Biện luận = võ lực

Biện luận = võ lực

Dạo mình mới sang mỹ, đọc báo thấy người gốc Việt chửi nhau mệt nghỉ. Người thì lên án người kia viết như cục cứt, không đầu không đuôi, người thì chê người nọ vô học. Thậm chí họ còn đánh nhau giết nhau. Đọc kỷ lại thì thấy họ đều là nạn nhân của VC, bỏ nước ra đi nên mình hơi thắc mắc, cùng một lứa bên trời lận đận, tại sao họ không đồng tâm hợp lực giúp nhau như người Minh hương khi xưa, phản Thanh phục Minh, làm người Hảo Hớn, làm người Việt Tốt.

Mình làm nghề kiến trúc sư nên lâu lâu cũng phải đứng trong buổi họp trình bày công việc của mình. Một hôm, thằng boss nói với mình là mày cần phải tập luyện nói trước buổi họp, để diễn đạt ý của mày rõ ràng và ngắn gọn hơn. Anh ta khuyên mình nên gia nhập các nhóm Toatsmasters, để tập nói chuyện trước công chúng. Mình ghi danh đi theo nhóm ở nhà thờ Kiếng ở Garden Grove. Mỗi sáng thứ 3 vào 6:00 sáng tham dự với nhóm này được mấy năm để tập nói trước công chúng, để bỏ cái tính "xuất khẩu thành thơ", một trong những tố chất việt trong người mình. Nhóm chỉ cho mỗi người nói đúng 2 phút về một đề tài, rồi họ phê bình, góp ý để giúp mọi người nói khá, rành mạch hơn trong tương lai.

Có dạo mình xem cơ líp của buổi hội ngộ cựu học sinh Văn Học, có một anh lên sân khấu, nói "không biết nói gì hơn, tôi chỉ biết,..." Nhưng rồi anh ta vẫn cầm micro đến 10 phút và cứ lập lại đi lập lại "không biết nói gì hơn", mình đếm đến 6 lần trong 10 phút. Cứ nói xong câu này là anh ta lại lập lại những gì anh ta đã nói trước đó. Trường hợp của anh bạn này là tiêu biểu cho đa số người Việt mình, khi nói trước công chúng.

Mình nghĩ người Việt, đa số không biết truyền đạt tư tưởng của mình. Không phải dốt nhưng lối ứng xử bị ảnh hưởng của Nho giáo, không có sự đối đáp, chỉ có kẻ trên ra lệnh kẻ dưới phục tòng theo tinh thần gia trưởng. Cha nói thì con nghe, vua nói thì thần tuân, anh nói em phải nghe không được cãi. Vì không có đối thoại nên chúng ta không quen cách diễn đạt, biện luận để người khác hiểu rõ ý của mình, thêm tinh thần gia trưởng nên chỉ có cãi nhau, thoá mạ nhau dù có cùng một ý định, tư tưởng như nhau.

Từ nhỏ chúng ta đã được dạy, giáo huấn trong một môi trường không có đối thoại, dù biết cha anh, vua chúa là sai nhưng phải tuân lệnh nếu không sẽ bị chém hay đánh đập. Giáo dục ở trường cũng tương tự, thầy nói thì học trò bắt buộc phải nghe, không được cãi mặc dù thầy cô nói sai. Mình nhớ có lần gặp cô giáo của con gái, bà ta kể con gái mình 8 tuổi đã nói bà ta đánh vần sai, đã cám ơn con bé trước các bạn trong lớp. Nếu ở Việt Nam thì chắc đã bị trù dập hay bợp tai đến đi nhà thương để được nêu danh học sinh anh hùng.

Giáo dục của Việt Nam không có phần cho học sinh phát biểu, phản bác những gì thầy cô nói trong lớp nên học sinh không được tập luyện nói chuyện trước công chúng. Mình nhớ có lần con gái mình học lớp 5, đã được trường chọn với một học sinh khác thay phiên làm MC, điểu khiển chương trình văn nghệ mà không thấy bóng dáng của cô hay thầy giáo. Trong lớp học, người ta khuyến khích học sinh có những tư tưởng khác lạ với số đông.

người Việt mình vì không được tập luyện từ nhỏ về cách nói chuyện trước công chúng nên ra đời, khi phải nói chuyện trước công chúng thì họ rất ngần ngại. Đồng chí gái có ông anh họ, hội viên của một tổ chức y sĩ Việt Nam tại hải ngoại. Có dạo anh ta phải đọc diễn văn trong một cuộc họp mặt tất niên. Anh ta than là phải đọc hai bài diễn văn; một bằng tiếng Việt và bản dịch ra anh ngữ vì có một số y sĩ trẻ gốc Việt, không hiểu tiếng Việt.

Mình không hiểu tại sao phải dùng hai ngôn ngữ, đang ở Mỹ thì cứ sử dụng anh ngữ cho khoẻ. Anh ta gửi cho mình bài diễn văn của anh ta bằng tiếng việt rồi nhờ dịch ra anh ngữ. Đọc bản việt ngữ thì thấy anh ta chêm tiếng mỹ khá nhiều, viết cũng theo cung cách của một nho sĩ nên có những từ khó hiểu đối với mình. Ông anh vợ viết tiếng việt khá lộn xộn, đúng ra ông ta cần một người giỏi tiếng Việt, xem lại bài diễn văn này nhưng đối với ông ta bài diễn văn việt ngữ không quan trọng. Ông ta chỉ sợ bị chê là bài diễn văn bằng anh ngữ không hay.

Tại sao người ta xem thường chữ quốc ngữ nhưng lại sợ người khác chê mình viết tiếng mỹ dỡ? Tiếng mỹ là ngoại ngữ, viết hay nói sai thì đâu có thằng tây con đầm nào cười, chỉ có khi mình nói sai tiếng mẹ đẻ mới ngại. Thật ra người Việt với bản tính vọng ngoại, khinh thường những gì thuộc văn hoá Việt cho nên rất xuề xoà. Người mình trọng nể người ngoại quốc hơn dù những người này, thậm chí còn thua kém về mặt tri thức, tiền bạc,..., mà mình có dịp thưa trước.

Mình và đồng chí gái hay cãi nhau vì đồng chí gái cứ dùng từ việt ngữ sai hay nói chuyện cứ chêm tiếng mỹ vào, dù mụ vợ học trường việt, sống ở VN, nhiều năm hơn mình. Nhắn tin cho mình cứ viết tiếng Việt không bỏ dấu thêm tiếng Anh cho nên mình cũng chới với. Đang lái xe, nhận được nhắn tin của vợ thì hỏi Siri, đọc nhắn tin dùm thì con mụ Siri đọc lớ quớ chả hiểu gì. Chán mớ đời!

Làm sao người Việt có thể tự hào dân tộc khi họ xem thường tiếng mẹ đẻ. Nói hay viết tiếng Việt sao cũng được nhưng khi nói chuyện với ngoại quốc thì câm như hến vì sợ nói sai, nhờ người dịch dùm. Nói như vậy không có nghĩa chỉ có người Việt. Mình nhớ ông vua Maroc, Hassan II, có lần gửi thư cho tổng thống tây, than phiền là nước Pháp đã gửi nhiều thầy dạy Pháp Văn, đọc và viết sai văn phạm. Lý do các co-operant, những người pháp thay vì đi quân dịch 1 năm thì đi sang các nước khác để dạy Pháp Văn, toán,.... Đa số những người này mới ra trường, nhiều khi không học về môn dạy Pháp văn nhưng là tây thì dạy tiếng tây, tương tự sinh viên mỹ, viết đầy lỗi chính tả, đi dạy tiếng Anh ở Á Châu vào mùa hè.

Đúng ra người Việt rất yếu kém về truyền thông, không biết diễn đạt được ý tưởng mình, thêm tinh thần gia trưởng, không cho đối thoại để đi đến trường hợp không ai nghe ai, chỉ có mình là tài giỏi, mọi người phải lắng nghe lời huấn dụ của mình. Chúng ta không có tinh thần tôn trọng người đối thoại, thương thuyết, thoả hiệp với đồng loại. Ai không nghe mình thì gọi là Phản Động, bán nước hay chụp cho họ những cái nón cối to tận trời xanh.

Mình thấy nhiều trường hợp trong gia đình, anh em gây gỗ với nhau vì mấy người em không đồng ý với ý kiến của người anh hay người chị là bị la mắng hỗn hào, bị đánh đập dù mấy người em đã lớn tuổi, có gia đình. Tinh thần gia trưởng khiến người anh hay người chị cảm thấy bị mất mặt, tức giận vì không biết cách diễn đạt, biện luận nên chỉ biết dùng võ lực để áp đảo những người khác không nhất trí với mình theo tinh thần của văn hoá võ biền.

Mình nhớ lần thứ 2, về thăm gia đình, mình ngồi nói chuyện với ông cụ thì thấy ông cụ nói bú xua la mua về nhiều vấn đề nên có giải thích những vấn đề đó thì ông cụ mình nổi giận, la mắng mình, bảo cho mày ăn học rồi ngày nay mày về Hà Nội, ngồi với mấy tên tai to mặt lớn rồi không coi ra tao ra gì. Thế là từ đó, khi gặp ông cụ, mình tránh nói chuyện có tính cách chiều sâu vì sợ ông cụ giận. Xem mấy ứng cử viên tổng thống mỹ của hai đảng, tranh luận ỏm cù tỏi nhưng khi đối thủ của họ thắng thì họ vẫn nói chấp nhận thua trước công chúng, chúc mừng đối thủ đã thắng họ.

Người Việt được dạy dỗ từ nhỏ về những anh hùng của đất nước. Đa số là những ông tướng, ông vua đánh đuổi ngoại xâm nhưng không bao giờ cho học sinh thấy gương một người buôn bán, một thầy giáo, một nhà thơ,..., như Nguyễn Du, Sử gia Lê Quí Đôn,.. được tuyên dương là anh hùng, một gương sáng đáng được noi theo cho nên từ bé chúng ta đã bị điều kiện hoá là muốn thành anh hùng, phải là dân võ biền, lính tráng mà tướng phải thắng trận, cho nên văn hoá ứng xử của chúng ta rất bạo hành. Trong lớp cãi nhau là dùng tay chân để xem ai là anh hùng. Dạo này có vụ cô giáo kêu học sinh đánh mấy trăm bạc tai khiến học sinh phải đi nhà thương.

Nhớ có lần trong lớp, NM, xóm Cô Giang nói cái gì sai nên mình chỉnh lại hắn. Thay vì cám ơn hắn lại kêu mình xuống đường đánh nhau coi thằng nào hơn thì thằng đó đúng. Năm ngoái mình về Đà Lạt, NVT có gọi cho hắn, nay làm hướng dẫn viên du lịch đi xe máy vùng Đà Lạt. May hắn không nhớ đến mình.

Từ nhỏ mình đã học tôn sùng anh hùng Nguyễn Huệ, một người thất học, tài thao lược không bao nhiêu. Từ một tướng cướp biển với hai người anh, liên kết với đám cướp biển tầu, Chiêm Thành và bọn thảo khấu ở Lào, dần dần tạo nên thế lực hùng hậu trong khi Chúa Nguyễn suy kém vì loạn Trương Phúc Loan. Trong lịch sử họ ém nhẹm vụ ông ta sai con rể, giả dạng vua Quang Trung, sang Trung Hoa, cầu cống sau trận Đống Đa nhưng lại thần thánh hoá, kêu ông vua này muốn đánh Trung Hoa để đòi lại hai châu Quảng khiến mọi người tiếc rẻ nhưng không ai nghĩ đến là lấy quân đâu mà đi đánh, đối đầu với mấy trăm triệu lính tàu.

Họ bựa lịch sử như 10 người lính cầm cái khiên chống đạn và có tất cả 60 cái khiên hay 600 quân của Nguyễn Huệ. Trong một đêm đã đại phá 10 vạn (100,000) quân của Tôn sĩ Nghị. Thăng Long thời ấy chưa có tới 10,000 dân thì làm sao nuôi được 100,000 quân lính nhà Thanh. Những bài học này đã biến nhiều thế hệ trẻ Việt Nam chìm trong ảo tưởng, tự cho mình là hậu duệ của Nguyễn Huệ, thần thông vô địch nhất là sâch báo cứ phang là người Việt thông minh nhưng nghèo.

Người Việt tôn sùng bạo lực đến nổi phải thần thánh hoá Nguyễn Huệ, rất giỏi về những chương trình trị quốc dân an,... Vì nếu ông ta giỏi thì chắc chắn đã không cho đốt cháy hải cảng Hội An, nơi các tàu bè giao thương đem lại tiền bạc cho Chúa Nguyễn, khiến các thương gia ngoại quốc không dám trở lại buôn bán đến khi người Minh Hương sau này, bỏ trốn chạy tỵ nạn sang Việt Nam. Nếu khâm phục giặc Tây Sơn, các người dân miền nam đã không tá túc Nguyễn Ánh, giúp ông ta chạy trốn sang Tây cầu viện.

Dạo đó, dân số Việt Nam chưa đến 1 triệu người, nghèo đói thì tiền đâu đi đánh giặc mấy ngàn cây số phía Bắc với tuyết lạnh mà dạo ấy người việt, chưa bao giờ biết đến. Với văn hoá võ biển, không ăn học, đi ăn cướp từ thủa bé nhưng có một điều chắc chắn là ông ta rất giỏi võ cho nên mới được tôn thành đại ca của đảng cướp. Hà Nội có nhiều lí do để tôn sùng ông vua khát máu này.

Ngày nay, cháu mình học ngọn đuốc cách mạng, Lê Văn 8, do Hà Nội tự tạo ra huyền thoại này. Có thể chấp nhận trong thời kỳ chiến tranh, Hà Nội cần tạo dựng những chuyện này để động viên dân quân của họ nhưng một khi hoà bình đến thì nên giải mã những vấn đề này để tránh những đứa bé học cái sai từ bé, sẽ đào tạo những người sống trong ảo tưởng rất có hại cho đất nước sau này.

Đồng bằng Cửu Long có nguy cơ ngập mặn và biến thành sa mạc trong vài năm tới nhưng các lãnh tụ vùng này thi đua ra nước ngoài, học tập tổ chức bán vé số vì làm xổ số, sẽ gây ra công ăn việc làm cho người dân, bán vé số kiếm ăn và kiếm tiền cho tỉnh lị. Thật ra, khi xưa họ không có cơ hội đi học, lo đi làm cách mạng nên tầm nhìn của họ rất giới hạn trong địa đạo Củ Chi nên không ai thắc mắc vì sao Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nếu không có 12 tỷ đô do người Việt ở nước ngoài gửi về giúp kinh tế gia đình hàng năm thì tình trạng Việt Nam còn thảm khốc hơn.

Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Đó là mấy câu thơ của ông Nguyễn Công Trứ mà hồi nhỏ mình học. Người Việt có đầu óc khoa bảng. Họ học để lấy bằng cấp cho oai. Ai dốt thì chạy chọt, mua bằng để có danh thiếp là tiến sĩ A, B,... Mình ít gặp người Việt học với tinh thần cầu tiến, để có kiến thức. Gặp nhiều người học chung khi xưa, cứ phan đại mình đậu tối ưu, tối ái vì tú tài IBM khiến thiên hạ đậu đông như quân Nguyên.

Có lần mình nói Kim Vân Kiều, Hồn Bướm Mơ Tiên,.., của Việt Nam, nếu so với những tác phẩm ngoại quốc thì không được hay lắm thì có người mĩa mai mình. Thời đại ông Nguyễn Du, có bao nhiêu người được đi học cho nên số người làm thơ rất ít ỏi do đó vào thời ông ta thì Kim Vân Kiều được xem là tuyệt tác của thời đại đó. Theo thống kê của một ông tây thì đầu thế kỷ 20, năm 1913 thì chỉ có 5% người Việt biết đọc nhưng trình độ của đa số chắc chỉ lòng vòng ở cấp tiểu học.

Mình thích đọc thơ Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Tô Thuỳ Yên hay Nguyên Sa ,..., khi chữ quốc ngữ bắt đầu thịnh hành, số người đi học cao hơn thì xuất hiện trên văn đàn Việt Nam rất nhiều nhà thơ, có nhiều bài thơ rất hay. Mình đọc Kim Vân Kiều bằng tiếng Việt, tiếng tây, tiếng mỹ nhưng không cảm được nhưng rất mê Illiad, Odyssey của Homer, giúp mình muốn đi giang hồ, tìm lại những nơi mà các nhân vật đã đi qua.

Người Việt thích bắt chước người xưa, cứ một hai Cổ Nhân đã nói, là coi như đinh đóng cột, không bao giờ suy nghĩ, nghiệm lại có đúng với thời nay. Ngày nay, một hai họ cứ kêu ông Hồ nói như thế này như thế nọ, kêu gào học tập đạo đức ông Hồ. Nếu xét về kiến thức ngày nay thì kiến thức của ông rất hạn hẹp. Qua lá thư do ông ta viết, xin người Pháp cho theo học trường Bảo hộ cho nên không thể nói là kiến thức của ông ta uyên thâm được. Nếu tốt nghiệp trường này thì trình độ tương đương bằng trung học, lớp đệ tam. Ông Trần Trọng Kim tốt nghiệp trường này nhưng ông ta tự học thêm nên kiến thức của ông ta khá hơn. Mình có đọc hầu hết những tác phẩm của ông ta còn những gì mà người ta gán cho hcm viết như Trần Dân Tiên, là đều do các tác giả khác được đảng chỉ thị viết, để đề cao ông ta cho mục đích tuyên truyền.

Ông Hồ có tuyến bố: "Năm châu bốn bể là nhà, bốn phương vô sản đều là anh em" nhưng ông tàn sát những ai không chấp nhận lý thuyết cộng sản mà ông tôn sùng, ngay cả những người đã nhường chỗ ngủ, nuôi ông ta và bộ hạ khi ông ta làm cách mạng. Những người theo chủ thuyết cộng sản nhưng chống đối đường lối của Staline, đều bị ông giết hết nhưng ngày nay Hà Nội vẫn rêu rao học tập đạo đức của ông này. Ông ta có sang Tây nhưng không học được cách biện luận của người tây phương, chỉ dùng bạo lực để cướp chính quyền như Lê nin.

Mình thấy con mình học trung học thôi mà thấy kiến thức của chúng nhiều hơn mình khi xưa cùng tuổi. Có anh bạn học MIT, nói với trình độ của mình khi xưa thì chắc chắn ngày nay sẽ không được nhận vào MIT. Hồi nhỏ mình nghe người lớn nói ông này ông nọ giỏi lắm vì có bằng Primaire. Lớn lên mới hiểu bằng Primaire là bằng tiểu học. Kiến thức tiểu học có là bao nhưng vẫn được đề cao. Khi xưa, người ta ít được đi học nên kính trọng những người có học dù chút ít.

Chúng ta mang cái bệnh thần thánh hoá người xưa vì không tin tưởng vào chính cá nhân mình. Không tin tưởng vào chính mình thêm tinh thần nô lệ, chúng ta không tìm thấy những người tài giỏi ngay trong thời đại chúng ta. Lí do giản dị vì nếu mình không giỏi thì những người khác cũng ngu dốt như mình, không thể hơn mình được. Sông có cạn núi có mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

Nhớ dạo mình nói với bạn học chung là có ước mơ đi du học khiến chúng đập bàn đạp ghế cười hố hố. Đến khi mình vào trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật, học kiến trúc thì cũng có vài tên viết thư, bảo mình không giỏi toán sao lại theo học nghành kiến trúc. Ngu thế! Sau này mình ra trường thì có vài tên nói móc phải gọi mình bằng ông kiến trúc sư vì họ bỏ học.

Chúng ta chưa biết nhận định rõ ràng về quá khứ, lịch sử cũng như tổ tiên. Cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta nhưng không phải vì thế chúng ta phải vâng lời một cách tuyệt đối, khi nhận thức được song thân hay tổ tiên của chúng ta sai lầm, thì chúng ta phải lên tiếng như câu tục ngữ "con hơn cha nhà có phúc". Mình nhớ có lần đồng chí gái nói chi với bà ngoại. Bà ngoại chỉ mặt đồng chí gái và nói:" mi biết một, tau biết 10" rồi kêu câm đi.

Muốn xây dựng tương lai, chúng ta cần phải nhìn về phía trước như chạy xe, chúng ta cần phải nhìn về phía trước thay vì nhìn kính chiếu hậu như đa số vẫn nói "ôn cố tri tân", ôn lại chuyện xưa để hiểu chuyện ngày nay. Ngày xưa đâu có internet, đâu có những kỹ nghệ truyền thông như ngày nay. Tại sao ta phải đem chuyện xưa ra để so sánh với chuyện nay. Một sai lầm to lớn khi so sánh thời đại và không gian.

Với lí do đó mà Việt Nam luôn luôn nghèo, lạc hậu. Người ta vẫn đề cao Kinh dịch, bói toán Trần Hoàn,..., những câu hỏi được đặt ra từ mấy ngàn năm trước khi con người còn ấu trỉ. Ngày nay, những người học vấn đại học vẫn xem kính chiếu hậu, tôn thờ mấy cái lý thuyết quái gỡ này, đã là cản trở lớn nhất cho sự trì trệ của người Việt về mặt tư tưởng.

người Việt chúng ta không có tư tưởng, chỉ bắt chước của người Hoa rồi Tây phương. Khi học ông ba tầu thì một hai Khổng tử nói, Mạnh Tử cỏn, khi tây đô hộ thì bảo Jean Paul Sartre nói như thế này, bà Beauvoir địt như thế kia. Dạo mình mới sang mỹ thì có gửi mua sách của ông Kim Định. Ông này vì tinh thần ái quốc quá cao nên đã dùng những tư tưởng rất gượng ép. Đọc báo Việt Nam thấy Hà Nội bị phá sản về mặt tư tưởng, nên cứ phải nhai đi nhai lại học tập tư tưởng hcm nhưng mà ông này chả có tư tưởng gì cả, ngoài nghe Mao chủ tịch, Stalin vĩ đại giết người Việt cho đủ số để báo cáo.

Ông nhà thơ được xem là nhà tư tưởng lớn nhất của Việt Nam trong thời kỳ cách mạng làm được bài thơ "Đời đời nhớ ông":

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Xít-ta-lin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Xít-ta-lin! Xít-ta-lin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Xít-ta-lin ơi, Ông Xít-ta-lin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời!
(5-1953)

63 năm sau, thấy công an đánh người đi biểu tình ôn hoà khiến mình chợt nhớ đến bài thơ về Cải Cách Ruộng Đất:

Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt

Người Việt ở hải ngoại có một số thành công nhưng có một số cũng te tua. Mình có biết vài người, sang đây, ăn trợ cấp, làm chui, rồi họp năm họp 7, sau vài chai bia, nói chuyện chính trị. Theo lời họ kể, mình có cảm tưởng nếu họ mà nắm quyền ngày xưa thay vì Nguyễn Văn Thiệu thì chắc ngày nay xứ mình đã phú cường. Họ sang đây mấy chục năm, cạy miệng không ra được một chữ ngoại quốc.

Loay hoay ở vùng Bolsa, không cần phải học tiếng Anh. Nhiều khi nghĩ nếu VC xụp đỗ thì giao quyền hành cho mấy người này thì chắc họ cũng tàn bạo như VC vì cái dốt. Thay vì đi làm họ khai man là bị khủng hoảng thần kinh chi đó để lãnh SSI rồi đi làm chui, lâu lâu để dành tiền được chạy về Việt Nam đóng vai Việt kiều, áo gấm về làng. Họ cũng sống trong ảo tưởng của người Việt Nam nói chung. Họ kêu bọn VC nay giàu có, xài tiền như nước. Họ nghĩ với sổ thông hành, hộ chiếu của Hoa Kỳ là tự động họ có đẳng cấp hơn người Việt tại Việt Nam.

Mình may mắn được đi du học, đi làm việc nhiều nơi trên thế giới, tiếp xúc với nhiều loại người, giúp mình nhận ra những cái xấu của DNA trong chính mình và tìm cách luyện tập những kỷ năng để thay đổi tính nết, tư duy hầu thay đổi cuộc đời mình như người Mỹ thường nói "you change your habits, your habits will change your destiny" . Nếu chúng ta nhận thức ra cái hay và cái xấu của mỗi cá nhân và tìm cách sửa đổi để tự hoàn thiện thì khi mọi người Việt đều làm như vậy thì dân giàu nước mới mạnh, Việt Nam mới có một tương lai bớt te tua hơn.

Nhs