Con tàu Mayflower giúp thành lập Hoa Kỳ


Hôm kia, lên vườn thì gặp ông Ron, nuôi ong ở vườn mình. Mỗi lần gặp nhau thì mình mời ông ta đi ăn để cảm ơn ông ta vì không có ông ta nuôi ong thì hoa vườn bơ của mình sẽ không đậu trái và để đáp lễ, ông ta hay tặng mỗi năm vài thùng mật ong nguyên chất, không pha gì cả vì khi ông ta bán rồi, dân tình có thể pha thêm để lấy lời. Muốn biết mật ong chính hiệu, không pha là bị đặc quẹo khi trời lạnh. Người Tàu họ pha mật ong với si-rô gạo còn người Mỹ pha với si-rô bắp nên không máy nào phác giác được.
Ông ta kể mới đi du thuyền với nhà thờ của ông ta tốn $5,000 cho hai vợ chồng đi Alaska. Tưởng tượng đi chơi mà mỗi ngày phải nghe mấy ông cố đạo giảng kinh thánh, sáng thức dậy, nghe mục sư giảng rồi chiều trước khi ăn uống. Ông kể sang năm sẽ đi Puerto Rico,… bổng nhiên ông ta nói mình trở về đạo Thiên Chúa Giáo khiến mình buồn cười, nói là đối với tôi, nhất vợ nhì trời nhưng đạo của ông thì bảo nhất Chúa nhì vợ nên tôi không thể theo đạo của ông được vì “trung phu bất sự nhị thê”. He he he.
Nói chuyện với ông Ron khiến mình nhớ đến con tàu Mayflower vì nếu không có con tàu này thì có lẻ đã không có nước Hoa Kỳ ngày nay. Trước khi con tàu Mayflower cặp bến Plymouth thì chính quyền anh quốc, đúng hơn là các công ty đầu tư đã gửi sang Hoa Kỳ trên 8,000 người, thường được gọi là thực dân (colonialist), những người di dân đến những vùng mới chiếm để làm việc, giúp công ty thu lợi nhưng khí hậu khắc nghiệt đã giết hết 7,000 di dân do đó các thương gia anh quốc không dám đầu tư vào những chuyến đi mỹ châu nữa.
Có dạo mình đã kể về ông Martin Luther, người Đức, đã không đồng ý với nhà thờ Vatican và lập nên một nhà thờ mới mà người ta gọi Cơ Đốc Giáo. Ở Anh quốc, người dân cũng theo Thiên Chúa Giáo nhưng khi ông vua Henri VIII mà ngày nay có cái tượng của ông ta trên cầu Pont Neuf ở Paris. Thời sinh viên mình hay đến đây vẽ tượng của ông vua này. Vui nhất là khi có ông nghệ nhân người Lỗ Ma ni tên Christo và bà vợ người Pháp tên Jeanne-Claude bọc chiếc cầu này bằng vãi. Ông này có cái tật lạ là cấm mấy bà quý phi không được tắm trong vòng 3 tháng trước khi giao hoan với ông ta, có lẻ vì vậy mà dân tây ít tắm?
Ông này muốn ly dị bà vợ chính để lấy bà khác. Nhà thờ cho phép ông ta có nhiều bồ nhưng không cho ông ta ly dị nên ông ta kêu tao là vui thì muốn làm gì làm. Không cho tao bỏ vợ thì tao lập nhà thờ khác. Chúa nào cũng là chúa. bỏ nhà thờ Vatican và lập nên nhà thờ Anh Quốc, xem như ông ta đứng đầu nhà thờ. Thêm Anh quốc thất mùa 4 năm liên tiếp khiến dân tình đói khổ. Việc này làm cho một số người dân ở Anh Quốc bất bình vì trộn lẫn tôn giáo và chính trị, tạo nên một phong trào ly khai, thành lập một nhà thờ khác thường được gọi Separatists. Hình như người việt gọi là Thanh Giáo. Bác nào biết thì cho em hay.
Nhóm này bị chính quyền áp bức nên họ vượt biển, trốn sang xứ Hoà Lan, đất nước này dung thứ Đạo Tin Lành. Dạo ấy Âu Châu được thanh bình nên xứ Hoà Lan giàu có nên chứa những người ly khai của Anh Quốc trốn sang vì cần người lao động. Mấy người này không tìm được sự mong muốn vì họ phải làm việc cật lực mỗi ngày trong các hãng xưởng đến 12 giờ, không có thì giờ nhiều cho sinh hoạt lãnh vực tinh thần nên rủ nhau xuống thành phố Leiden, nhỏ hơn phía Tây Nam của thủ đô Amsterdam.
Bản đồ vẽ lại con đường mà các người Thanh giáo Anh quốc đến Leiden
Tại đây, họ cũng không bằng lòng vì con họ sinh ra tại Hoà Lan, tự nhiên là công dân nước này, nói tiếng Hoà Lan, sợ bị đồng hoá, mất gốc như đa số người Việt mới di cư lo sợ con mình mất gốc. Họ muốn tổ chức một cộng đồng nói tiếng Anh với tập tục Anh quốc, thờ Thiên Chúa như ý của họ, khi trốn khỏi Anh Quốc.
Khác với những người lưu vong khác, họ không muốn mất đi văn hoá, bản thể của họ. Họ muốn giữ gìn những phong tục, nghi lễ, con em học tiếng Anh tại trường học thay vì tiếng Flamish, Hoà Lan. Họ không tìm được miền đất hứa của họ tại Hoà Lan nên muốn di cư sang Hoa Kỳ. Ngày nay ở vùng Lancaster của tiểu bang Pennsylvania, có một giáo phái tự gọi Amish, đến từ các vùng Đức ngữ của Thuỵ Sĩ, bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Calvin, vẫn sống giản dị như cha ông của họ như dạo mới đặt chân lên Hoa Kỳ.
Tháng 9 vừa rồi mình đi Uzbekistan thì khám phá một giáo phái người đức, cũng bị. Đàn áp nên chạy sang đây đem theo cách trồng khoai tây, và các kỹ thuật canh nông giúp dân Uzbekistan trồng trọt phát triển về canh nông. Đó là một hình ảnh người tỵ nạn, di dân đóng góp văn hoá và kỹ thuật vào một quốc gia đã cưu mang họ.
Vấn đề là họ không có tiền để tài trợ chuyến đi nên kiếm vòng vòng và được một thương gia đại diện cho một hiệp thương của Anh quốc, đồng ý hổ trợ 1 chiếc thuyền cho họ nhưng với điều kiện là đi chung với nhóm Colonialist do hiệp hội gửi đi. Qua mỹ thì săn bắn, lấy da thú gửi về trừ nợ. Kiểu vợ mình đi vượt biên, qua mỹ đi làm trả nợ cho người mượn đi cùng tàu. Cuối cùng họ đồng ý đi chung với những người mà họ xem không yêu Chúa bằng họ nên lên chiếc tàu cũ, quên tên rồi hình như Speedtest về Anh quốc để đi chung với chuyến tàu Mayflower, chở mấy người Colonialist. Đến nơi thì chiếc tàu Speedtest xụm bà chè mà chiếc tàu Mayflower chỉ có thể chở được 102 người.
Ngày nay, người Việt cũng đi chui qua các nước khác ở âu châu để làm công, kiếm tiền gửi về nuôi gia đình. Có trên 30 người Việt chết trong xe đông lạnh. Hay những người các xứ khác đang chạy qua Ba LAn hay người ở Trung Mỹ, tìm cách vượt tuyến vào Hoa Kỳ, để tìm công ăn việc làm, gửi tiền về nuôi vợ con hay cha mẹ.
Họ điều đình 1/2 là colonialist và 1/2 là người di cư đi tìm Tân Thánh Địa Jerusalem, vùng đất hứa của họ mà sau này người ta gọi nhóm người này là Pilgrim (người hành hương). Chỉ có 51 người của nhóm Separatists đi nên đa số bỏ lại con cái, chỉ có 18 cặp vợ chồng, và các người độc thân được đi theo, trong đó có một ông độc thân tên John Howland, bị té xuống tàu trong cuộc hải trình nhưng may được cứu vớt, sau này lấy cô Elizabeth Tilly, sinh ra 10 người con, dẫn đến 88 người cháu mà mấy trăm năm qua từ cặp vợ chồng này có đến 2 triệu hậu duệ với tư duy Chúa cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu. Trong đó có Franklin Roosevelt, gia đình Bush,….
Hành trình chiếc tàu Mayflower. Khởi đầu 2 chiếc tàu: speedwell từ Leiden chạy về Anh quốc để cuối cùng nhập chung với chiếc tàu Mayflower từ hải cảng Plymouth
Thông thường các tàu chở các nhóm colonialist đi sang mỹ châu vào mùa xuân, để họ cặp bến vào mùa hè, chuẩn bị cho mùa đông giá lạnh nhưng vì trục trặc tàu bè nên cuối cùng con tàu Mayflower rời bến vào tháng 9. Mục tiêu đến là thành phố Jamestown, tiểu bang Virginia mà mình có đưa bà cụ đến thăm viếng chỗ này trên dòng sông Hudson nhưng tàu chạy lạc đến phía bắc, cách Jamestown đến 250 dặm nhưng thuyền trưởng quyết định cặp bến Cap Cod vì có lộn xộn, tranh chấp giữa người Separatists và colonialist. Một bên kêu bên kia là vi phạm những điều răn cấm của Chúa, không đọc kinh,… đủ trò.
Khi đọc lại lịch sử thành hình của Hoa Kỳ mới hiểu thêm về người Mỹ da trắng, rất ngoan đạo và đưa đến sự cực đoan. Ngày nay, họ lo ngại các giống dân khác, trong tương lai sẽ đông hơn họ, biến họ thành thiểu số, theo đó là quyền lực và tài sản. Nói chung khó bàn về lịch sử tôn giáo vì sợ đụng chạm đến lòng tin của người ngoan đạo, bất kỳ tôn giáo nào.
Khi con tàu Mayflower cập bến Cap Cod thì bộ lạc da đỏ sinh sống tại vùng này, hình như tên Wampanoag, dạo ấy bị một trận dịch, bệnh do người colonialist mang sang, chết như gần tuyệt giống, người ta đoán là bệnh đậu mùa. Tương tự như thổ dân Inka ở Nam Mỹ bị các người di dân Tây Ban Nha lây bệnh làm tuyệt giống luôn. Không biết có chính sách nào để làm tuyệt chủng các thổ dân sở tại hay không? Ai có tài liệu thì cho mình xin.
Các colonialist không bị lây bệnh của người dân sở tại. Dạo ấy các colonialist sang mỹ châu, họ bắt dân da đỏ đem về làm nô lệ bán cho âu châu nhưng ít thấy trường học dạy về vụ này. Trong đó có một anh chàng tên là Tisquantum thì phải, thuộc bộ lạc này, bị bắt và bán cho người Tây Ban Nha. Sau này anh chàng trở về mỹ châu làm thông dịch viên cho các colonialist, khám phá ra bộ lạc của anh ta chết hết vì bệnh đậu mùa. Người ta đoán có trên 2.5 triệu người da đỏ bị bắt và bán tại âu châu.
Tàu Mayflower cặp bến hình như ngày 1/11 thì phải, khám phá ra dân địa phương chết hết. Họ thấy mấy cái đụn đất cát thì đào lên thì thấy hột bắp, giúp họ ăn cầm bửa. Mùa đông lạnh, đói khát, giết đi phân nữa người cặp bến. 18 cặp vợ chồng đi theo tàu, tìm thánh địa mới chỉ còn có 4 cặp. Mình có đọc một tài liệu về người di dân thời xưa, vợ chồng lấy nhau để cùng nhau sống sót, chớ không phải vì tình yêu như trong phim Hồ ly vọng. Kiểu tình yêu trên vùng kinh tế mới.
Bộ lạc Wampanoag chết gần hết nên họ liên lạc với nhóm người di cư để làm đồng minh, chống lại các bộ lạc khác. Họ cho anh chàng tên Tisquantum, chỉ cách trồng bắp,… năm sau được mùa nên các người di cư mới họp mặt ăn mừng, tạ ơn trời đất vào ngày họ đặt chân lên mỹ châu. Đến thời tổng thống Lincoln, ký sắc lệnh là ngày thứ năm cuối của tháng 11 là ngày lễ quốc gia Thanksgiving. Bao nhiêu thứ khác là được báo chí thêu dệt như khi người di cư đến Hoa Kỳ thì dân da đỏ ra tiếp đón, cho ăn gà tây gà tàu, chỉ là do Hồ Ly Vọng và các con buôn bán gà tây phịa ra… nói cho ngay cũng tốt chớ con nít ở tiểu học như con mình khi xưa, học về ngày lễ tạ ơn hàng năm. Dạy chúng người di dân giết nhau, khiến người bản địa bị chết vì bệnh đậu mùa, bỏ đói, không có thức ăn, như dạy chúng căm thù đồng loại. Chán Mớ Đời .
Được tin một tù trưởng da đỏ bị đau, ông William Bradford, đầu đàn của nhóm người di cư, cử một ông biết về y dược đến chăm sóc, giúp vị tù trưởng khỏi bệnh. Để trả ơn, ông ta thố lộ bí mật là các tù trưởng khác tính tấn công trang trại của người di cư, để lấy lại đất. Ở Jamestown, họ còn giữ cái đồn do các colonialist xây dựng để chống các cuộc tấn công của người da đỏ. Các người di cư cử đàn ông đi đánh bất ngờ, giết được mấy người tù trưởng khi đang hội họp. Họ cắt đầu của người tù trưởng nổi tiếng, cắm trên cái lau, để trước trang trại của họ để làm uy nên không bị tấn công từ đó. Mình có đưa mẹ mình đến xem chỗ này. Bà cụ chụp hình, đeo kính mát vào cứ như Việt kiều.
Năm sau, ông thương gia người Anh, Weston, đại diện cho hiệp hội thương gia người Anh cho chiếc tàu Fortune sang, để lấy nợ. Các người di cư trả nợ bằng bắp, lông thú,… nhưng chưa đủ tiền của hiệp hội bỏ ra nên ông ta tính sẽ không tiếp tục giúp nhóm người di cư nữa. May thay lúc ấy, âu châu đang có chiến tranh về tôn giáo nên lông thú bổng nhiên có giá cao nên các người di cư tiếp tục săn thú bán da thú cho âu châu, có tiền, mua lúa giống.
Người âu châu thích lông thú,…nên gửi đâu 10,000 colonialist sang mỹ châu để săn thú,…kiếm tiền làm giàu. Tương tự ngày nay, người Việt ở Việt Nam đi lao công bên Liên Sô, hay làm ô sin ở xứ Đài, gửi tiền về nuôi cha mẹ, xây biệt thự.
Lúc mấy người di cư ra đi thì không ai biết, ngoại trừ nhà thờ Anh quốc, xem như rảnh nợ, không bị quấy rối nữa, kiều người việt thì xưa đi vượt biên, giúp Hà Nội khỏi lo về các người chống đối chế độ. Không ngờ họ đến bờ Mỹ châu với chiếc tàu cũ kỷ Mayflower, sau khi tàu này trở về Anh quốc thì không thể đi biển nữa, được bán lạc son.
Lịch sử cho thấy Hoa Kỳ được hình thành bởi một số người di cư, muốn tìm một thiên đường, một thánh địa mới, một Jerusalem mới để họ có thể thờ phụng Chúa, thể hiện đức tin của họ nhưng loay hoay lại dính vào các thương buôn rồi tạo dựng thành thuộc địa Anh quốc đến khi vua xứ Anh đòi tăng thuế nên người di cư với mầm mống ly khai của cha ông họ để lại, đã đứng lên đánh đổ chính quyền Anh quốc, tạo dựng xứ Hoa Kỳ.
Nhìn lại thì đồng chí gái hay mấy người em mình trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển đến Pulau Bidong như mấy người di cư trốn Anh quốc sang Amsterdam hay Leiden rồi sau đó mới sang đến Hoa Kỳ. Còn mình thì có lẻ nghe Hoa Kỳ là xứ tự do nên bắt chước nhóm colonialist, bỏ âu châu sang đây để thay đổi cuộc đời.
Xong om
Nguyễn Hoàng Sơn