Nạn đói và bệnh dịch

Bà hoàng hậu Marie Antoinette, vợ của vua Louis 16, hoàng hậu cuối cùng của người Pháp, tuyên bố một câu lẩy lừng khi được tin người dân ở Pháp bị nạn đói, vì thất mùa liên miên, trong khi đó ở điện Versailles, vua chúa ăn chơi tốn biết bao nhiêu tiền thuế của dân: “nếu hết bánh mì, người dân nên ăn bánh bít cuy.” Vài năm sau, người dân phá ngục Bastille, họ lôi đầu bà này ra chém đầu, hết còn ăn bánh bít cuy. Chán Mớ Đời
Thật ra câu nói này là do công chúa Marie Thérèse của vương triều Tây Ban Nha, đã tuyên bố trước đây, cho thấy hoàng tộc, không hiểu biết gì về đời sống của giới bình dân, làm lụng, đóng thuế trong khi hoàng tộc được miễn thuế, ăn chơi. Sau này nhóm phản loạn, mới dùng câu nói ấy để tuyên truyền đưa đến cuộc cách mạng đầu tiên tại Âu châu.
Ngày xưa, nghe tây đô hộ dân mình thì cứ tưởng dân Tây giàu có, không cần đi làm nhưng khi đến Pháp quốc thì mới khám phá nước này thời xưa cũng chết vì đói rách. Năm 1694, khi vua Louis 14, được mệnh danh là “le roi du soleil” (vua mặt trời) chơi gái không ngừng ở điện Versailles thì có đến 2.8 triệu người Pháp chết vì nạn đói thất mùa, tương đương 15% dân số thời bấy giờ. Năm sau 1695, ở nước Estonia, nạn đói giết 20% dân số rồi đến lược Phần Lan chôn 1/3 dấn số của họ, tương tự những năm này cũng xơi tái 1/5 dân số của xứ Tô Cách Lan ở Âu châu…

Có lẻ vì thất mùa đói khát, mà người dân ở Âu châu tìm cách đi Mỹ châu, những xứ khác làm ăn rồi xây dựng những thuộc địa của họ vào những thế kỷ trước tương tự người miền trung Việt Nam, bỏ quê đi xứ khác lập nghiệp. Ngày nay thì người Việt đi tứ xứ kiếm ăn, miền Nam thường được xem là vựa lúa Việt Nam, nay phải bán con qua Kampuchia, hay gã con làm dâu xứ Đài hay Hàn quốc.
Nhờ Kha luân Bố tìm ra Mỹ châu, các nhà thám hiểm đem về âu châu các hột giống như bắp, cà chua, khoai tây,…để trồng, đã giúp người âu châu giải quyết được nạn đói, thất mùa hàng năm nếu thời tiết chơi khăm.
Trước thiên niên kỷ thứ 3, các nước trên thế giới đều lo vấn đề thực phẩm vì thiên tai gây thất mùa mà không thể hiểu được nguyên lý vật lý, y tế nên hướng về những đấng thần linh nào đó để cầu nguyện. Việt Nam khi xưa, mỗi năm, vua nhà Nguyễn phải làm đàn tế Nam Giao, cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà để nông dân không thất mùa.
Gần 100 năm nay, người ta nhận thấy kỹ thuật tân tiến về nông nghiệp như lúa Thần Nông, hạt giống GMO,… đã giúp giảm thiểu các nạn đói của nhân loại, tuy vẫn còn những nơi như phi châu, lâu lâu vẫn còn những hình ảnh trên báo chí truyền nói về nạn đói.
Năm 1974, World Food Conference, nhóm họp tại La Mã, Ý Đại Lợi, cho biết là Trung Quốc sẽ bị nạn đói trong tương lai như những năm áp dụng chương trình những bước nhảy vọt của Mao Trạch Đông, đã giết hàng triệu người Tàu. Ngày nay, hàng trăm triệu người tàu đã được thoát cảnh đói như ông bà của họ. Có thể gọi Trung Quốc đã chiến thắng cái nạn đói từ khi lập quốc đến giờ, giúp đảng cộng sản Trung Quốc kéo dài và cầm quyền lâu dài hơn.
Thế kỷ 21 đánh dấu một tiến bộ vược bực của khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, người ta chết vì ăn nhiều hơn vì đói. 3 triệu người chết vì ăn nhiều trong khi chỉ có 1 triệu người chết vì thiếu ăn. Có lẻ vì vậy mà người dân trên thế giới ít đi nhà thờ cầu nguyện. Người ta chỉ đi chùa, nhà thờ,… khi cần cầu xin thượng đế, trời phật ban phép lành cho họ. Nghe kể khi các người đi vượt biển, trên tàu thì họ khấn vái, đọc kinh cầu nguyện trời phật hay chúa giúp họ đến bờ tự do, một khi đã lên bờ thì quên hết mọi chuyện hay lời hứa với chính mình.
Nhớ hồi nhỏ, đi học thì mấy ông tây bà đầm bắt mình học văn chương Pháp, có đoạn trích trong cuốn La Peste của nhà văn pháp ngữ Albert Camus, gốc Algerie. Dạo đó, chả hiểu gì cả đến khi sang Tây thì có tìm đọc lại thì ngộ sơ sơ. Lại nghe tây đầm nói về « La Fièvre Jaune », mỗi lần nói chuyện với mình như cảnh báo về người da vàng nên không hiểu đành phải đi kiếm tài liệu đọc.
Hoá ra ở Âu châu vào những năm 1330, có một bệnh dịch mà ngày nay người ta gọi là “La Peste Noire”, khởi đầu từ Á châu hay Trung Á, khi vi khuẩn Yersinia Pestis trên mình các con bọ chét, chuột, trên các con tàu buôn, cắn người dân gây ra bệnh dịch khắp Á châu, Âu châu và Bắc Phi châu và 20 năm sau mới lan đến Mỹ châu.
Người ta đóan có từ 75 triệu cho đến 200 triệu người trên thế giới chết vì bệnh dịch này. 1/4 dân số Âu châu và Á châu. Ở Anh Quốc 40% dân số chết vì bệnh dịch này, từ 3.7 triệu người chỉ còn lại 2.2 triệu. Thành phố Florence của Ý Đại Lợi chết mất phân nữa, chỉ còn lại 50,000 người… đọc sách hay xem phim có nhiều cảnh người ta cắt mạch máu của người bệnh, kêu để tống khứ ác quỹ ra ngoài cơ thể, rồi chết khi máu ra hết.
Các chính quyền bất lực trước thiên tai, chỉ biết tổ chức các cuộc cầu nguyện tập thể. Họ không biết lý do sự lan truyền của bệnh dịch, khó mà tìm ra thuốc chữa trị. Họ chỉ đỗ lỗi cho các thế lực huyền bí, quỷ sứ thay vì tìm kiếm căn nguyên vi khuẩn trong các con bọ chét hay nước dơ,.. Và cũng vì không hiểu nguyên nhân nên người ta phải nhờ mấy ông cố đạo cầu nguyện, dần dần nhà thờ Thiên Chúa Giáo, lạm dụng thời thế, tạo sức mạnh kinh tế và chính trị trong các xã hội Tây phương mà các sử gia cho rằng thời kỳ đen tối nhất của nền văn minh La-Hy.
La Peste Noire không phải là hiện tượng độc nhất âu châu hay bỉ cực nhất của nhân loại. Các bệnh dịch hoàn hành, lan tràn khắp Mỹ châu, Úc Đại Lợi, các nước ở Thái Bình Dương khi người âu châu đặt chân đến những thế kỷ sau đó. Vô tình, các nhà thám hiểm âu châu đem với họ những vi trùng, bệnh tật mà hệ thống miễn nhiễm của người dân sở tại không kháng cự được lại, giết sạch hơn 90% dân số tại đây.
Theo các sử gia, ngày 5 tháng 3, năm 1520, khi các chiến thuyền của hải quân hoàng gia Tây Ban Nha rời đảo Cuba, đem theo 900 binh lính, ngựa và một số nô lệ, đổ bộ lên xứ Mễ Tây Cơ. Một trong những nô lệ có ông tên Francisco De Eguia. Ông này đem theo trong cơ thể hàng tỷ vi khuẩn của bệnh đậu mùa.
Khi ông ta đến Mễ Tây Cơ thì các vi khuẩn được sinh sản nhiều hơn khiến da ông ta bị ngứa ngáy khó chịu, bị đau. Ông ta được đưa đến một căn nhà của người địa phương để điều trị. Bệnh của ông ta truyền qua gia chủ rồi lan đến các người trong vùng. 10 ngày sau, thành phố này trở thành một bãi tha ma, dân chúng di tản đến những nơi khác để tránh ma quỷ, mang theo vi khuẩn của bệnh đậu mùa khiến các thành phố của xứ tiếp tục bị truyền nhiễm với căn bệnh vô hình này đem từ Âu châu sang.
6 tháng sau, bệnh dịch này lan đến thủ đô Aztec, nơi có trên 250,000 sinh sống, cho thấy nền văn minh khá cao. Năm 1520, vùng đất Mễ Tây Cơ có trên 22 triệu người sinh sống, cuối năm ấy chỉ có độ 14 triệu còn sống sót đến năm 1580, hay 60 năm sau khi người Tây Ban Nha vét hốt châu báo của vùng này thì dân số vùng Mễ Tây Cơ còn lại 2 triệu người, xem như còn lại 10%, gần tuyệt chũng.
Mình không biết triều đình Tây Ban Nha, có chính sách hay cố ý đem vi khuẩn để cho truyền nhiễm khắp nơi, để tiêu diệt người sở tại hay chỉ một sự tình cờ. Xin nhắc lại họ chỉ đem 900 người lính để đổ bộ xứ Mễ Tây Cơ. Có tài liệu về các trận đánh với thổ dân mà người Tây Ban Nha sử dụng các thây ma để lây truyền nhiễm cho người dân sở tại, do đó có thể là chính quyền Tây Ban Nha cố ý dùng vi khuẩn để tiêu diệt thổ dân.
Tương tự khi người Anh Quốc đến Bắc Mỹ thì các vi khuẩn của họ đã gây nạn dịch, giết dân da đỏ địa phương gần như sạch bách. Có thể người tây phương đã trải qua mấy bệnh dịch này nên hệ thống miễn nhiễm của họ như đã được chích ngừa nên không bị ảnh hưởng, ngược lại người dân địa phương lại bị đưa đến hiện trạng diệt vong.
Đọc tài liệu người Tây Ban Nha đánh chũng tộc Aztec thì họ đem thi thể những người bị chết vì bệnh dịch vào thành phố, đông dân cư, giúp phát tán vi khuẩn đậu mùa, giết hại dân Aztec.
2 thế kỷ sau, ngày 18 tháng giếng 1778, thám hiểm gia James Cook, mà ngày nay vẫn còn công ty du lịch mang tên ông ta, đến các quần đảo Hạ Uy Di, ở Thái Bình Dương, ngay nay thuộc về Hoa Kỳ. Các quần đảo này có trên nữa triệu người dân cư, sống cách ly với thế giới bên ngoài nên chưa bao giờ được tiếp xúc với người phương tây cũng như bệnh tật của họ. Ông thuyền trưởng Cook và thuỷ thủ của ông ta mang theo các bệnh đến cho người địa phương như Bệnh Lao phổi, bệnh phong tình rồi sau này những người âu châu khác mang tới thêm các bệnh như đậu mùa,… năm 1853, hơn 70 chục năm sau chỉ còn lại gần 70,000 người dân tại mấy hòn đảo này.
Có bác nào có tin tức về hoạ sĩ Paul Gauguin ở Tahiti? Nếu mình không lầm ông ta bị bệnh Siphilis, cũng có thể nhiều thứ bệnh khác làm truyền nhiễm ở xứ này hay không.
Ở Âu châu, các bệnh dịch vẫn tiếp tục giết rất nhiều người dân vào đầu thế kỷ 20. Năm 1918, khi chiến tranh thế giới đầu tiên gần kết thúc thì có bệnh dịch mà người ta gọi “spanish flu”, khiến các binh lính của Pháp quốc chết như kiến trong các chiến hào, nhiều hơn là súng ống, khiến binh sĩ tìm rượu mạnh để uống. Có thể bệnh dịch này đã giúp chấm dứt cuộc chiến sớm. Mình lười đọc thêm tài liệu nhưng thời ấy người ta dùng hơi ngạt như hơi mù tạt, Chlorine để giết quân thù, quân đội Pháp có đến 900,000 tử vong và trên 1 triệu người bị thương.
Có thể vì vậy đưa đến bệnh dịch này, khiến các quốc gia phải ký hiệp ước tại Thuỵ Sĩ năm 1925 là không bao giờ sử dụng khí giới hoá học và sinh vật học trong các cuộc tranh chấp nữa. Những hình ảnh người dân Kurd bị quân đội của Sadam Hussein sử dụng hơi ngạt để diệt chũng khá đau thương.
Chiến tranh nên tiếp liệu được chuyên chở đến từ các nơi trên thế giới đến vùng giao tranh, giúp vi khuẩn này được lan nhanh khắp địa cầu. Trong vài tháng, đã giảm dân số toàn cầu lên đến nữa tỷ người hay 500 triệu dân. Cuộc chiến này tàn khốc nhưng ít ai để ý đến vụ bệnh dịch đã giết hại binh sĩ nhiều hơn là vì súng đạn.
Ngày nay, các bệnh dịch được báo động sớm, người ta có những chương trình ngăn chận bệnh dịch, cách ly sớm để giảm thiểu sự lan tràn cuả vi khuẩn giết người. Mình nhớ cách đây vài năm có bệnh cúm gà hay cúm heo gì không nhớ. Đi Nhật Bản, qua quan thuế phải đi ngang qua cái máy đo nhiệt độ. Ai mà nóng sốt là họ đem vào phòng cách ly ngay.
Ngoài ra họ có những chương trình chích ngừa các bệnh đậu mùa, dịch hạch, lao,… cho người dân khi còn bé nên đã giảm rất nhiều các bệnh độc hại này. Được biết năm 1974, bệnh đậu mùa vẫn còn lây 15 triệu người trên thế giới và giết hại đến hơn 2 triệu người nhưng đến năm 2014 thì không có một ai bị chết vì căn bệnh hiểm nghèo này.
Ngược lại, các vụ chích ngừa này lại đem đến những căn bệnh khác như tự kỷ ám thị hay chất Mercury lên óc,…mà người Mỹ bắt đầu chống đối sự bắt buộc của chính phủ liên bang về chích ngừa. Người ta bỏ các chất sau đây trong thuốc chích ngừa:
Thimerosal (ethylmercury):
Mercury dùng để bảo quản, phòng ngừa sự nhiễm trùng
Formaldehyde: dùng để giúp bất hoạt các vi khuẩn, giải độc các độc tố vi khuẩn, để khỏi bị bệnh. Một khi được tiêm vào cơ thể.
Aluminum: giúp thuốc chích ngừa có hiệu lực hơn, giúp hệ thống miễn nhiễm mạnh hơn. Người ta cần nhiều lượng chích ngừa để bảo đảm được phòng ngừa.
Ngoài ra các công ty dược phẩm còn bỏ thêm trụ sinh, Gelatin,…để bảo quản không sợ hư hỏng khi gặp thời tiết thay đổi bất thình lình tại mỗi địa phương trên thế giới.
Hôm trước, đọc bài mình kể về thuốc thang thì có một chị bạn gọi hỏi mình vụ chích cái gì vào mặt, để làm đẹp. Mình nói kiếm tài liệu đọc cho kỹ vì một khi đã tiêm vào trong cơ thể thì các chất hoá học vẫn nằm trong. Người ta đoán các chất này sẽ tự độg giải thể, theo đường tiêu hoá để ra bên ngoài nhưn ngày này các nghiên cứu cho thấy là các chất như Mercury vẫn tồn tại sau 40 năm, và di chuyễn lên đến não bộ.
Đó là thuốc chích ngừa do FDA của Hoa Kỳ phê chuẩn sau bao nhiêu kết quả lâm sàn còn những thuốc chích cho sắc đẹp, chưa chắc đã được cơ quan FDA phê chuẩn. Người ta có thể bỏ đủ trò ở trong. Khi xưa, có vụ phụ nữ bị ung thư vì chích chất gì vào người, để độn ngực chi đó, không nhớ rõ.
Ngày nay tại Hoa Kỳ và Âu châu, có một lực lượng phụ huynh chống đối việc chích ngừa trẻ em. Lý do là có đến 9,2% trẻ em tại Hoa Kỳ bị bệnh tự kỷ ám thị (autism?). Họ qui cho là ảnh hưởng của các vụ chích ngừa đủ thứ thuốc, có chất bảo quản quá nhiều, lưu lại trong cơ thể trẻ em. Nhớ dạo mấy đứa con mình mới sinh, tháng nào đi khám bác sĩ, đều phải chích ngừa đủ trò, đưa cuốn sổ màu vàng để bác sĩ ký mệt thở, đóng dấu đầy hết.
Thêm nữa, phụ nữ ngày nay tránh bể bầu vào những lúc có lễ lạc như Giáng Sinh, Tết nên kêu bác sĩ mỗ thay vì sinh nở bình thường từ mấy ngàn năm nay khiến đứa trẻ sinh ra chưa đúng ngày. Thêm nữa phụ nữ không thích cho con bú sữa của mình, sợ hư thân thể hoặc bận đi làm nên ở nhà hay nơi chăm sóc thiếu nhi, các bảo mẫu cho uống sữa thường.
Nghiên cứu cho thấy là đứa bé mới sinh ra cần được uống sữa của người mẹ để giúp hệ thống miễn nhiễm của chúng được mạnh hơn vì những hormone, chất dinh dưỡng có trong sữa của người mẹ mà các sữa cho trẻ em như SMA, Guigoz không có. Chính phủ mỹ mới ra luật là các phi trường phải có nơi để các bà mẹ, cho con bú sữa của mình.
Nhớ có lần xem phim Áo Lụa Hà Đông, có cảnh ông già Tàu bú sữa của một bà mẹ mới sinh con, nghèo không có tiền nên phải bán sữa để nuôi con. Có lẻ đông y họ đã hiểu vấn đề này nên mua sữa, để mấy người lớn tuổi nằm bú sữa người phụ nữ mới sinh con, giúp hệ thống miễn nhiễm của họ mạnh hơn khi về già.
Thời còn sinh viên, ở bên Tây mình nghe báo chí nói đến rất nhiều về bệnh SIDA (AIDS). Từ dạo ấy đến nay, căn bệnh này đã giết trên 30 triệu trên thế giới. Bệnh đậu mùa khiến bệnh nhân chết khi bị nhiễm vi khuẩn trong vòng vài ngày trong khi người mắc bệnh SIDA thì lúc đầu vẫn khoẻ mạnh, vô tư một thời gian khá lâu, có cơ hội truyền nhiễm đến người khác mà không biết.
Vi khuẩn HIV không giết trực tiếp nhưng phá huỷ hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân, khiến các căn bệnh khác, trong cơ thể có thể tấn công bệnh nhân. Do đó bệnh nhân mắc phải HIV có thể chết vì một bệnh khác như ung thư, thương hàn,…như ông Tom Hanks đóng trong phim Philadelphia.
Trong vòng 10 năm y khoa đã tìm được cách trị liệu, giảm cường độ tàn phá của bệnh này từ chết chắc chắn xuống còn bệnh cấp tính cho những ai có khả năng tài chính. Điển hình một cựu cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của Los Angeles, giải nghệ vì mắc vi khuẩn HIV từ năm 1991 mà vẫn sống đến nay, giàu có gấp bội lần.
Tưởng tượng bệnh SIDA này xẩy ra vào những năm 1580 thì tai hại gây nên có thể nhiều gấp mấy lần bệnh dịch hạch, đậu mùa,…vì lan truyền vi khuẩn một cách âm thầm.
Tuần vừa rồi, FDA khuyến cáo người Mỹ không nên ăn sà lách nào đó vì bị vi khuẩn Samonella, bao nhiêu thùng xà lách phải được lấy ra khỏi chợ để đem tiêu huỷ. Nhờ trái cây hay rau cải đều có nhãn hiệu của nơi xuất xứ. Điển hình bơ của vườn mình được công ty mua sĩ, bỏ vào máy điện toán của họ, rồi cấp cho một nhãn hiệu, dán lên mỗi trai bơ để người ta biết xuất xứ từ đâu để có thể chận đứng kịp thời nếu có việc gì về y tế xẩy ra.
Sau bao nhiêu thiên niên kỷ, loài người có thể nói là đã chinh phục được nạn đói và bệnh tật, khác với tổ tiên của họ, phải chịu đựng, không hiểu được nguyên do bệnh tật và đói khát.
Vấn đề là con người với những khám phá về khoa học, y khoa ngày nay sẽ giúp các tế bào đột biến, thay đổi bởi các trụ sinh, kháng sinh,.. Do đó người ta lo ngại trong tương lai, khoa học có thể đáp ứng được với những đột biến này hay con người sẽ phải chết như thời Trung Cổ hoặc sẽ bị các tổ chức khủng bố, sử dụng các vũ khí sinh vật học để tiêu diệt lẫn nhau.
Ngày nay, bệnh tim và ung thư giết người Mỹ nhiều nhất. Khác với những căn bệnh khác, 2 căn bệnh này đều do chính con người tự tạo ra. Nếu ai thích, đọc bài mình kể về hai căn bệnh này.
Xong om