Đất Xanh - Groenland

Dạo này thiên hạ xúm lại đập ông Trump nữa về vụ huỷ bỏ chuyến công du tại Đan Mạch do bà hoàng hậu xứ bắc Âu này mời. Lý do là bà thủ tướng xứ này kêu ý định của ông Trump mua Đất Xanh (Groenland) của xứ Đan Mạch là ngu xuẩn.
Cái lạ là khi ông Trump làm điều gì tốt thì báo chí như ngủ quên. Tuần rồi xem đài truyền hình C-SPAN, thấy ông Trump ký sắc lệnh, bãi nợ đại học cho cựu chiến binh, không thấy báo chí nhắc đến.
Cái khổ là người ta quên xứ Đan Mạch này đã từng bán cho Hoa Kỳ 3 phần đất của họ ở Trung Mỹ ở đầu thế kỷ 20: Saint Thomas, Saint John và Saint Croix với giá 25 triệu đô la vào năm 1917. Thì nay, Hoa Kỳ có thể tiếp tục hỏi mua phần đất Đất Xanh của cựu đế quốc Đan Mạch này.

Vùng Groenland là cựu thuộc địa của Đan Mạch như 3 thuộc địa cũ Saint Thomas, Saint John và Saint Croix. Khi Đức quốc xã tiến chiếm Đan Mạch trong thế chiến thứ 2 thì vùng thuộc địa Groenland này không được chính quyền Đan Mạch chăm sóc nên có khuynh hướng gần với Hoa Kỳ và Gia Nã đại hơn.
Cứ mỗi năm vào ngày 31 tháng 3, 3 thuộc địa cũ của Đan Mạch là U.S. Virgin Islands đều làm lễ tưởng nhớ ngày Đan MẠch chuyển nhượng phần đất đai này cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thương lượng với Đan Mạch để mua mấy cựu thuộc địa của họ ở Trung Mỹ gần 50 năm mới ký giấy tờ.
Theo sử gia Isaac Dookhan, Hoa Kỳ thành công trong việc làm áp lực mua mấy cựu thuộc địa, bằng cách hăm doạ, dùng quân sự chiếm đóng trong thời kỳ thế chiến thứ nhất để tránh quân đội Đức quốc chiếm đóng, gây nguy hiểm cho an ninh của Hoa Kỳ mà chủ thuyết của tổng thống Woodrow Wilson đã đưa ra, bảo vệ Hoa Kỳ tại châu mỹ.
Đan Mạch chiếm đóng 3 hòn đảo này vào thế kỷ 17, 18 mà họ gọi Tây Ấn Độ của Đan Mạch. Vùng trung mỹ thường được gọi Tây Ấn Độ vì khi Kha Luân Bố tìm cách đến Ấn Độ bằng đi về hướng Tây nên khi đến Mỹ châu ông ta gọi là vùng Tây Ấn Độ. Người đan mạch cũng như các đế quốc âu châu khác, bắt cóc hay mua người phi châu đem sang thuộc địa của họ làm nô lệ, khai thác các cánh đồng trồng mía để làm đường bán cho âu châu. Đến năm 1840 thì thị trường đường xuống nên Đan Mạch thấy giữ mấy hòn đảo này tốn tiền.
Tháng 7 năm 1848, dân chúng đảo St Croix, vùng lên đòi tự trị nếu không họ đốt phá hết hòn đảo này và họ được tự do nhưng không biết làm gì ăn ngoài trồng mía mà giá đường thì rẻ như bèo, tốn tiền chính phủ đan mạch. Vùng này không hợp để kỹ nghệ hoá đến cuối thế kỷ 19 thì Hoa Kỳ ngại các hòn đảo này có thể gây nguy hiểm cho nền an ninh của Hoa Kỳ vì trong thời gian nội chiến, người Pháp muốn giúp người Mỹ của 11 tiểu bang muốn thoát khỏi Liên Hiệp Châu Mỹ may là người Mễ đánh bại quân pháp dành lại độc lập mà họ hay tưởng niệm trận chiến thắng Cinco di Mayo, ngày 5 tháng 5.
Hoa Kỳ khởi đầu thương lượng mua 3 hòn đảo của Đan Mạch từ năm 1865, khi nội chiến vừa chấm dứt nhưng thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ ý định này. Đến năm 1890 thì tiếp tục thương lượng lại sau khi cuộc chiến Hoa Kỳ và Tây Ban Nha năm 1898. Sau cuộc chiến này, Hoa Kỳ chiếm Puerto Rico, đảo Guam và giúp Phi Luật Tân dành được độc lập từ người Tây Ban Nha nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ đảo Guam và Puerto Rico.
Thượng viện Hoa Kỳ chấp nhận vụ mua 3 hòn đảo nói trên nhưng quốc hội Đan Mạch lại nổi hứng khước từ dù chiếm đóng 3 hòn đảo này làm hao tổn ngân sách Đan Mạch mà không làm cái trò gì cả.
Năm 1915, Hoa Kỳ sợ Đức quốc xã chiếm đóng nên càng ráo riết thương lượng vì sợ Đức quốc chiếm đóng Đan Mạch rồi vớt luôn mấy hòn đảo này nhưng Đan Mạch không chịu nên Hoa Kỳ tuyên bố sẽ chiếm đóng 3 hòn đảo này để tránh Đức quốc chiếm đóng và cuối cùng Đan Mạch đồng ý và ký hiệp ước ngày 16 tháng 1 năm 1917 và ngày 31 tháng 3, 3 hòn đảo này được chính thức chuyển nhượng cho Hoa Kỳ với số vàng là 23 triệu đôla.
3 hòn đảo này được gọi là U.S. Virgin Islands, người dân sở tại có quốc tịch Hoa Kỳ nhưng quyền bầu cử lại là chuyện khác.
Ngày nay, dân cư của U.S. Virgin Islands và các vùng đất như Puerto Rico, Guam, American Samoa và Northern Mariana Islands đều có quốc tịch Hoa Kỳ nhưng không có tiếng nói chính trị, không được bầu đại diện của họ vào quốc hội Hoa Kỳ.
Vụ ông Trump nói chơi chơi mua vùng đất này cũng có lý, vì Đan Mạch ngày nay khác với Na Uy có dầu lửa. Bảo vệ vùng đất rất tốn tiền, mà dân cư lại có vẻ gần Gia Nã Đại và Hoa Kỳ hơn. Chỉ là một ý tưởng nhưng biết đâu 50 năm sau Hoa Kỳ có thể sở hữu miếng đất này để củng cố nền an ninh của lãnh thổ Hoa Kỳ.
Đan Mạch cho di dân đến vùng này từ mấy thế kỷ trước nhưng đều thất bại vì xứ này lạnh hơn cả Na Uy và Băng Đảo. Ngược lại đối với Hoa Kỳ vùng này rất quan trọng về quân sự, sẽ ngăn chận hải quân nga sô đi đường này sang Thái Bình Dương, ….thay vì đi qua Đại Tây Dương, ấn độ dương,…
Mua vùng Đất Xanh này tương tự như khi xưa Hoa Kỳ mua tiểu bang Alaska. Khởi đầu là một ý tưởng nhưng khi thời cơ chín muồi thì quốc hội trong tương lai có thể biểu quyết để mua vì Đan Mạch, một nước nhỏ, tốn tiền để giữ đất cha ông họ tiếm chiếm của Na Uy.
Xong om