Jerusalem, thánh địa của tôn giáo

Mình biết đến thánh địa Jerusalem khi nghe ca sĩ Salvatore Adamo hát bài “Inch Allah”, khi còn ở Đàlạt, nói về cuộc chiến 6 ngày tại Trung Đông, 6 triệu người Do Thái bị giết trong các trại tập trung của tập đoàn Đức quốc xã. Rồi xem cuốn phim “Exodus” có Paul Newman đóng ở rạp Hoà Bình, như điềm báo trước để rồi vài năm sau, mình trở thành một người vô tổ quốc, lang thang khắp Âu Châu, Phi Châu rồi qua Mỹ trên con đường tạm dung.
Gần đây chính phủ của ông Trump, dọn toà đại sứ của Hoa Kỳ từ Tel Aviv, thủ đô của nước Do Thái thành lập từ năm 1948 đến Jerusalem, gây tranh cãi khá nhiều, khiến thêm nhiều người Palestine, chống đối phải thiệt mạng. Lý do là giới ủng hộ Trump rất bảo thủ, có thể nói cuồng tín về niềm tin tôn giáo, hậu duệ của những người tự xem là Puritan, bỏ quê hương sang Hoa Kỳ để thành lập một tân thánh địa Jerusalem.
Khi xưa, còn trẻ mình rất phục nước Do Thái nhưng dần dần khi khám phá những hoạt động của họ, khiến các người tỵ nạn Palestine sống lây lấy trong các trại tỵ nạn từ 70 năm qua, bao nhiêu thế hệ. Gần đây người do thái lấn chiếm đất của người Palestine, xây tường cô lập giống dân này khiến mình bất mãn. Xem các phim do thái và Palestine giúp mình có thêm khái niệm về cuộc xung đột này từ nhiều nghìn năm qua.
Khởi đầu có hai nhóm Tin Lành chính bị trù dập ở Anh quốc, chạy qua Hoa Kỳ là Puritan và Pilgrim như mình đã kể về con tàu Mayflower. Tóm tắc lại ở đây, khi ông vua Henri 8, muốn ly dị bà vợ để lấy vợ trẻ hơn thì đức giáo hoàng không chịu huỷ bỏ hôn nhân ấy nên ông này kêu không theo Công Giáo nữa, lập nhà thờ Anh quốc, cho phép ông ta bỏ vợ lớn lấy vợ 2. Người theo nhà thờ này thường được gọi Anglican, một loại Công Giáo nhưng được biến thể, có thể ly dị. Nhóm người theo đạo Tin Lành cải cách (reformed Protestant), chống đối nhà thờ Anh quốc, cho đó là phản động, vẫn còn bảo thủ như Công giáo nên bị nhà vua bỏ tù,…nên họ trốn sang Hoà Lan rồi vượt biển sang Mỹ châu. Hai nhóm Puritan, thuộc giai cấp giàu có hơn còn nhóm Pilgrim thì nghèo hơn.
Chính họ đã giúp người Do Thái, vào năm 1948 thành lập nước Do Thái, giúp các con dân gốc Do Thái, bị xua đuổi khỏi quê hương của họ bởi người của đế quốc Assyrie vùng Tiểu Á, mà ngày nay người ta gọi 10 bộ lạc thất lạc của Do Thái rồi mấy thế kỷ sau, người La Mã đã tống xuất những người còn lại ở vùng Judea hay Judah, từ này biến thành Jew hay Juden (đức ngữ) để chỉ định người Do Thái ngày nay, ra khỏi vùng Trung Đông trên 2,000 năm nay. Lạp,…
Jerusalem là một thành phố lịch sử nổi tiếng nhất Tây Phương, là Thánh Địa của 3 tôn giáo lớn nhất thế giới ngày nay: Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo, chưa kể các tôn giáo khác như Armenia,.. Hai tôn giáo lớn nhất là Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo thay nhau ngự trị thành phố này bằng xương máu qua các cuộc thánh chiến từ 15 thế kỷ qua.
Hồi nhỏ học trường Tây, vào giờ lịch sử, mấy ông tây bà đầm cứ dạy về vùng Trung Đông, Tiểu Á (Asiemineure) khiến mình ngồi trong lớp như bò đội nón, không hiểu mô tê chi cả, cứ nghe Assyrie, Babylon rồi Syrie, lộn tùm lum đến khi qua Tây thì mới giác ngộ lý do người tây phương phải học lịch sử vùng Tiểu Á vì là nơi khởi xướng nền văn minh, tôn giáo của họ tương tự người Việt học văn minh Đồng Sơn.
Dạo ấy, ngày nào cũng nghe dân Palestine và dân Do Thái choảng nhau mà người tây phương cũng giơ bơ về vấn đề này. Cứ lâu lâu lại nghe bỏ bom, không tặc rồi thêm tên khủng bố Carlos, từ Á Căn Đình, theo gót của Che Guevara, đi làm khủng bố, giải phóng người Palestine. Thêm những đám Andreas Baader của Tây Đức, Action Directe của Pháp rồi Basque của Tây Ban Nha,…
Dạo mình đi làm ở Ý, ở cư xá sinh viên thì gặp cảnh buồn cười, phòng bên trái của mình là thằng Ý, gốc Do Thái, còn thằng ở phòng trước mặt mình thì người Palestine. Mình tò mò muốn hiểu lý do hai giống dân này choảng nhau từ mấy ngàn năm nay. Hỏi chuyện thì thằng Do Thái kêu đừng tin thằng Palestine còn thằng Palestine thì kêu thằng Do Thái tàn ác. Nhờ nói chuyện với hai tên này mà mình có chút khái niệm về sự tranh chấp của họ.
Có hôm tụi sinh viên cùng lầu, giở cánh cửa phòng của mình đem dấu, mình vào phòng ngủ không cửa thì thằng palestine, ghé lại kêu mình đi tìm cánh cửa ở lầu dưới nhà nên từ đó mình thân thằng Palestine hơn vì cũng bơ vơ, vô tổ quốc như mình. Gia đình nó sống mấy ngàn năm ở xứ Palestine rồi Liên Hiệp Quốc đồng ý cho thành lập quốc gia Do Thái vào năm 1948 khi người Anh quốc rút khỏi xứ này, xẩy ra chiến tranh giữ người Palestine và Do Thái, cuối cùng thua nên họ phải trốn chạy khỏi Palestine, qua xứ Jordan hay Liban để tỵ nạn từ 80 năm nay và các trại tỵ nạn vẫn còn đến ngày nay và con cháu mấy đời vẫn tha hương cầu thực, mong một ngày trở về quê cha đất tổ.
Người Việt tỵ nạn, được các nước tây phương thâu nhận nên hội nhập dễ dàng, có đời sống tương đối khá hơn khi còn ở Việt Nam, đến nay vẫn còn nhiều người căm thù VC huống chi những người Palestine, lêu bêu trong các trại tỵ nạn từ năm 1948 đến nay. Cũng có người Việt quên cuộc hải trình rời khỏi Việt Nam, đầy nước mắt, về lại Việt Nam để “Nổ” theo phong cách Việt Kiều, làm ăn,…quên kẻ đã đẩy họ ra biển khơi mà theo Cao Uỷ Tỵ Nạn thì có đến 50% người bỏ xác trên biển.
Người ta tìm thấy từ Rusalim hay Úrusalim trong các văn tự của hoàng gia Ai Cập. Ngày nay thì chỉ còn hai giống dân nhận thánh địa Jerusalem là của họ: người Do Thái thì dựa trên lịch sử cổ, cho rằng vương quốc Judah là của tổ tiên họ, đã có thành Jerusalem còn người Palestine thì cho rằng tổ tiên họ sống từ mấy ngàn năm nay, do đó mình không tin là sẽ có giải pháp hoà bình trên vùng lãnh thổ này. Mình có coi nhiều phim của Do Thái và Palestine nói về đời sống thường nhật ở xứ này. Họ cho xây một bức tường bê tông kiên cố để ngăn đôi hai khu vực, tránh bị khủng bố, người Palestine hàng ngay phải qua bên khu vực Do Thái làm việc, đợi xe bị khám xét mệt thở.
Trên phương diện sống còn, người Do Thái không muốn sẽ có một Holocaust thứ 2 xẩy ra cho dân tộc họ, sẽ sống chết để giữ vùng đất này, còn theo phương diện tôn giáo thì con người có thể trở thành cuồng tín về đức tin của họ. Nếu ta nhìn bản đồ của Do Thái thì năm thành lập quốc gia của họ thì lãnh thổ nhỏ bé, chưa bằng vùng Tuyên Đức Lâm Đồng nhưng rồi họ chiếm đóng các vùng đất khác, bao vây vùng Gaza của người Palestine, nhỏ bé.
Tóm tắc, người Do Thái cho rằng vùng Trung Đông là nước của họ khi ông vua Abraham khai lập, có 12 bộ lạc rồi khi ông Abraham qua đời thì nước này được chia làm hai, miền bắc gồm 10 bộ lạc còn miền nam có hai bộ lạc mà người ta hay nhắc đến trong kinh thánh là David và Judea. Người Assyrie thuộc đế quốc Assyrie, mà ngày nay là vùng Trung Đông như Iraq, Babylon ngày xưa..đánh chiếm miền bắc xứ Do Thái, rồi tống cổ 10 bộ lạc người Do Thái ra khỏi xứ này mà ngày nay người Do Thái đang ra sức tìm kiếm lại 10 bộ lạc này.
Theo niềm tin của họ là khi 10 bộ lạc này được trở về xứ Do Thái thì đấng Cứu Thế sẽ đến với dân tộc họ. Dạo mình còn ở Pháp thì báo chí nói đến một thổ dân của xứ Ethiopia, được chính phủ Do Thái cho máy bay đến, bốc hết người da đen nhưng vẫn sinh hoạt theo truyền thống Do Thái, mà người ta gọi là bộ lạc Falashas (tiếng Ethiopia có nghĩa là vô tổ quốc). Năm 1977, quốc hội Do Thái có ra đạo luật “Luật Trở về” và họ gọi nhóm người Falashas ở Ethiopia là Beta Israel, 1 bộ lạc đã thất lạc từ khi Assyrie chiếm đóng Do Thái gần 3,000 năm qua. Ngày nay giống dân này có gần 200,000 người, sinh sống ở Do Thái.
Có dạo mình đọc một bài báo Le Monde, nói về giống dân ở Trung Quốc, nhưng lại sinh hoạt tôn giáo Do Thái, họ cho rằng khi nhóm thương gia như Marco Polo sang Tàu buôn bán, cưới vợ bên ấy rồi sinh ra con cháu, thờ Chúa của họ đến nay. Sau này thì mình có xem một phim tài liệu của Do Thái, họ đã tìm ra 10 bộ lạc thất lạc gần 3,000 năm qua. Trong đó có hai bộ lạc ở Á châu, một ở gần biên giới Thái Lan và Miến Điện và một ở gần phía tây bắc của Trung Quốc. Rất nhiều người của hai bộ lạc này đã hồi cư về Do Thái và đi lính cho Do Thái. Những người da vàng nhưng tự nhận là Do Thái nên mình không biết về nguồn gốc của mình, tổ tiên biết đâu là vua Abraham. Chán mớ đời. Có một giả thuyết là người Tàu xuất thân từ Ai Cập, lần mò đi về dòng sông Dương Tử.
Có anh bạn kể là trong thời gian sinh sống ở Do Thái, anh có gặp một gia đình gốc Việt, vượt biển, được tàu Do Thái vớt đem về. Con của cặp vợ chồng này lớn lên phải đi quân dịch 3 năm. Vì lý do gì đó một người con phải giải ngủ sớm thì khi đi xin việc làm, người ta hỏi lý do giải ngủ sớm. Nếu thi hành bổn phận công dân thì sẽ được chiêu đãi còn không sẽ trở thành kẻ bên lề. Trong phim ảnh của người Palestine, mình cũng thấy vụ này cho nên người Palestine sống ở xứ này bị thiếu thốn mọi bề, tương tự người Việt ở Việt Nam mà không thuộc giai cấp cộng sản thì khó vươn lên.
Xem bản đồ dễ hiểu nguo do thái chiếm đóng Palestine và lấy đất của họ từ 1947
Jerusalem là thánh địa của mấy quốc giáo như Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Armenia,… Theo mình hiểu là khi ông vua David, trị vị được 40 năm, xây cái đền Solomon mà ngày nay người ta gọi là đền thứ 1 ở thành Jerusalem, trong đó có cái rương đựng 2 trong 10 điều răn mà ông Moses, đã thỉnh trên núi Sinai xuống, qua đời thì vương quốc này bị chia làm hai; phía bắc gồm 10 bộ lạc và phía nam gồm hai bộ lạc.
Theo mình thì ông David này có điểm sáng là ông ta tự nhận là đã phạm tội. Dạo ấy, vua là đấng tối cao, có quyền sinh sát. Một hôm ông ta đứng trên sân thuợng thì thấy có một phụ nữ đang tắm rữa ở xa xa, quên tên bà này rồi, hình như Bathshebaa, cứ nhớ chữ Bath là đang tắm rồi cộng Shebaa. Ông ta cho lính kêu bà này vào cung để làm chuyện mây mưa, tìm cách cho ông chồng bà này ra trận để chết nên sau này ông ta đã nhận tội trước thượng đế. Có lẻ là ông vua đầu tiên, chấp nhận có đấng toàn năng ở trên cao, tự nhận mình đã phạm lỗi vì thời đó, vua được xem là đấng toàn năng, ngay ngày nay ông Clinton, dám tuyên bố là tôi không có giao hợp với cô Lewinski.
Do Thái bị chiếm đóng thất lạc đến khi ông vua xứ Ba Tư, mời các người di dân Do Thái ở thành Babylon, trở về để xây dựng lại thành thứ 2, sau 70 năm bị thiêu huỷ. Đến khi người La Mã chiếm đóng vùng này thì thành Jerusalem bị phá thêm một lần nữa. Hoàng đế Hadrian đổi tên vùng này từ Judea thành Syria Palaestina, cho xây lại thành này theo kiểu thành phố của nền văn minh La Mã. Cấm người Do Thái vào thành này, ngoại trừ một ngày trong năm, nhân ngày lễ Tisha B’Av, ngày tưởng niệm của người Do Thái về hai thành của họ bị phá huỷ. Hôm nào rảnh mình kể sự khác biệt giữa người Palestine và Do Thái.
Đến thời hoàng đế Constantin, rữa tội vào đạo Thiên Chúa thì cho xây nhà thờ lớn tên gì quên rồi. Theo mình hiểu là người Do Thái tin sẽ có một đấng thông sứ, sẽ được Thiên Chúa gửi đến để dẫn dắt người của họ như ông Moses khi xưa, đã đưa họ từ Ai Cập về vùng đất hứa. Khi ông Giê Su, gốc Do thái đi giảng đạo thì chắc tương tự mấy ông Rabbi của Do Thái Giáo, có người cho ông ta là đấng Cứu Thế được Thiên Chúa gửi xuống trần gian và có người không chấp nhận như ông em hay anh tên James nhưng sau khi ông Giê Su chết và 3 ngày sau, sống lại thì ông em này mới tin và theo đạo này.
Sau khi ông Giê Su bị đóng đinh trên thánh giá thì các tông đồ của ông ta truyền giảng những lời của ông khi còn sống, tạo dựng Thiên Chúa Giáo, đến thời hoàng đế Constantin thì Thiên Chúa Giáo bị tách làm hai giáo hội: Vatican và Orthodox. Giáo hội Vatican sau này bị chia thành nhiều nhóm phái Tin Lành,… còn giáo hội Orthodox thì ít con chiên hơn, ở phía đông của Âu châu như Nga Sô, Hy
Thật ra ông Giê Su, người Do Thái đi giảng đạo như một ông Rabbi cho người Do Thái đến khi ông ta chết thì ông Paul, chưa bao giờ gặp ông Giê Su, cho rằng một người chết trên thánh giá vì tội lỗi của người Do Thái thì đáng được truyền bá cho những người khác không phải Do Thái. Từ đó Thiên Chúa giáo được lan truyền khắp thế giới trong khi người Do Thái thì không theo Thiên Chúa Giáo tương tự người Ấn Độ không theo Phật giáo.
Vào thế kỷ thứ 7, có một ông tên Mohammed, ở ngoài sa mạc, tự xưng là đấng cứu thế, giảng đạo và thành lập Hồi Giáo rồi khi ông qua đời, các hậu duệ chia rẻ thành hai nhóm chính mà ngày nay vẫn choảng nhau là Sunni và Shiite vì không nhất trí về người thừa kế ông Mohammed.
Nói chung là 3 tôn giáo chính Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo đều bắt nguồn từ Abraham Giáo. Người Do Thái thì dùng kinh Torah, còn Thiên Chúa Giáo thì cắt bỏ phần trước khi Chúa Giê Su ra đời trong kinh thánh của họ, viết lại thành Tân Ước còn người theo Hồi Giáo thì cắt hết những phần trước đó, biến thành cuốn kinh Koran, chỉ bắt đầu khi ông Mohammed xuất hiện. Do đó 3 tôn giáo chính trên đều coi Jerusalem là thánh địa của họ, tạo nên tranh chấp từ mấy ngàn năm nay. Khác với Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo, Jerusalem là thánh địa chính còn đối với người Hồi Giáo thì thánh địa chính của họ là La Mecca, nơi ông Mohammed xuất hiện ở Saudi Arabia ngày nay mà người hồi giáo phải đi hành hương trong đời của họ.
Thành Jerusalem có 7 cửa thành nhưng mình không nhớ rõ là cửa thành ở hướng nào mà người hồi giáo bịt lại vì theo truyền thuyết của người theo Do Thái Giáo, thì đấng cứu thế của họ sẽ xuất hiện và đi vào thành bằng cửa này. Hình như cửa thành này được gọi là Kim Môn (Golden Gate). Thành này được xây lại bởi ông vua xứ Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 16, dài đâu 4.5 cây số, có bề dày 3 mét, coi như nhỏ hơn vòng quanh bờ hồ Xuân Hương. Trong lịch sử có lần ông vua xứ Đức, muốn cởi ngựa vào thành, mà theo truyền thống thì ai vào thành đều phải xuống ngựa đi vào. Cuối cùng họ phải phá một phần thành để ông vua này cởi ngựa đi vào để tránh lộn xộn với người có đức tin.
Thoạt đầu thì thành này được chia ra thành 4 khu vực đều nhau: khu hồi giáo, khu Thiên Chúa giáo, khu Armenia và khu Do Thái Giáo. Đến cuộc chiến tranh 1948, quân đội Jordan chiếm đóng thì họ trục xuất người Do Thái Giáo ra nên nay chỉ còn ít người Do Thái, đa số là người Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và vài trăm người gốc Armenia.
Trong thời kỳ chiến tranh thần tốc 6 ngày thì người Do Thái chiếm thành này và quản lý đến ngày nay nhưng người sinh sống trong thành, theo Hồi Giáo vẫn đông hơn người Do Thái Giáo.
Người Thiên Chúa Giáo Mỹ muốn toà đại sứ Hoa Kỳ, đại diện cho họ ở thành Jerusalem, thánh địa của tín ngưỡng của họ, sẽ gây tranh chấp manh động hơn ở Trung Đông. Trong quá khứ, các người theo thiên chúa giáo, Do Thái Giáo, Hồi giáo đều có thể sống chung hoà bình như mình đã thấy ở vùng Andaluisia của Tây Ban Nha, nơi người Hồi Giáo đã cai quản trên 400 năm, họ tiến chiếm lên vùng nước Pháp và bị Charles Martel đánh tan ở Poitiers. Các vùng như Ma rốc, Algerie, Tunisie,..khi xưa người Do Thái và người sở tại sống chung hoà bình, chỉ khi các nước như Anh Quốc, Pháp rút về thì họ khơi mào sự chống đối lẫn nhau giữa các tôn giáo này để ngư ông hưởng lợi.
Chán mớ đời
Nguyễn Hoàng Sơn