Nhớ về Việt Nam, gặp người quen hay bạn học cũ thì có điều mình rất ghét là khói thuốc lá và mùi hôi của nó nhưng phải chịu trận nếu không người ta nói mình chảnh. Tưởng tượng vào phòng hát karaoke, không có máy lạnh, khói thuốc ngập phòng.
Năm ngoái lần đầu tiên đi uống cà phê với mấy người bạn học cũ, có đồng chí gái đi theo. Mấy ông thần ngồi chung bàn, hút thuốc lá như điên, cứ hết điều này sang điếu nọ, khói bay mịch mù, mấy cô bạn học cũ ngồi chịu trận, đồng chí gái thở không nổi nên phải cáo từ về sớm. Nghĩ thấy thương phụ nữ ở Việt Nam, phải chịu đựng khói thuốc hàng ngày trong nền văn hoá gia trưởng, đàn ông là trên hết.
Nhớ dạo thằng con mới ra đời, ở với ông ngoại. Ông ngoại hút thuốc như điên, lúc nào cũng như đang xông khói, đồng chí gái nói ba ra ngoài sân hút thuốc, bị ông ngoại la mắng nên chỉ biết ôm con vào phòng.
Ở Hoa Kỳ, lâu lâu bạn bè đến nhà chơi, mấy ông thần rũ nhau ra sân hút thuốc lá, vị chi hôm sau mình đi lượm tàn thuốc quăn bừa bãi.
Các cơ quan ngoại quốc và bộ y tế Việt Nam có hợp tác chung để nghiên cứu vấn nạn hút thuốc lá tại Việt Nam. Kết quả cho thấy có 50% đàn ông vị thành niên, 5% phụ nữ hút thuốc. 85% người Việt hút mỗi ngày. 75.9% hút nữa gói mỗi ngày và 37.6% hút trọn gói.
So với thế giới thì Việt Nam đứng trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới và tốn 1.4 tỷ đô la hàng năm để đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay. GDP của Việt Nam là 223 tỷ/ năm. Người ta cho rằng sở dỉ người Việt hút thuốc lá nhiều vì rẻ. Một gói thuốc lá tốn trung bình $1-$2 trong khi khắp thế giới trả $4.87 một gói. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng thuế đánh vào thuốc lá ít hơn, 35.6% so với các nước trên thế giới trung bình là 56%.
Các khoa học gia cho rằng cứ hút một điếu thuốc lá là giảm 5 phút đồng hồ của cuộc đời mình. Mỗi ngày hút 1 gói là đi đong 5’ x 20 điếu = 100 phút, thu ngắn cuộc sống được 1 tiếng đồng hồ 40 phút. Một tháng là được 3,000 phút hay một năm là 36,000 phút. Lười lấy máy tính ra để tính chắc độ 600 giờ, chia cho 24, coi 60 chia cho 24, được 2 lần còn 12 thêm 0 là 120 chia cho 60 là 2, vậy là đi đoong 22 ngày thọ. Có một ông tài tử mỹ, quên tên, hút xì gà lại sống đến 100 tuổi, được các công ty thuốc lá dùng làm quảng cáo, giàu to. Chán mớ đời. Nhưng đó là chuyện hy hữu.
Cái khổ là người hút thuốc lá, tự huỷ hoại cuộc đời của họ, không có gì để trách cứ vì là quyền của họ nhưng những người thân, sống với họ cũng lãnh nợ về nạn hít khói thuốc lá (secondhand Smoke).
Hôm trước ngồi nói chuyện về một chị bạn mới qua đời, một chị bạn khác kêu tại ông chồng hút thuốc lá như điên vì chị ta bị ung thư phổi rồi lan ra tùm lum. Theo cuộc nghiên cứu của WHO thì có đến 47 triệu người Việt bị ảnh hưởng bởi nạn hít khói thuốc lá (secondhand Smoke), có hậu quả về bệnh tim và ung thư phổi. Phụ nữ có thai và trẻ em có nguy cơ thậm chí bị chết nếu bị hít khói thuốc lá quá độ. Nguyên do không có chỗ dành riêng để người hút.
Nghe một ông bác sĩ theo phái đoàn thiện nguyện về Việt Nam giải phẩu trong 2 tuần kể. Họ vào một cái làng ở quê khám bệnh thì ông ta khám phá ra người phụ nữ vùng này bị ung thư phổi khá nhiều nên hỏi thăm xem họ có hút thuốc thì được biết không, rồi những câu hỏi khác nhưng không được giải thích rõ ràng. Ông ta mới đi đến nhà của họ để xem nơi cư ngụ. Bước vào khu nhà bếp thì ông ta tìm ra nguyên cơ. Nhà quê nấu ăn với củi, khói bốc lên bám bện vào cái mái tranh, không thoát được. Hàng ngày , các phụ nữ phải hít khói khi nấu ăn, rồi khói từ mái tranh,.... dần dần thì khói vào phổi .
Hàng năm có đến 40,000 người Việt chết vì nạn hút thuốc lá. Theo bộ y tế của Việt Nam thì con số này lớn gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông. Được biết nếu tình trạng này không thay đổi thì vào năm 2030 số người Việt chết vì hút thuốc lá sẽ gia tăng lên đến 70,000.
Chết vì tai nạn thì còn may chớ chết vì hút thuốc lá thì khổ cho vợ con vì phải vào bệnh viện, kéo dài nên, tốn tiền y phí,… Khi nằm xuống thì vợ con xem như trắng tay, mang nợ chồng chất.
Người ta nghiên cứu xem trình độ, ý thức của người Việt tại Việt Nam về hút thuốc lá. Họ hỏi trên 10,000 người sinh sống khắp Việt Nam từ tuổi 15 trở lên thì được biết là 95.9% những người được phỏng vấn cho biết là hút thuốc lá sẽ gây nên bệnh tật, không tốt cho sức khoẻ. 90.3% thì biết lá hít thuốc lá là nguy hiểm cho người không hút thuốc lá. Chỉ có 65.3% người Việt là có thấy quảng cáo nói về các chương trình chống hút thuốc lá. Vấn đề là biết nhưng tỷ lệ người hút càng gia tăng.
Nói về uống rượu bia thì người Việt đứng đầu tại Đông Nam Á và thứ nhì tại Á châu sau Nam Hàn. Tức thật lại thua thằng Hàn, dân ta phải thi đua vượt qua thằng Hàn. Công ty Hà Nội bia cho biết năm 1993, họ sản xuất 50 triệu lít đến năm 2010 thì sản xuất hàng năm lên đến 400 triệu lít bia hay gấp 8 lần.
Mỗi năm người Việt tiêu thụ 340 triệu lít rượu và 3.92 tỷ lít bia, cho thấy người Việt tiêu thụ rượu bia gia tăng đến 40% từ năm 2010. Đó chưa kể đến rượu bia được bán lậu. Nghe nói người Tàu họ làm bia giả như thật, bán chui.
Sàigòn có đến 7.3 triệu xe máy và năm 2016, chính quyền có lệnh phạt uống rượu và lái xe nhưng vẫn có trên 40,000 người Việt chết vì tai nạn mà 40% là nguyên do lái xe sau khi uống rượu. Mình có xem một video, xe cứu hoả chạy lạng quạng chắc tài xế bị say, có chiếc xe buýt đâm vào, không biết có ai chết hay không. Cái nguy hiểm là xem đủ thứ ở Việt Nam khiến mình đâm ra thấy quen nên không theo dõi, chỉ lướt trên mạng. Chán Mớ Đời
Thêm vấn nạn là hậu quả của việc uống rượu là 10% người Việt tuổi từ 50-69 chết vì bị sơ gan, tỷ lệ cao gấp 3 lần thế giới. Xin nhắc lại là 300%, xem như người Việt anh hùng, phá kỷ lục thế giới. Nghiên cứu của cơ quan y tế thế giới cho rằng 77% đàn ông uống ít nhất 6 lần trong vòng 4 tuần tuần lễ và 11% phụ nữ cho biết cũng uống tương tự. Người Việt uống là cho say, dzô dzô chớ không phải uống theo kiểu người ngoại quốc.
Y học cho biết 33% người á châu bị Asian Flush; uống rượu vào thì mặt đỏ, có nguy cơ chết vì ung thư gan nên tây phương họ chế loại hoá học bỏ vào rượu bia để tránh mặt đỏ. Mình uống rượu vào dù chỉ có một hớp là thấy mặt đỏ đen rân rân lên, tim đập mạnh, chỉ muốn đi nằm nên không uống rượu.
Nghiên cứu cho biết là giới trẻ tại Việt Nam cho rằng uống rựou là cần thiết cho đời sống, và cũng là một cách để giết thời gian hay chán chường. Có người cho biết không uống rượu sẽ có ảnh hưởng đến làm việc, kinh doanh.
Hôm trước nói chuyện với anh bạn sau 45 năm mất liên lạc. Anh kể rằng nếu tao không đi mỹ thì chắc nay bị sơ gan chết lâu rồi. Tối nào cũng phải đi nhậu với cán bộ, được mấy em chân dài đút cho ăn, nay qua mỹ thì không có người đút nên gầy ra.
Có dạo báo chí đăng tải là uống rượu đỏ mỗi ngày một ly, giúp thông mạch máu, không bị cao mỡ như trường hợp người Pháp nên người Việt tại Bôn Sa bắt đầu uống rượu đỏ, trắng. Chỉ là bố láo do các công ty bán rượu phang đại để bán rượu. Cơ quan FDA của Hoa Kỳ khuyến cáo không uống rượu vì gây bệnh ung thư. Họ chỉ cần trả tiền một tên bồi bút, viết lăng nhăng khiến đọc giả thấy có lý là bán rựou được như điên. Chán Mớ Đời
Khi mình ở Pháp thì người Pháp ăn uống rất quân bình. Lúc nào cũng có hors d’œuvre, rồi đến xà lách, món chính, rồi pho mát,… họ ăn nhiều loại và phần ít, chớ không như ở Hoa Kỳ, dện cho cái đĩa to bự. Họ có uống rượu nhưng để thưởng thức với thức ăn, không uống như kiểu người Việt, để khẳng định mình là tài giỏi. Ngày nay, người Pháp ăn loại fast Foods nhiều nên cũng béo phì như ai.
Ông bà mình nói “nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng” mà người Việt mình ngày nay cứ hút thuốc và uống rượu, không còn tiền để dành lại còn phá sức khoẻ, đau ốm lại tốn tiền thuốc thang, làm khổ vợ con. Sẽ kể sau những lý do khác của người Việt.
Chán mớ đời