Brexit hay Bờ hết xích

Đi âu châu kỳ rồi mình thấy khá lạ. Các nước như Anh Quốc, Tiệp Khắc, Hung Gia lợi,…lại sử dụng tiền tệ quốc gia họ thay vì Euro như ở Pháp, Ý Đại Lợi,…dù họ là thành viên của Liên Hiệp Âu Châu.
Mấy năm trước, sau cuộc trưng cầu dân ý, người Anh bỏ phiếu; muốn rút khỏi Liên Hiệp Âu Châu mà người ta gọi ví von “Brexit”. Cho đến nay đã 3 năm, Anh Quốc đã thay đổi 3 vị thủ tướng mà vẫn chưa ngã ngủ vấn đề. Cho thấy vào thì khó mà ra còn khó hơn như người ta lập gia đình đã tốn tiền, khó khăn đến khi ly dị thì càng mệt gấp bội.
Năm 2017, người ta đoán là Liên Hiệp Âu Châu sẽ bị tan rã vì bao nhiêu lộn xộn với Hy Lạp, Ý Đại Lợi,… Ngay ông Thổ Nhĩ Kỳ muốn vào nhưng nay, chắc lại có ý định quay về Á châu, chơi với anh ba tàu với con đường và một vòng đai.

Ukraine được hứa hẹn cho vào liên hiệp, nay bị nga sô vớt một số đất mà âu chau chả can thiệp gì cả ngoài cấm vận ngỏ trước, ngỏ sau buôn bán với nga sô. Không ai hồ hởi nuôi đám dân Ukraine thêm.
Brexit là hậu quả của một đạo luật của hiến pháp Liên Hiệp Âu châu, được gọi là luật 50. Cho phép các thành viên rời khỏi Liên Hiệp Âu châu, khác với Liên Hiệp Mỹ Châu (Hoa Kỳ).
Dạo mình ở Pháp, dưới thời tổng thống Giscard d’Estaing thì thấy ông này hay họp mặt với thủ tướng Tây Đức Helmut Schmidt để bàn thành lập cộng đồng âu châu, dựa theo Hoa Kỳ. Một liên bang gồm các nước âu châu tham dự để tránh đánh nhau như hai thế chiến I và II.
Một mặt để thành lập một khối trung lập với Liên Xô và Hoa Kỳ. Sau này, mình thì mình mang sổ thông hành Cộng Đồng Âu châu, gồm vài nước Tây Âu rồi sang mỹ lập nghiệp. Nay thì họ đổi tên thành Liên Hiệp Âu Châu, có nhiều nước không nhớ hết của khối Đông Âu xưa.
Thật ra, ý định thành lập Liên Hiệp Âu Châu bắt nguồn từ năm 1950. Sau đệ nhị thế chiến, người ta mong muốn các nước âu châu sống chung hoà bình và buôn bán với nhau.
Ông Kimmo Kiljunen, người Phần Lan, trung lập cạnh Liên Xô, là một trong những nhà có ý tưởng này và đã giúp thành công thực hiện Liên Hiệp Âu châu. Ông ta dựa theo Hoa Kỳ, một nước khởi đầu với 13 tiểu bang ở phía đông Hoa Kỳ ngày nay.
Ông này kể là trong Liên Hiệp Âu Châu, khi họp bàn mà nếu ai kể câu chuyện tếu thì phải mất 10, 15 giây sau mới có người cười. Thí dụ đại diện người pháp kể chuyện tếu thì có người dịch ra ngôn ngữ của phần Lan thì phải mất 10, 15 giây để thông dịch thì đại diện mới hiểu câu chuyện và cười rồi tiếp tục đến đại diện các nước khác.
Vấn đề Liên Hiệp âu châu là có nhiều ngôn ngữ khác nhau, văn hoá khác nhau, nay đâu trên 20 ngôn ngữ. Điển hình một nước như Bỉ có đến 2 ngữ nói. Rất phức tạp. Lý do họ dựa theo Hiệp Chũng Quốc vì khi bản hiến pháp Hoa Kỳ được viết ra thì chỉ có 13 đại diện tiểu bang ở miền đông Hoa Kỳ ngày nay tham dự.
13 tiểu bang này như 13 quốc gia khác nhau, bị cai trị bởi Anh Quốc. Tương tự như Đông Dương dứoi thời Pháp cai trị, gồm 3 nước Lào, Cao Miên, Miền Nam (Cochinchine), Bắc kỳ (Tonkin) còn Trung Kỳ là Annam.
Nghe kể tiểu bang New York và tiểu bang New Hampshire choảng nhau vì Vermont. Họ đánh thuế nhau khi buôn bán, giao thương với nhau.
Mỗi tiểu bang sử dụng tiền tệ khác nhau như ở Pennsylvania thì dùng tiền Sherling của Anh Quốc còn Rhodes Island thì dùng tiền giấy riêng của họ….
Văn hoá cũng khác nhau như: Pennsylvania thì theo đạo Quakers. Maryland thì theo Thiên Chúa Giáo hay Georgia thì tứ xứ, bú xua la mua. Ngay cả giọng nói cũng khó nghe tương tự người Nam ra mấy vùng Phú Yên, Quảng Nam thì bó tay chấm còm khi nghe người địa phương nói chuyện.
Mình nhớ đi seminar của một ông người miền nam Hoa Kỳ. 4 tiếng đầu tiên mình chả hiểu ông ta nói gì cả vì không quen giọng miền nam Hoa Kỳ. Tương tự khi mình ở Luân Đôn sang Hoa Kỳ lần đầu tiên, không quen nghe giọng New York, nghe toát mồ hôi luôn.
Khởi đầu Liên Hiệp Mỹ Châu được thành hình với 13 tiểu bang, có chính quyền liên bang rất lỏng lẻo thì các đại biểu tiểu bang không thèm đến tham dự các buổi họp nên không thống nhất vụ đánh thuế liên bang. Muốn luật đóng thuế thông qua thì phải được mọi người đồng ý nhưng ít khi được sự đồng thuận do đó Hoa Kỳ không có tiền nên xin tiền ủng hộ từ các tiểu bang.
Các tiểu bang lo sợ xây dựng một chính quyền liên bang mạnh, nhưng Alexander Hamilton và James Madison thì nghĩ muốn cho Liên Hiệp không bị tan rã thì chỉ có cách đoàn kết và họ đề nghị họp mặt năm 1787 để viết bản hiến pháp tại Philadelphia, làm nền tảng cho Hoa Kỳ.
Họ họp nhau trong vòng 7 ngày, đóng kín cửa để bàn thảo. Các đại biểu tiểu bang nhỏ lo sợ bị mất lá phiếu của mình do đó người ta mới có quốc hội được chia ra Hạ Viện và Thượng Viện và Cử tri đoàn mà bà Clinton với ông Gore rất căm thù.
200 năm sau, Âu châu cũng bắt chước Hoa Kỳ để thành lập Liên Hiệp âu châu. Họ bàn thảo đủ trò ngay trên đồng tiền Euro không có hình ảnh của một quốc gia nào cả rồi cuối cùng họ thêm luật 50, cho phép một thành viên được rời liên hiệp. Không bắt buộc như hiến pháp Hoa Kỳ là các thành viên của liên hiệp Châu Mỹ không thể nào rời liên hiệp được.
Khi miền nam Hoa Kỳ không chịu huỷ bỏ nô lệ thì họ muốn ly khai khỏi liên hiệp thì ông Lincoln đại diện chính quyền liên bang phải đem quân đi dẹp quân đội của 11 tiểu bang kia. Xem như 2 tiểu bang choảng lại 11 tiểu bang khác.
Các nước âu châu muốn có điều khoản là họ có thể rời liên hiệp âu châu vì sợ một chính quyền trung ương mạnh như Hoa Kỳ sẽ làm nước họ chảo đảo. Do đó có sự đồng thuận về điều luật 50. Ai muốn rời liên hiệp thì tự nhiên.
Trong hiến pháp của Hoa Kỳ thì khởi đầu “we are the people” còn liên hiệp âu châu thì khởi đầu bởi các quốc gia “we are the states”.
Sau 70 năm được thành lập, Hoa Kỳ có nội chiến nên liên hiệp âu châu rút kinh nghiệm từ đó mới có khoản điều luật 50 để ai muốn rời liên hiệp thì cứ vô tư, tránh chém giết nhau. Không ai nghĩ là thành viên sẽ rời liên hiệp âu châu.
Nhưng với khủng hoảng kinh tế, phải cứu giúp các nước bị te tua như Hy LẠp, Ý Đại Lợi,… người Anh Quốc nghĩ là không phù hợp với đường lối của dân họ nên muốn rút khỏi Liên hiệp như dây mợ cứ rối lên nên chưa thoát được khiến 2 thủ tướng phải từ nhiệm.
Ông thủ tướng mới với lối làm chính trị cá tính nên không biết sẽ thành công hay không hay cứ kéo dài như các vụ ly dị mà đến 10, 20 năm vẫn chưa ngã ngũ. Ai ở âu châu nên cho con cháu họ luật để lo vụ này. Một khi Anh Quốc rời Liên Hiệp thì sẽ khởi đầu cho cuộc rút lui có trật tự vì đã hiểu cách rời liên hiệp.
Chán Mớ Đời