nhờ ăn cá, nghệ và cà ri,… hôm nào mình rảnh sẽ kể vụ này. Nhiều khi quên là một hạnh phúc, về nhà gặp vợ cứ càm ràm nên trả nhớ về không lại một điều hay. Vợ lâm râm tụng kinh còn mình thì trả nhớ về không, ngơ ngác như con nai vàng của Lưu Trọng Lư ngày nào. Cả hai đều hạnh phúc. Hạnh phúc được cam ram và hạnh phúc không hiểu mô ti răng rứa. Chán Mớ Đời

Mình phục chị ta. Nhớ dạo mẹ vợ mình còn sống, có nuôi hai người làm để chăm sóc bà cụ. Cuối tuần, họ nghỉ về thăm nhà là mình phải thay vợ đến nhà ngủ để canh mẹ vợ đêm khuya. Kinh

Mỗi sáng mình ăn “oat meal” với Blackberry với Blueberry. Mua loại đông lạnh ở Costco, có nhiều chất dinh dưỡng hơn là mua tươi ngoài chợ. Trái cây được hái trước khi đến chợ cả tháng thậm chí cả năm nên bao nhiêu dinh dưỡng đều bay về vùng trời bình yên cả. Loại đông lạnh thì họ làm ngay sau khi rữa nên còn giữ chút chất dinh dưỡng.

Trái cây hay rau cải được mua khi giá rẻ và họ bỏ phòng lạnh, đợi khi nào thời cơ chín muồi thì đem ra bán kiếm lời nên có khi cả năm. Theo mấy nhà dinh dưỡng thì 80% dinh dưỡng là lúc khi gặt hái mà ngày nay người ta hái khi còn xanh. Điển hình là cà chua, họ hái lúc còn xanh như đít nhái đến khi lên mâm cơm của mình là đỏ như lá cờ hồng.

Hôm qua có anh bạn kể là có một người bạn có vườn trồng cà chua. Họ cho máy gặt rồi bỏ vào chảo lớn để nấu cà chua làm ketchup bỏ hộp. Máy gặt cà chua vớt luôn chuột đồng nên phải vớt ra. Kinh.

Chị này, thuộc nhóm ca sĩ viện dưỡng lão. Thứ 6 nào cũng đổi giờ làm việc để đi với mấy người bạn vào các viện dưỡng lão để hát cho bố và các người cao niên nghe. Cuối tuần đi chơi thì phải đợi mẹ ngủ rồi mới dám đi nên lúc nào cũng đến muộn, nghĩa là tiệc sắp tan.

Hôm qua, có anh bạn nói phải có con gái thì sau này già nó thương mình, đem về nuôi còn không thì con trai nghe lời vợ tống cổ vô viện dưỡng lão. Đó là truyền hình thực tế của ngày nay.

Người Việt mình với phong tục nên chuộng con trai nhưng trên thực tế, con gái biết lo cho mình hơn khi về già. Có chồng nhưng có món gì ngon đều đem sang cho mẹ cha. Con trai về nhà bố mẹ, có gì ngon thì đem về cho vợ. Xong om

Vợ mình có cô bạn học Trưng Vương khi xưa. Nay sống tại Paris. Có lần chở đi chơi, cô ta kể về cuộc đời sau 75 khiến đồng chí gái khóc như mưa bấc. Tưởng mình đã khổ sau khi Việt Cộng vào nay cô bạn còn chịu đắng ngàn cay hơn.

Cô này là con gái đại sứ hay tham sứ Việt Nam Cộng Hoà ở Úc, đem gia đình về Việt Nam đợi sự vụ lệnh. Đi học là ngọng ngọng tiếng Việt nhưng nhà giàu nên ai nấy cũng xem là càng vàng lá ngọc.

Ông bố năm 1974, được bổ sang Paris nên đi trước để chuẩn bị nhà cửa đón gia đình sang vì đang học lỡ dở. Đùng cái 75 đến phải di tản. Ra phi trường Tân Sơn Nhất, không có vé cho cả gia đình. Bà mẹ quyết định cho người con trai và đứa con bé nhất đi với bà ta, còn hai cô con gái thì để lại cho chị giúp việc trông nom, với tiền bạc. Qua tây sẽ tìm cách đem 2 con gái sang sau.

Việt Cộng vô thì chị người làm ôm tiền về quê. Hai chị em 15, 12 tuổi lớ ngớ, tiếng Việt không thạo, phải bò ra chợ trời đi buôn tự nuôi nhau. Cái khốn nạn là mấy người bạn của bố đến thăm, hứa cho tiền nếu cô ta ngủ với họ. Chị ta cần tiền nhưng lòng căm thù chế độ mới vẫn cương quyết nói Không. Sau này được đi đoàn tụ ở pháp. Về pháp thăm gia đình và bạn bè, hai vợ chồng này nghỉ làm, dẫn tụi này đi chơi. Khá vui.

Chị ta kêu là khổ vì Việt Cộng mà cô em gái đi học về còn hát ”Việt Nam hồ chí mình” khiến cô ta điên tiết lên tát tai cô em nhớ đến già. Việt Cộng đòi đuổi lên kinh tế mới để lấy cái nhà đủ trò mà cứ đời đời nhớ ơn bác hồ. Cứ gặp một người Việt Nam là có một chuyện dài về hậu 75 mà người ta gọi dưới cụm từ khá giang mai “Giải Phóng”.

Người anh được mẹ cho đi, rốt cuộc là cái nợ cho bà mẹ. Anh ta lêu lỏng rượu chè, sì ke, chả học hành. Bà mẹ trước khi chết còn trối lại là phải ráng lo cho anh.

Chị ta kể là có trở lại Sàigòn một lần và không dám trở lại. Khi máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất là chị ta nhớ đến giây phút bị mẹ bỏ rơi của tháng 4 năm 1975, những ngày giờ lâm chung của Sàigòn. Hình ảnh đó, cảm xúc đó sẽ không bao giờ rời xa ký ức một đời người, một nạn nhân của cộng sản.

Chán Mớ Đời