Cristina K

Dạo ở Luân Đôn, mình có xem vỡ nhạc kịch “Evita” nói về bà vợ Eva của tổng thống Juan Peron của Á Căn Đình. Bao nhiều huyền thoại nói về cặp vợ chồng này, đã đưa một nước Á Căn Đình giàu có trở thành một nước nghèo qua các chương trình xã hội chủ nghĩa của họ, tương tự ngày nay ở Venezuela, vẫn kiên định tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa.
Mấy thập kỷ sau, người dân Á Căn Đình hình như quên những gì vợ chồng Peron đã làm. Họ vẫn còn sự đam mê nhảy Tango nên lại bầu cho hai vợ chồng Kirchner, hết ông chồng làm tổng thống lại đến bà vợ, tên Christina Kirchner.
Khi vận động bầu cử, bà kêu Á Căn Đình không sáng tạo, sản xuất gì cả, và tuyên bố sẽ đem công ăn việc từ Á Châu, Mễ Tây Cơ,…về Á Căn Đình. Thế là nhân dân hoan hô, bỏ phiếu cho bà ta lên tổng thống.
Bà yêu cầu các công ty địa phương sản xuất tại nước nhà, và đánh thuế các hàng nhập cảng từ 30% đến 40%. Bà ta cho rằng không nên nhập cảng các hàng điện tử, người Á căn đình có thể làm tại đây Ma zê in Á Căn Đình.

Năm 2010, bà Kirchner lên ngôi và muốn thay đổi hoàn toàn cơ cấu kinh tế của xứ này. Bà ta muốn hoán chuyển toàn cầu hoá kinh tế, xu hướng mà thế giới đang theo. Bà bắt những công ty nhập cảng hàng tiêu dùng thì phải xuất cảng món hàng nào đó để bù lại.
Thí dụ: ông A muốn nhập cảng xe Mercedes hay Toyota đến bán thì phải xuất cảng một món hàng khác thì mới được hoạt động. Thế là họ xuất cảng rượu hay chân gà,… mua một chiếc xe xịn phải xuất cảng bao nhiêu triệu chân gà. Kinh
Công ty như Apple không chịu sản xuất tại xứ này vì giá thành quá đắt nên không ai thấy Iphone ở xứ cuồng Tango này. Bà muốn xứ Á Căn Đình sản xuất điện thoại di động. Chỉ có công ty Blackberry đồng ý với ý định của bà này. Có lẻ vì te tua, dạo ấy ít ai dùng Blackberry trên thế giới dù trước đó 10 năm, ai mà có điện thoại này được xem là hot. Mình nhớ mấy tên làm địa ốc mua bán nhà cửa, cứ móc điện thoại này ra, nhắn tin đủ trò khiến mình cứ nhìn theo mà thèm.
Với luật mới, Blackberry lỗ độ 100 triệu đôla hàng năm nên họ chấp nhận sản xuất điện thoại tại xứ Tango. Trong cuộc vận động bầu cử, bà Kirchner hứa sẽ đem công ăn việc làm đến một xứ khỉ ho cò gáy. Bà muốn biến xứ này thành Silicon Valley của Á Căn Đình nên bà ra lệnh xây nhà máy tại một xứ khỉ hò cò gáy, có tên là “Tierra del Fuego”, (đất lửa), một hòn đảo mà chính dân Á Căn Đình cũng ít khi nghe nói đến. Điểm khởi hành cho những ai muốn thám hiểm Nam Bán Cầu. Kinh
Có ông kỹ sư làm việc ở vùng này, một công ty nhỏ độ 60 người làm việc, kể lại: một hôm ông ta thấy tàu bè chở đủ loại vật liệu đem đến công xưởng của ông ta rồi họ bắt đầu xây nhà máy chế tạo điện thoại Blackberry.
Di chuyển khó khăn, phải chở vật liệu ra tàu, sóng tùm lum mất thì giờ nhưng cuối cùng thì nhà máy cũng được thành lập. Vấn đề là tuyển lựa người làm. Họ cần 2,000 công nhân để sản xuất. Không ai muốn đến làm ở xứ khỉ ho cò gáy, tương tự ở Alaska, công việc tàu bè đánh cá, lương bổng cao nhưng ít ai đi vì quá lạnh.
Họ phải trả gấp 3 lần lương trung bình trên nước này mới có người bò đến làm việc thêm hưu trí nữa, $6,000/ tháng. Kinh
Sau 2 năm, điện thoại Blackberry bắt đầu được ra đời. Tổng thống Kirchner, cầm cái điện thoại và kêu bà ta hãnh diện, toàn dân hoan hô và hát như có Bà Kirchner trong ngày vui đại thắng. Bà ta đã tạo nên 2,000 công ăn việc làm cho dân chúng Ở xứ khỉ ho cò gáy. Hoan hô. Lại sản xuất một cái máy điện thoại di động thông minh. Thượng nghị sĩ, đại biểu đều bò ra xứ khỉ ho cò gáy để làm chứng nhân cho sự thành công vĩ đại của nhân dân Á Căn Đình; chế tạo hoàn toàn cái máy điện thoại di động như một phép lạ. Nhất là bà tổng thống đã nói và làm. Ai cũng hãnh diện về thành quả, mà nghĩ từ đây Á Căn Đình sẽ trở thành một cường quốc lại.
Hồ hởi xông lên, bà tổng thống tuyên bố là truyền hình, tủ lạnh, xe hơi sẽ được chế tạo tại đây, vùng”Đất Lửa”. Kinh tế nước này dạo đó đang lên khiến báo chí quốc tế thiên tả như NYT, The Gủardian đều đăng, cho rằng bà ta là phép lạ khiến bà Hillary Clinton càng hô hởi, mong đến ngày đăng quang.
Vấn đề khi cái máy điện thoại Blackberry đầu tiên vừa ra lò thì đã cũ hơn 2 năm. Các xứ khác đã sử dụng loại cận đại hơn, ra từng năm, xem như cũ đến hai đời. Thêm nữa máy điện thoại sản xuất tại đây lại đắt hơn máy bán ở Hoa Kỳ hay thị trường thế giới. Bà tổng thống không thể nào bắt nhân dân yêu mến bà mua điện thoại loại cũ 2 đời với giá gấp 4, 5 lần ở Hoa Kỳ.
Đưa đến vấn nạn chợ đen. Dân Á Căn Đình buôn lậu, mua điện thoại Blackberry từ Hoa Kỳ đem vào xứ này. Máy mua $200 từ Hoa Kỳ đem lậu vào xứ này bán $400, rẻ hơn loại máy cũ sản xuất tại đây.
Theo kinh tế thị trường định đoạt thì ý tưởng của bà tổng thống thiên tả này không khả thi nên sau 18 tháng, nhà máy dẹp tiệm, sa thải công nhân.
Bà tổng thống tốn 23 triệu đôla để làm nhà máy và $6,000/ tháng lương cho 2,000 công nhân để chả bán được cái điện thoại nào cả. Cứ lấy $72,000/ người nhân lên 2,000 và nhân 2. Lạm phát bắt đầu gia tăng 40%/ năm . Kinh
Thời Peron lại trở về với dân Á Căn đình. Các kinh tế gia cho rằng với ý tưởng của bà tổng thống, bảo vệ đặc quyền quốc gia ngày nay trong xu hướng toàn cầu là một một cuộc tự sát. Kinh tế Á Căn đình dựa vào nông nghiệp nhiều hơn, xuất cảng thịt bò nổi tiếng thế giới hay rượu,… cố gắng khuếch trương mấy nghành này thì hoạ may.
Chiếc xe hơi rẻ được chế tạo ở xứ này tốn $50,000 còn cái điện thoại tốn $1,000 trong khi ở Hoa Kỳ họ bán chiếc xe có $15,000 hay điện thoại Blacberry tốn $100 để làm.
Năm kia, bà ta bị toà lên án 73 tội tham nhũng nhưng nhờ làm thuợng nghị sĩ nên không đi tù. Năm nay, ra ứng cử tổng thống lại và hy vọng sẽ đắc cử lại. Tài sản lên hơn 115 triệu đôla dù rêu rao bán xã hội chủ nghĩa cho nhân dân.
Mình rất sợ mấy người cầm quyền dùng xã hội chủ nghĩa để làm kinh tế. Lý do là họ chưa bao giờ mở công ty, chỉ làm việc cho thiên hạ hay nhà nước nên đầu óc cứ như đi trên mây.
Lâu lâu ngồi nói chuyện với bạn bè, chưa bao giờ làm ăn, nghe họ nói phải làm như thế này, khuếch trương như thế nọ khiến mình thất kinh. Nói lại thì sợ họ giận nên đành câm họng để họ lêu bêu vào vùng trời bình yên của người đi trên mây.
Điển hình ông Obama, được công ty Solyndra tặng $500,000 khi vận động bầu cử. Khi đắc cử, để trả lễ, ông ta ra lệnh cho nhân viên cho công ty này vay $550,000,000 rồi đến khánh thành nhà máy mới đủ trò. 1 năm sau công ty này khai phá sản, tổng giám đốc bỏ túi mấy chục triệu dọt. Nhân viên bị sả thải như rạ. Nhân dân Hoa Kỳ đóng thuế để trả nợ cho cái ngu của ông tổng thống đẹp trai này.
Trung Cộng làm năng lượng mặt trời rẻ như bèo nên không thể cạnh tranh trong thời kỳ toàn cầu hoá. Có tên Việt kiều ở San Diego, chuyên mua đồ năng lượng mặt trời do Việt Nam sản xuất, đem về đây gắn cho thiên hạ làm giàu.
Có lần, báo chí kể ông Obama hỏi các tổng giám đốc công ty ở Silicon Valley, sao không sản xuất điện thoại iphone ở Hoa Kỳ khiến mấy ông này nói là khó trả lời, rất dài dòng. Với những luật lệ của đảng dân chủ ở cali ban hành thì bố ai dám sản xuất ở Cali, giá thành như kiểu bà Kirchner đã làm ở Á Căn Đình, điện thoại ở Hoa Kỳ bán $200 mà xứ bà ta có giá thành lên đến $1,000 nhất là loại model cũ.
Chán Mớ Đời