L' adieu

Hôm trước có anh bạn viết về bài thơ "l'adieu" trong tập thơ Alcools của ông Guillaume Apollinaire và so sánh phiên bản chuyễn ngữ tiếng Việt của ông Bùi Giáng nhưng mình không nhất trí khi anh ta cho lời Việt của ông Bùi Giáng đã không nói rõ cảm nhận của tác giả khi viếng thăm phần mộ của Leopoldine Hugo, con gái của Victor Hugo và chồng Charles Vacquerie.
Bản dịch của Bùi Giáng được ông Phạm Duy phổ nhạc với tựa đề "Mùa thu chết" đã gây ngộ nhận trong giới trí thức theo cộng sản. Họ lên án ông Phạm Duy cho rằng Cách mạng mùa thu đã chết ví von cuộc cách mạng tháng 8 của VC. Tương tự người ta ngộ nhận bài thơ "Lá Diêu Bông" của Hoàng Cầm, họ cho rằng là Diêu Bông được nhà thơ họ Hoàng, ẩn dụ của đảng cộng sản khiến ông ta ở tù đến 2 năm vì kể lại một chuyện tình thời ấu thơ.
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Ông Bùi Giáng chuyễn ngữ thành;
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi...
Anh bạn không nhất trí là động từ "cueillir" được dịch thành "ngắt đi" vì theo tiếng việt động từ "cueillir" là "hái" nên theo anh ta cho đúng nghĩa là "ta hái đi một cụm hoa thạch thảo".

Động từ "cueillir" là verbe transitif, có nhiều nghĩa như hái như "cueillir les fruits", cũng có thể được sử dụng như "bị bắt" như "les bandits se sont faits cueillir à la sortie de la banque" hay "đón" như "passer prendre quelqu'un "...
Từ ngày làm vườn thì mới biết là hái hoa hay hái trái thì cần có dao hay kéo chớ làm sao có thể hái được nhất là hoa hồng có gai. Ông Apollinaire viết bài thơ này khi vào nghĩa địa để thăm mấy người bạn qua đời như Theodolphine Hugo... Khi thấy hoa Thạch Thảo thì chắc không có kéo để cắt hoa hay vặt hoa như người Trung hay dùng nên ông Bùi Giáng dùng từ "ngắt đi" có lẻ đúng hơn là hái.
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends
Đọc bài thơ bằng Pháp ngữ thì mình cảm nhận sự buồn bả của tác giả trong khung cảnh nghĩa trang, trước hai ngôi mộ của người con gái của Victor Hugo và chồng chết đuối vài tháng sau khi cưới nhau khi cô gái đầu lòng của Victor Hugo mới 19 tuổi mà nhạc sĩ Léo Férré có phổ nhạc bài thơ rất ngắn này, theo mình diễn đạt được tâm trạng của mình khi đọc bài thơ này. Một nổi buồn cho thân phận của một cô gái chết non 7 tháng sau ngày cưới và ông chồng cũng chết vì muốn cứu cô nàng và hai người được chôn cùng mộ huyệt.
Ngược lại bản phiên dịch của ông Bùi Giáng được Phạm Duy phổ nhạc lại khiến mình có cảm tưởng là một anh chàng rên khóc thảm thiết khi đứng trước mộ người yêu mà Julie Quang khi xưa đã nức nở nghẹn ngào.
Mình chỉ biết đến bài hát "Mùa Thu Chết" khi còn ở Việt Nam nên hiểu và có cái nhìn theo ca từ do Phạm Duy phổ nhạc nhưng khi sang Pháp, tìm đọc bài thơ trong tập thơ của ông Apollinaire thì lại có một cảm nhận khác với khi nghe bài Mùa Thu Chết. Trong tập thơ của Apollinaire này có đến 2 bài mang tên Adieu: thứ nhất là "Adieu" thứ hai bài "L' adieu". Bài thứ 2 đã được dịch thành "Mùa thu chết".
Bùi Giáng hay ông Phạm Duy đặt tựa "mùa thu chết" đã khác với "L' adieu" của ông Apollinaire thêm âm điệu của bản nhạc này, kêu gào thống thiết như một người khóc người tình vắn số còn bản nhạc do Léo Férré thì âm hưởng diễn đạt đúng tâm trạng của Apollinaire đứng trước ngôi mộ của hai vợ chồng son.
Khi dịch nhiều khi người chuyễn ngữ đã dịch theo cảm nhận của mình và nhiều khi lại dùng ý từ để sáng tạo lại nên khó mà dịch cho chính xác của phiên bản chính. Mình có đọc phiên bản bằng anh ngữ thì họ dùng từ "Gather" như thể ông Apollinaire gom lại một số hoa Thạch Thảo để đặt lên mộ của Hai vợ chồng son vắn số này.
Do đó theo mình dịch động từ "Cueillir" bằng " hái" hay "ngắt đi" đều được tuỳ theo cảm nhận của người đọc. Xong om.
Nhs