Trăng Việt Nam

Dạo gần đây, mình nhận khá nhiều imeo từ thân hữu, chuyển những bài báo từ Việt Nam, đa phần là báo lá cải, bàn về phụ nữ ba miền Việt Nam. Có bài nói là không nên lấy gái Bắc kỳ, bài thì chê gái Huế, bài thì nói không nên lấy gái miền nam vì có những đặc điểm như là ngu.
Đọc mấy bài báo thì khởi đầu, xem vô thưởng vô phạt, vui vui nhưng nếu xét trên báo lại thì có lẻ là một tiến trình do chính Hà Nội sử dụng một cách hệ thống hoá, để gây chia rẽ người dân các miền để dễ cai trị.
Thực dân pháp đô hộ người Việt gần 100 năm, dùng chính sách chia để trị, gây kỳ thị giữa người Lào, Cao Miên, Bắc Kỳ, Nam Kỳ và An Nam của Đông Dương để tạo mâu thuẫn để cai trị lâu dài. Mình nghe kể có nhiều người nói thà để con gái lấy chồng ngoại quốc còn hơn lấy thằng Bắc kỳ hay Nam kỳ...
Có nhiều cư dân trên mạng chửi tác giả hay biên tập viên, đã đạp phụ nữ Việt Nam xuống vực thẳm. Họ đòi kiện nhà báo về tội phỉ báng phụ nữ Việt Nam nhưng chắc sẽ không dám. Những người viết những bài này, bắt chước các quan nô khi xưa bên tàu, phân loại phụ nữ mỗi tỉnh như Hàng Châu, Giang Nam, Tô Châu,..., để tâu lên triều đình, tuyển cung nữ vào Tử Cấm Thành cho vua chơi.

Điều oái ăm là ít thấy đàn ông Việt Nam, lên tiếng bảo vệ phụ nữ Việt Nam dù mẹ mình hay vợ hoặc em hay chị của mình là đại diện cho phụ nữ Việt Nam, bị sĩ nhục. Có người lại bảo nếu gặp vợ cà chớn thì bỏ, lấy vợ khác, tuyệt nhiên không có ai nhìn lại chính mình để tự xét mình đã làm đủ bổn phận làm cha, làm con, trách nhiệm làm chồng. Mình có đủ tư cách để đòi hỏi một người vợ tuyệt vời, phục vụ, chăm sóc mình.
Tổng bí thư, người có quyền cao nhất nước, tuyên bố là muốn lãnh đạo đất nước, phải là người Bắc. Một câu nói cực kỳ ngu xuẩn ở thế kỷ 21. Chế độ xét lý lịch đã bỏ xọt rác biết bao nhân tài của Việt Nam từ 70 năm qua. Một cán bộ cao cấp tuyên bố: 70 năm trước bác Hồ đã định chế kinh tế thị trường, trong khi tài liệu cho thấy ông này, học vấn rất thấp. Đơn ông xin vào trường Bảo Hộ bị bác vì học lực kém. Mấy bài báo đăng trên tờ La Paria, xuất bản tại Pháp, đều được các ông như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trừng..., viết cả. Mấy cuốn sách của ông đều do các văn nô Hà Nội, lấy tên Trần Dân Tiên,... viết thì làm sao hiểu biết định chế kinh tế thị trường. Nếu ông ta hiểu biết thì đất nước ngày nay không thua kampuchia, Lào, con ốc cũng không sản xuất được.
Về Đà Lạt, thấy hơn phân nữa cư dân Đà Lạt ngày nay là gốc miền Bắc. Khi xưa còn ở Đà Lạt thì mình nghe tiếng Huế, giọng Quảng nhiều còn ngày nay về thì âm hưởng đa phần là miền bắc 2 nút, sau 75 khác với Bắc kỳ 9 nút, đi cư năm 54. Họ phải chia rẽ dân các miền như thực dân khi xưa để người dân không tiếp sức, chống đối họ khi thấy các vụ cướp đất của dân để làm giàu cho chính mình. Cứ nghĩ bụng đất của thằng Nam kỳ hay kệ xác thằng Bắc kỳ....
Nếu nhìn trên mặt văn hoá thì người miền bắc di cư vào Nam vào năm 1954, một số khá đông là thành phần trí thức của Việt Nam dạo đó. Họ đã giúp, đóng góp ở miền nam trong suốt 20 năm một nền văn chương, văn nghệ,.., qua các nhạc sĩ như Phạm duy, Phạm Mạnh Cương, Anh Bằng, Trịnh Lâm Ngân,... Hay những nhà văn, nhà thơ đã sáng lập nên nền thơ mới qua văn đoàn Sáng Tạo như Mai Thảo, Tô Thuỳ Yên,...
40 năm sau ngày Sàigòn đầu hàng thì người dân tại Việt Nam vẫn nghe nhạc còn được gọi là nhạc vàng, dù khi xưa bị cấm. Có lần ở Hà Nội, có một tên cán bộ cao cấp, hỏi mình lí do nào đã khiến nhạc sĩ miền nam làm nhiều bản nhạc, bài thơ quá hay. Mình chỉ biết nói, anh nên hỏi Văn Cao, Trần Dần,.... Ngày nay, đọc trên mạng, các cán bộ miền bắc, lục các tài liệu về văn học, giáo dục của miền nam và không khỏi ngạc nhiên hối tiếc vì sao 40 năm trước họ đã phỉ nhổ những tác giả, chương trình giáo dục của miền nam, mà 40 năm sau chính họ cũng không làm, tư duy được.
Sau mấy bài viết nhục mạ phụ nữ Việt Nam, mình lại nhận những bài viết khác, do đàn ông vn tự biện luận theo thể biện chứng luận của con người mới của xã hội chủ nghĩa. Cho rằng, người đàn ông nào cũng phải nhậu, bù khú với bạn bè trước khi về nhà sau những giờ làm việc đầy xì trét.
Những câu chuyện viết trên bao lá cải, chỉ để giới thiệu những điều sỉ nhục đến với phụ nữ Việt, là một tiến trình có chủ đích, chứ không phải vô tình. Nó phá bỏ những lớp vỏ tuyên truyền màu mè về quyền con người và giá trị phụ nữ Việt trong đời sống ngày nay, vẫn được tuyên dương vào các ngày lễ phụ nữ hay thậm tuyên như những trò hề phi đạo đức.
Ngoài những bài này, có những bài báo đăng hình các cô gái nghèo, đi tuyển lựa để được làm dâu xứ Hàn hay Đài Loan. Họ đánh những người này không thương tiếc, nói những người phụ nữ đáng thương, vì nghèo, không công ăn việc làm, những nàng Kiều thời đại, chịu xa quê hương để hy vọng đổi đời gia đình mình.
Mình có hai cô bạn, giám đốc một tổ chức fi chính phủ, chuyên chuộc các cô gái Việt Nam, bị bán sang Kampuchia hay Trung Quốc vào các nhà thổ, với giá rẻ mạt. Họ kể nhiều khi người cha, chở các cô gái 15-16 tuổi thậm chí 10-12, đến biên giới rồi lấy một trăm đô, bán cuộc đời con gái của mình. Hai cô này, quyên tiền để dạy các cô gái bất hạnh này học và học nghề để kiếm cơm để khỏi phải trở lại con đường xưa.
Có mấy cái video clip, thấy công an xông vào khách sạn bắt mãi dâm, khách mua dâm thì không bị gì cả, trong khi các cô gái, bị công an bắt đứng loã thể để họ quay video, làm tài liệu để khởi tố hình sự. Cách đây mấy năm có vụ ông hiệu trưởng ở Hà Giang, cưỡng dâm học sinh vị thành niên rồi cung cấp cho các cán bộ lớn mua dâm, nhưng các quan chức không bị kỷ luật, trong khi các nữ sinh bị tù tội.
Gần đây, thấy hình ảnh một phụ nữ Việt Nam bị dân Mã Lai đánh ngoài đường, bị bắt đeo cái bảng là người ăn cắp, móc túi chi đó. Hôm qua đọc tin, tỷ lệ gái điếm người Việt hành nghề ở Mã Lai đông nhất. Các cô gái Việt có chút nhan sắc, học thức thì sang Singapore đứng đường, đến nổi hành khách phụ nữ Việt Nam đến fi trường Changi, có người không được nhập cảnh vì có tiền án, cảnh sát singapore đã theo dõi từ lâu ngay trên Facebook, thấy họ tiếp thị. Nhiều người Việt Nam kể; cảm thấy nhục khi cầm hộ chiếu Việt Nam, khi đi tham quan ở ngoại quốc vì bị người ngoại quốc khinh bỉ.
Đàn ông Việt Nam thay vì xót thương, tự hỏi về hành động của mình đối với vợ, có đúng nhân bản của loài người thì lại bù khú với nhau, bảo con vợ này cà chớn thì bỏ, lấy con khác. Họ không hiểu hoàn cảnh các cô gái việt phải đi ăn sương ở xứ người, lại lên án làm nhục đất nước, nhục quốc thể. Có bao giờ, họ nghĩ những hình ảnh đó là lỗi phần nào của họ vì không một cô gái nào muốn lấy chồng xa xứ.
Mẹ ơi đừng gã con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Khi có người tự nguyện, tự trả tiền đi thi hoa hậu chi đó ở Phi Luật Tân, không biết có thắng giải gì hay không thì họ lại bảo, đi thi mà không xin phép họ, sẽ bị phạt. Sắc đẹp là sở hữu riêng của cô gái đi thi hoa hậu, thì cô ta có quyền đóng tiền đi thi trên diễn đàn quốc tế, nhà nước không tốn một xu lại còn đòi phạt họ.
Thay vì cám ơn cô gái Việt đã thắng giải chi đó, đã làm rạng danh cái đẹp của người phụ nữ VN, họ lại tìm cách moi tiền để bù khú. Tại sao họ không dùng trí tuệ để tạo công ăn việc làm cho các cô gái để họ khỏi phải qua Singapore, Mã Lai, bán trôn kiếm sống cho gia đình họ, để tránh cảnh những người cha chở con đến biên giới để bán hay tạo công ăn việc làm cho các cô gái, để họ không phải làm dâu xứ Hàn, xứ Đài.
Có lần mình nêu vấn đề chung chung ở Việt Nam thì có anh bạn học cũ, kêu là mày rời VN trước 75, không sống thời bao cấp như tụi tao nên thắc mắc chớ tụi tao xem đó là chuyện bình thường, khiến nhớ đến hai cuốn fim " Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế" của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, được xem ở New York. Nghe nói 2 cuốn fim bị cấm trước khi cuộc Đổi Mới, kinh tế định hướng thị trường.
Trong fim, có một đoạn, một ông giỏi chữ hán, giải thích: chữ "tử" có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ "tế" có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ "tử tế" gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé, rồi do lâu đời ta đọc khác đi và nghĩa cũng khác đi. Sự tử tế, tử tế thật sự không phải là chuyện có tiền bạc hoặc muốn là có ngay. Nó cũng phải được học hành, được dạy dỗ, được tập luyện, kế thừa và gìn giữ. Tử tế như hoa thơm, hoa đẹp không thể thiếu được của cuộc đời".
Thời đại công nghệ thông tin, với internet, bao nhiêu tin tức, thông tin, xấu hay tốt đều được lan tràn nhanh hơn ánh sáng. Như anh bạn mình, có lẻ sống qua thời bao cấp, như đã được chích ngừa nên không còn phản ứng, trước những cảnh thương tâm của đồng loại xẩy ra hàng ngày.
Chúng ta có quyền từ chối đón nhận những tin tức này nhưng từ chối tiếp nhận những tin tức này là một lựa chọn để được yên lành như anh bạn học cũ hay những người đàn ông khác. Từ chối sự thật, hiểu biết, nhất là tư duy, sẽ dần dần biến con người thành một kẻ vị kỷ và trốn tránh trách nhiệm, không dám nhìn sự thật. Như thuyết trung dung của Aristote, thấy người bị nạn nhưng ta không ra tay cứu giúp là trung gian giữa cái hèn hạ và ích kỷ.
Chủ nghĩa Mặc Kệ Nó đã lan tràn khiến con người đâm ra vô cảm. Có một anh lính nguỵ, đi tù sau 75, sống ở quê, xót xa khi thấy các cô gái ở quê anh lần lược ra đi, lấy chồng xa ở xứ Hàn, Đài Loan,... Anh ta viết những vần thơ về quê anh, Cần Thơ ngày nay. Lúc đầu, ban giám khảo chấm anh ta thắng, đoạt giải thơ trong vùng của anh ta nhưng sau bị rút lại, vì bài thơ không ca ngợi sự anh minh của nhà nước và đảng, không phản ánh thật sự chế độ xã hội chủ nghĩa, nên họ yêu cầu anh ta sửa đổi hay rút lui nhưng anh ta không chịu và cuối cùng một cô giáo, hót tung hô thiên tài là đảng nên thắng giải nhất, khiến mình lại nhớ đến câu hỏi của đại cán bộ Hà Nội, lí do tại sao văn hoá miền Nam, bị mỹ nguỵ kềm kẹp lại sản xuất những vầng thơ, áng văn, nhạc vàng quá hay, bất tử.
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
( Trăng Nghẹn của tác giả Hoài Tường Phong)
Nhs