Cái gì cũng Ăn

Cái gì cũng Ăn

Năm thi trung học đệ nhất cấp, mình có học bài " cái gì cũng cười" của Nguyễn Văn Vĩnh nhưng cũng không hiểu lắm đến khi sang Mỹ mới ngộ ra. Có cô bạn sinh viên Yale, đi làm việc thiện nguyện qua chương trình học bổng Fullbright ở trại tị nạn Hongkong. Khi về cô ta đi thuyết trình về đời sống của dân tị nạn. Khi được các sinh viên ngoại quốc hỏi về vài chi tiết, hình ảnh thê lương của người tị nạn thì cô nàng cười khiến tên bồ sau này là chồng la quá cỡ, bảo không được cười dù là cười kiểu chua chát vì người ngoại quốc không hiểu, sẽ làm mất cảm tình. 

Thằng con đi học Việt ngữ cuối tuần, có hôm hứng hỏi mình cấu trúc động từ Việt Nam toàn dùng từ "ăn". Thấy lạ lạ câu hỏi của nó nên mình ngồi đếm xem bao nhiêu cụm từ có chữ ăn. Ăn cay, ăn ngọt, ăn chua, ăn cưới, ăn giỗ, ăn vụng , ăn hối lộ,.. Ăn gian, ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp,...đó là làm chuyện thất đức cũng ăn. Không biết có lẻ vì nghèo nên dân mình đói nên lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Nghe nói trong tự điển có đến 247 từ kép có chữ ăn.

Mình bắt chước ông Nguyễn Văn Vĩnh, nói dân an nam ta cái gì cũng ăn. Ăn để mà sống, ăn để mà sướng mà gáy, ăn để mà chết bỏ. Nếu không giỏi thì ăn gian để mà thắng hay không có tiền mà người khác có thì mình ăn cướp rồi bỏ chạy. Nghèo không có tiền ăn, ra lề đường nhìn Thiên hạ ăn chực. Khi tính làm chuyện gì mà không thành thì lại gọi ăn gió. Ăn bẩn, ăn mày, ăn cắp,...đại loại cái gì cũng ăn được. Động từ ăn của Việt Nam như động từ To Get của anh ngữ, nếu không biết dùng động từ nào thì cứ dùng động từ này là được. Thậm chí khi hiếp dâm cũng phải ăn như ăn hiếp. Lên giường làm tình cũng ăn gọi là ăn nằm.

Nhưng nói đến ăn thì không thể quên nói đến bụng vì ngôn ngữ việt có nhiều từ về phần này. Có lẻ vì ăn vô thì nó xuống bụng? Người tây phương hay nói đến Heart (trái tim) hay người tàu nói đến chữ Tâm, là trọng tâm nhưng người Việt, có lẻ hay ăn nên phải nói đến cái bụng , cái Lòng, cái rốn, cái dạ; một phần của cái bụng. 

Người Việt nói lòng sông, lòng bàn tay, lòng căn (trung tâm, center of the house), lòng người. Người tây phương dùng trái tim để diễn tả những tình cảm, yêu thương, ôm ấp trong lòng nhưng người Việt thì dùng cái bụng, cái lòng, cái ruột để chứa đựng tình cảm. Họ phải ăn cái đau đớn bị tình phụ, ăn những nổi buồn xa quê hương. Chiều chiều ra đứng Bolsa, nhớ về Đà Lạt "ruột" đau chín chiều. Khi một người tây phương đau khổ vì tình thì tim của họ đau nhói còn người Việt thì đau lòng. Trong thời bao cấp, có lẻ vì đói quá nên ông TTQ, đã làm bài thơ tả quê hương là chùm khế ngọt, ông ta có lẻ đói nên thèm thuồng trái khế vừa ngọt vừa chua cho đở đói, đở khát?

Thật ra, người ta khám phá là cái bộ lòng là cái não thứ hai của con người. Ăn vào thì các thức ăn chạm vào các dây thần kinh của bộ lòng, rồi mới đánh tín hiệu lên cái bộ não. Khi lo sợ hay chi đó thì ruột thắc lại mới giúp bộ não biết là đang đói, đang no, hay đau ốm chi đó.

Tây phương họ nói đứa bé này thông minh nhưng người Việt bảo thằng bé này sáng dạ. Tây yêu nhau thì viết I trái tim you, còn người Việt thì bảo là phải lòng nhau, giận nhau thì kêu mất lòng nhau,... Nói chung thì người tây phương suy nghĩ với cái đầu, yêu với trái tim còn người Việt mình thì suy nghĩ ở cái bụng còn yêu ở cái lòng hay nòng, cái dạ. Nói thằng con, con yêu thích một con bé ngoại quốc thì con để trong tim còn nếu con yêu thích một con bé Việt Nam thì con để trong bụng. 

Nghe mình giải thích một hồi thì thằng con thua non , nói thôi khỏi học tiếng việt nữa vì nó thích yêu bằng trái tim, suy nghĩ bằng cái đầu. Đọc đầu đề của một bài hát hay thơ, văn là biết tác giả đang sinh sống ở hải ngoại hay trong nước. Trái tim ngục tù là biết do người hải ngoại viết,...còn ở Việt Nam chắc họ viết cái lòng ngục tù? Chán Mớ Đời 

Mùa lễ tình yêu sắp đến, người Việt nên bận áo hay viết thiệp "Tôi hình cái ruột, bụng Em" thì đúng với văn hoá cha ông để lại thay vì trái tim 4 mùa xanh lá, bú xua la mua như người tây phương vì không nói lên hình ảnh của nền văn hoá 4000 năm nay.

nhs