Xây đập bức tử

Xây đập bức tử

Hôm qua đọc một tờ báo pháp ngữ, nói về động đất ở vùng Luang Prabang, Lào khiến mình thất kinh. Thất kinh vì lãnh đạo Hà Nội đầu tư xây dựng cái đập thủy điện ở đây và nhà thầu Thái Lan trúng thầu xây dựng và nghe nói sẽ động thổ vào năm tới bất chấp các lời khuyên can của chuyên gia.

Trận động đất có cường độ 6.1 Richter khiến mình đã ngu lâu dốt sớm lại càng ngu bền vững. Lý do là cách đây 10 năm, bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả hai cuốn sách về dòng sông Mê Kông đã cảnh báo về đường nức của địa chấn chạy xuyên qua khu vực này mà ai muốn đầu tư phải điều nghiên kỹ lưỡng. Có lẻ vì vậy mà Thái Lan chỉ thầu xây còn để Hà Nội bỏ tiền ra.

Tương tự ở Venezuala Hà Nội đem 4 hay 5 tỷ Mỹ kim để đầu tư nay nghe nói biến mất. Du khách vào Venezuela chỉ đổi Mỹ kim mỗi khi dùng vì lạm phát kinh khủng. Nội đem 5 tỷ đô La vào, phải đổi hết qua tiền của sở tại là ngọng vì trong 24 tiếng đồng hồ là bay phân nữa giá trị vài tuần sau tiền bác Chavez thành tiền bác hồ. Xong om

Như mình đã kể về chủ nghĩa Tân thực dân được Tây phương áp dụng sau đệ nhị thế chiến. Họ rút quân đóng tại các thuộc địa, cho dân bầu một tên hay Đảng độc tài rồi cứ cho các sát thủ kinh tế (economic assassin) vào dụ các lãnh đạo xây dựng các đập thủy điện hay những công trình điểm nhấn cho chính quyền đương thời, hứa hẹn đem lại nền kinh tế thịnh vượng cho đất nước. IMF hay Ngân Hàng Thế Giới sẽ cho vay với điều kiện là các công ty Tây phương trúng thầu. Như Soudan làm cái đập to đùng mà ngày nay dân vẫn còn trả thuế mà chả đem lại lợi ích kinh tế cho người dân sở tại. Lãnh đạo nào khôn ngoan thì bị loại như ở Guatemala, Panama,….. Ngoại quốc muốn bảo vệ tiền của họ cho vay ăn lời.
 
Các tay lãnh đạo bỏ túi phân nữa rồi các nhà thầu ngoại quốc vào xây cất. Lãnh đạo vớt tiền bỏ túi nên phải đội vốn nên vay thêm. Lãnh đạo bỏ túi thêm nên giá tiền lúc đầu chỉ 1 nay thành 300-400%, khiến dân đóng thuế mà chẳng thấy lợi ích về kinh tế. Tiền vẫn được trả cho các nhà thầu Tây phương nên chẳng bao giờ  đến các xứ này nên dân sở tại chả ăn sơ múi gì cả.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, các công ty thầu như RMK của Mỹ lãnh thầu hết các chương trình xây dựng viện trợ cho Việt Nam nên dân Việt Nam chỉ được thầu lại những gì các công ty Tây phương cần tại chỗ.

Ngày nay Trung Cộng cũng bắt chước phương cách làm giàu của Tây phương và kiểm soát chính trị nên sử dụng Vòng Đai và Con Đường để cho vay và làm áp lực chính trị tại địa phương. Mã Lai bắt đầu thấy sự bí mật này nên hủy khá nhiều hợp đồng với Trung Cộng.

Về Hà Nội thấy mấy trụ cột bê tông nằm khơi khơi nên tò mò hỏi thì được biết đó là đường sắt do Trung Cộng cho vay và lãnh đạo cứ phải đội vốn đến giờ thì Trung Cộng đếch cho vay nữa nên ngọng. Điểm nhấn của Hà Nội ngày nay.

Mình có kể về vụ Trung Cộng chơi cha xã nước một cái đập ở thượng nguồn sông mê Kông là khiến vùng hạ lưu bị ngập lụt rồi khi họ đóng đập lại thì bị hạn Hán dù là mùa mưa. Đó là họ đánh khẽ để các nước vùng hạ lưu phải cẩn thận ngoan Ngoãn nghe lời họ.

Do đó mình thất kinh khi nghe lãnh đạo Hà Nội bỏ tiền đi đầu tư cái đập ở Bắc Lào vô hình trung hại đồng bằng sông Cửu Long của mình. Chận nước về hạ lưu. Chán Mớ Đời

Mình có đi viếng biển Hồ ở Cao Miên thì thấy dân vùng này xưa nay nổi tiếng trù Phú, là vựa cá nay sống thoi thóp vì cá không về đây nữa. Theo mình học địa lý khi xưa năm 11 thì cá từ thượng lưu của mê Kông theo mùa mưa lọt vô hồ Tonlesap rồi khi mùa khô đến thì bị giữ lại trong Biển Hồ vì mực nước thấp hơn dòng sông nên cá không chui ra được. Dân cao miên chỉ cần đi bắt về ăn hay bán sống vui đời người cao miên thay vì Thấp Miên như ngày nay.

Long Xuyên và Đồng Tháp 10 cũng có vấn đề tương tự như Biển Hồ là khi mùa mưa thì nước kéo về rồi đến mùa khô thì nước rút đi thì vẫn còn nước ở hai vùng này. Mấy lãnh đạo Hà Nội sau 75 nghe ai xúi, lấp đất Đồng Tháp 10 để trồng trọt thêm một mùa vụ. Lúc đầu thì đất phù sa còn nhiều nên tốt nhưng sau 10 năm cứ sử dụng đất quá tải nên oải, phải bỏ phân hoá học đủ trò nhưng thế giới vẫn chê gạo Việt Nam điển hình ông Vương Đình Huệ sang Nigeria tìm cách bán gạo rẻ nhưng xứ này kêu bỏ hoá học nhiều quá rất độc hại không mua dù rẻ. Phi châu còn chê gạo Việt Nam Chán Mớ Đời

Gần đây có nghe nói gạo St25 Việt Nam đoạt giải nhất thế giới là thấy thiên hạ làm gạo dỏm rồi bỏ bao bán. Ông nông dân đoạt giải nhất than quá vì mới làm thử rất ít. Nay thiên hạ bán gạo dỏm lấy tên gạo của ông là coi như mất tiếng sau bao nhiêu năm nghiên cứu. Lại phải Chán Mớ Đời một lần nữa.

Cái thất kinh thứ hai là nay nước và phù sa không về thế là dân đây ngọng. Nghe nói đất lún 2 mét là càng ngọng hơn vì nước biển sẽ tràn vào vì nước từ thượng nguồn bị 11 cái đập chận lại xem như đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai khó mà sống sót tại đây.

Mình có viếng Nam Dương thì nay họ tuyên bố sẽ bỏ thủ đô Jakarta để dời đi về một nơi nào cao hơn vì nước biển dâng và sẽ biến thủ đô Jakarta dưới biển. Hiện tại có 5 cái đảo Solomon ở Thái Bình Dương bị nước biển dâng lên trung bình 8 mm mỗi năm từ 1996 và họ đã cho dời đô thị làng mạc của họ lên vùng cao. Dạo này thiên hạ cứ lên tiếng thành phố Venise bị ngập nhiều hơn các năm trước.
       
Mình lại đọc tài liệu Việt Nam muốn khai thác các mỏ than khiến các chuyên gia môi trường thế giới hoảng tiều vì ô nhiễm môi trường. Mình đoán là Trung Cộng ngưng khai thác than hay đã hết nên bán rẻ máy móc cho Việt Nam như Đài Loan bán rẻ các nhà máy cũ của họ cho Trung Cộng các đây 39 năm về trước. Nay Trung Cộng bán rẻ lại Việt Nam.

Mình có thằng bạn Đài Loan khi xưa kêu mình kiếm bán nhà máy cũ cho Việt Nam. Máy móc là từ Đài Loan bán cho Trung Cộng nay bán lại cho Việt Nam nhưng mình từ chối. Số nghèo không dám bán đồ lạc xoong cho Việt Nam.

Các chuyên gia quốc tế đề nghị Hà Nội sử dụng điện gió vì vùng duyên Hải của Việt Nam rất dài. Họ cho biết địa điểm thuận lợi là vùng Bình Thuận có sức gió đến 10-15 mét.

Na Uy là nước có dầu lửa xuất cảng bán cho thiên hạ nhưng họ sử dụng quạt gió thu năng lượng để xài trong nội địa. Viếng Na Uy thì họ rất hãnh diện cho đi viếng các hệ thống quạt gió của họ ngoài khơi.

Năm kia mình về Việt Nam, đến Hội An bị lụt khiến bà cụ mình rên đi chơi răn như đi chạy giặc. Hồi nhỏ học địa lý cứ mỗi năm đến mùa mưa là miền trung bị lũ lụt nên mình tò mò đi vòng vòng thì không thấy họ đào mấy con kênh để giữ nước để tránh lũ lụt.

Lại nghe nói họ xây đập trên cao nên mùa mưa sợ đập bị vỡ nên xã nước thế là cha con ơi dưới lãnh nợ. Thủy điện là cách người ta dùng từ mấy thế kỷ nay trong khi chúng ta ở thế kỷ 21 có nhiều cách lấy năng lượng xanh, đỡ tốn tiền và không phá hoại môi trường.

Ở cali hạn Hán nhưng người không xây đập để trữ nước vì sợ phá hại môi trường. Ở Hoa Kỳ các đập thủy điện dần dần được tháo gỡ để bảo vệ sinh thái. Mình là nông dân cần nước vì thấy nước đỗ ra biển phí nhưng phải chấp nhận chống xây các hồ chứa nước để có nước rẻ tưới vườn.

Mình đang đi tham quan với phái đoàn của thành phố Bellflowers ở Mễ Tây Cơ. Họ cho đi tham quan các vùng nông trại hay núi đồi. Vùng này có địa hình tương tự miền trung Việt Nam. Đồng bằng, một bên là biển một bên là núi. Mùa mưa nước chảy từ núi về thế là họ làm các hệ thống kênh nước để dẫn thủy nhập điền. Có những nơi có cửa để đóng mở xe tuỳ lượng nước do chính thành phố cai quản để tránh nước lụt và giữ nước để mùa khô tưới cây cối hay rau.

Lãnh đạo miền trung Việt Nam chỉ cần sang đây vài ngày xem xét là có thể phát họa được hệ thống con kênh cho miền trung thì hết ngập lụt, người dân không cần đi lao động quốc tế để chết thảm thương. Chán Mớ Đời

Nghe nói Luang Prabang bi động đất thì mình lo và cũng mừng. Lo là sau khi xây cái đập là chận nguồn nước về đồng bằng sông Cửu Long mà khi bị động đất thì đập sẽ vỡ sẽ khiến bị lụt lội.

Mừng là các lãnh đạo Hà Nội chợt thấy số tiền đầu tư có thể bị bay biến như ở Venezuela nên sẽ thu hồi ý định làm giàu trên xương máu của đồng bằng sông Cửu Long và sẽ sử dụng tiền ấy để xây dựng hệ thống năng lượng xanh.

Mình có đọc tài liều về vụ này. Hôm nào về lại Cali sẽ kể tiếp. Chán Mớ Đời

Nhs