Trick-or-Treat

Trick-or-Treat

Nhớ dạo mình mới sang Luân đôn làm việc, một buổi chiều đi làm về, đang ăn cơm thì có tiếng chuông, ngơ ngác vì không quen ai. Mình bò ra cửa thì thấy 3 đứa bé khiến mình ngơ ngác rồi bổng nhiên chúng hát cái gì mình cũng chả hiểu, ngơ ngác đưa cái mặt bò đội nón rồi đóng cửa lại. Nguyên tối đó, cứ thấy con nít trong khu mình đi vòng vòng, hát hò.

Hôm sau, hỏi đồng nghiệp thì chúng kể là lễ cô hồn, con nít đi từng nhà để xin kẹo bánh mà người Anh Quốc gọi là Trick-or -Treat. Mình chừng như giác ngộ cách mạng nên hình ảnh 3 đứa bé hát trước cửa nhà mình 35 năm về trước vẫn đeo đuổi mình đến ngày nay mỗi lần lễ cô hồn. Để nhớ đến sự ngu mê, không chịu học hỏi văn hoá của người bản xứ.

Hồi mình ở bên pháp, Ý Đại Lợi hay Thuỵ Sĩ thì không có vụ này nên ngơ ngác khi nghe đám người anh nói Trick-or-Treat thêm bần cố nông mấy đời nên ngu vững bền.

Nghe nói ngày nay tục lệ này được thương mại hoá, toàn cầu hoá lan đến các nước khắp thế giới.

Tục lệ con nít bận đồ hoá trang, gõ cửa nhà thiên hạ, hát hò để được chủ nhà cho kẹo bánh hay chọc phá, khởi nguồn từ thời Celt, nơi các vùng có người Celt sinh sống như Anh Quốc, Ái NHỉ Lan, Tô Cách Lan và miền bắc của nước Pháp, vùng Normandie ngày nay. Kéo đến thời Thiên Chúa giáo và cuối cùng thế kỷ 17 do chính trị Anh Quốc tạo nên đến ngày nay.

Thời kỳ trước thiên chúa, ở vùng người Celtic, có tục lệ Samhain, được cử hành đêm 31 tháng 10 mỗi năm, họ đốt đuốc, đốt củi để tưởng nhớ đến người đã chết. Người dân trong làng, bận áo da thú để đuổi các hồn ma đến viếng và nấu nướng để cúng người chết.

Mấy thế kỷ sau này, người ta hoá trang thành ma quỷ hay những nhân vật quái đản để được cho uống rượu hay ăn, mà người Anh Quốc gọi là “mumming”, được xem là khởi đầu cho “trick or treat”.

Vào thế kỷ 9, thiên chúa giáo được nới rộng đến các vùng đất Celt, và nhà thờ chỉ định ngày 2 tháng 11 là ”ngày các linh hồn”, để tưởng nhớ người quá cố. Buổi lễ này được tổ chức như thời Celt, như lễ Samhain cộng thêm đốt củi và hoá trang.

Nhân ngày này, người nghèo đến nhà người giàu có, cầu nguyện cho linh hồn của người thân của chủ nhà đã qua đời, và được tặng bánh mà người ta gọi bánh linh hồn (soul cakes). Sau này con nít bắt chước đi từng nhà xin bánh mà người ta gọi là “souling”.

Tại Tô Cách Lan và Ái NHỉ Lan, thay vì cầu nguyện cho người quá cố của gia chủ, người ta hát hay đọc thơ, hay kể chuyện tếu lâm hoặc làm trò ảo thuật để được tặng trái cây, đậu phụng hay tiền lẻ. (Dạo ấy đường là thứ xa xỉ ở âu châu nên chưa có vụ cho kẹo như ngày nay).

Ngày nay, người Anh Quốc làm lễ Trick-or-Treat là để tưởng nhớ đến đêm Guy Fawkes còn được gọi là “bonfire night”. Lễ này để tưởng nhớ đến đêm mà người Anh Quốc đã phá tan âm mưu của ông Guy Fawkes, muốn làm nổ tung toà nhà quốc hội và truất phế vua James I của Anh Quốc năm 1605. Ông này muốn lập lại nhà thờ Thiên Chúa Giáo, huỷ bỏ đạo Tin LÀnh mà vua Anh Quốc theo. Ông này bị bắt và bị xử tử ngày 5 tháng 11 năm 1606.

Liên hoan được tổ chức sau khi xử tử ông Fawkes, các đống lửa được đốt lên trong đêm, các hình nộm được đốt mà người ta gọi là “Bone Fire” (bonfire). “Bone” được xem là đức giáo hoàng của Vatican và con nít chạy khắp phố phường, hỏi “a penny for the Guy.” (Guy Fawkes)

Các người Anh Quốc di dân sang Hoa Kỳ, cũng tổ chức lễ này như người Việt mình tổ chức Trung Thu cho con nít,… dần dần đến năm 1920, được gọi là Halloween.

Sau đệ nhị thế chiến, các vùng ngoại ô được xây dựng nên lễ Halloween được bùng nỗ mạnh vì con nít có thể ngao du trong khu vực của mình thay vì các nhà cao tầng ở trong thành phố.

Dạo mấy đứa con còn bé, đi vòng vòng trong xóm ít vì tối mù nên mấy bà rũ nhau chở con đến các khu shopping, có đèn đuốc sáng trưng để chụp hình áo quần. Con mình chả hát chẳng chúc gì cả như đám con nít người Anh Quốc khi xưa. Cứ đến tiệm, có mấy thùng kẹo, cứ thò tay vào bốc, vì chủ tiệm không có thì giờ trao tặng. Mất đi ý nghĩa của ngày cô hồn tư duy không làm vẫn có ăn. Chán Mớ Đời

Năm nay, mụ vợ bổng nhiên nổi hứng tổ chức Halloween ở nhà. Đám gái già và trai lão bò đến nhà, bận đồ hoá trang đủ trò rồi mụ vợ thảy cho mình bộ đồ linh mục để bận khiến ai nấy đều sợ vải ra quần. Đời thường, nhìn mặt mình là người ta chán như con gián nay lại thêm bộ linh mục. Chán Mớ Đời

Theo National Retail Federation thì hàng năm người Mỹ tốn $2.6 tỷ đô la để cho ngày cô hồn này. Kinh

Tục lệ cổ truyền dần dần bị thương mại hoá nên người ta cứ ăn chơi nhưng quên nguồn gốc. Mình nghe nói các nước âu châu ngày nay đều tổ chức lễ Halloween này, các nước này theo thiên chúa giáo đông nhất và quên mình đang đốt đức giáo hoàng , người đứng đầu nhà thờ của mình.

Chán Mớ Đời
Nhs