Nên hay không đánh thuế băng vệ sinh

Lâu lâu mình thấy có nhiều còm trên mạng về sự khác biệt lương bổng nam nữ. Có người chửi rủa nào là Sexist, nào kỳ thị đủ trò nhưng không dám thò mồm vào vì sợ bị chửi.
Câu hỏi tại sao lương bổng phụ nữ ở Hoa Kỳ ít hơn giới nam. Người ta đòi quyền bình đẳng nên có người đổi giới tính, thông thường từ nam tính qua nữ tính nên mình càng ngu lâu dốt bền. Đàn ông có quyền lợi nhiều hơn thì phải đổi giới tính nam đây thì lại ngược lại. Tréo cẳng ngỗng.
Một tên thợ hồ được trả tối thiểu $25/ giờ tương đương với bà giúp việc chùi nhà dọn dẹp $25/giờ nên mình không hiểu người ta cứ rên la cho có lệ hay không chịu tìm hiểu.
Người ta giải thích lý do phụ nữ thường nghỉ mấy năm để chăm sóc con cái nên khi đi làm lại, mất nhiều năm nghề nghiệp lương ít hơn. Đồng chí gái có tên em họ là bác sĩ, lấy cô vợ cũng y sĩ. Đến khi họ có con thì cô vợ ở nhà, chăm nuôi hai đứa con, xem như cái bằng bác sĩ học cho đã rồi treo chơi. Đó là quyền tự do của cô vợ, cô ta chọn thiên chức làm mẹ hơn là khám bệnh nhân.

1 phần phụ nữ hay chọn làm những công việc trong môi trường ít lương như điều dưỡng viên, giáo viên. Ngược lại đa số nam giới lại theo nghề về kỹ thuật nhiều hơn với lương cao.
Viện nghiên cứu Glassdoor Economic Research vừa công bố một nghiên cứu về lương bổng nam nữ chênh lệch, gọi là "Progress On The Gender Pay Gap: 2019."
Họ cho biết sự chênh lệch khá nhiều trong môi trường truyền thông như Hồ Ly Vọng, Walt Dísney,… người ta ước tính độ 6.4% chênh lệch. Ngược lại trong môi trường kỹ thuật biotech và dược khoa thì sự chênh lệch chỉ có 2.2% và bằng nhau trong nhiều công ty mới ngày nay. Cho thấy sự chênh lệch ít hơn truyền thông kêu gào mỗi khi có bầu cử để câu cử tri nữ. Mình nghĩ họ cho phụ nữ là ngu xuẩn nên câu like kiểu không chính thống lắm.
Trong ngành giáo dục đại học, ít có sự chênh lệch vì lương bổng đều được đăng trên mạng của trường. Do đó người ta có thể biết được, và thương lượng để có lương bổng như nhau.
Đa thường người ta học nghề vì môi trường và văn hoá thừa hưởng từ bé, cho rằng công việc này cho phụ nữ còn công việc kia cho nam giới. Ngay trong gia đình, mình thấy ở Việt Nam, mấy tên con trai thì đi chơi mút mùa còn con gái thì ở nhà lo nấu ăn, giặt áo quần,…theo lối tam tòng tứ đức.
Hàng năm có trên 13,000 kinh tế gia khắp nơi hội tụ về Atlanta để tham dự hội thảo của American Economic Association. Được biết 50 năm về trước, chỉ có 7% phụ nữ mỹ có bằng tiến sĩ về kinh tế học nhưng ngày nay lên đến 35%. Cho thấy có sự chuyển hướng của xã hội. Phụ nữ hạn chế sinh sản để lo thành tựu giấc mơ nghề nghiệp.
Ngày nay 75% phụ nữ từ tuổi 25-54 đi làm trong khi nam giới có đến 90%. Đó là một tiến bộ vì 50 năm về trước con số phụ nữ đi làm chỉ có phân nữa, trước thế chiến thì còn thấp hơn nữa. Vấn đề là ngày nay chỉ số phụ nữ mỹ đi làm, không nhúc nhíc, bình quân trong khi các nước khác trên thế giới càng ngày càng gia tăng.
Chỉ số này tỷ lệ nghịch với chỉ số sinh đẻ điển hình ở Ý Đại Lợi hay Đức quốc chỉ 1.1 con nít cho mỗi gia đình. Phụ nữ muốn tạo dựng sự nghiệp hơn làm thiên chức người mẹ, đưa đến nạn dân số giảm rất nhiều. Phụ nữ có sự chọn lựa như cô em dâu của đồng chí gái, cô ta có tham vọng học tập thành y sĩ nhưng khi có con thì lại muốn bỏ sự nghiệp để lo cho con, cảm thấy hạnh phúc hơn.
Người ta lý giải là 80% phụ nữ làm mẹ và sẽ gặp sự kỳ thị khi họ đi xin việc với résume, ghi tham gia hội phụ huynh và giáo chức PTA, khiến chủ nghĩ họ sẽ không chú tâm vào công việc để làm giàu cho chủ so với sự lo âu cho con cái ở trường quan trọng hơn. Phụ nữ làm mẹ ít khi được giao cho những công việc quan trọng.
Một phần là vấn đề chăm sóc trẻ em. Hoa Kỳ là nước không có dịch vụ miễn phí chăm sóc trẻ em trong khi các nước tây phương khác, đa số có dịch vụ miễn phí này nên sau khi sinh nở phụ nữ có thể yên tâm trở lại đi làm. Nếu phải trả tiền chăm sóc trẻ em thì nhiều khi tốt hơn là ở nhà vừa gần con vừa đỡ tốn tiền.
Mấy chỗ daycare gần nhà mình, họ lấy trung bình từ 7:30 -17:30 là $1,350/ tháng. Nghĩa là mình phải đi làm $2,000/ tháng đóng thuế mới được có số tiền đóng cho những nơi này. Nếu mình làm độ $3,000/ thang thì thôi ở nhà để lo cho con khoẻ hơn. Nhớ khi xưa, chở con đi gửi rồi trưa thấy họ cho con nằm ngủ thấy thương lắm. Nếu được khấu trừ vào thuế lợi tức thì đỡ còn không thì thiếu hụt ngân sách gia đình nên khỏi sinh con đẻ cái.
Nếu mình không lầm, ở bắc Âu, đàn ông có con, có thể xin ở nhà nuôi con được trợ cấp của chính phủ. Vợ chồng nhiều khi chồng làm lương ít hơn vợ nên có thể ở nhà thay vì vợ ở nhà khi sinh con.
Về tài chánh, theo các nghiên cứu, phụ nữ thường để dành 74% tiền tươi trong tài khoản ngân hàng, ít tiền lời hơn là đầu tư trên thị trường chứng khoán trong khi đó nam giới chỉ để dành 61% tiền tươi và đầu tư số tiền còn lại. Do đó suốt cuộc đời làm việc, sự cách biệt quỹ hưu trí lên hàng trăm ngàn thậm chí cả triệu.
Sự kiện không hiểu về tài chánh hay lo sợ về đầu tư khiến phụ nữ ít khi đổi nghề, công ăn việc làm, hay khởi đầu một thương nghiệp cản trở sự tiến lên ngang hàng với nam giới. Phụ nữ về hưu thường thiếu hụt 1/3 tiền để an trí vì sự luỹ kép của đồng tiền khi đầu tư.
Nguy hiểm hơn là 80% phụ nữ chết đơn côi. Tiền hưu trí chỉ có 2/3 tiền hưu của nam giới mà lại sống lâu hơn đàn ông 6 đến 8 tuổi. Người ta đoán sẽ có vấn nạn về hưu trí sau này cho phụ nữ nhất là những ai ly dị. Thường ly dị là sạt nghiệp vì luật sư ăn hết tiền của hai vợ chồng để tập luyện cho họ căm thù nhau.
Có vấn nạn khác mà ít ai nói đến nhất là giới truyền thông; phụ nữ đi mua sắm phải đóng thuế nhiều hơn đàn ông mà người ta gọi là thuế hồng (Pink Tax) vì trung bình phụ nữ mua hàng tiêu dùng đắt hơn nam giới đến 7-8% và mấy đồ dùng y tế, vệ sinh thì lên đến 13%. Thí dụ: vào tiệm thuốc tây, người ta khám phá ra sự khác biệt giữa màu xanh và màu hồng.
Lấy thí dụ; cái đồ cạo râu màu xanh dành cho nam giới còn màu hồng dành cho phụ nữ. Cũng một đồ cạo râu y chang, không khác, cùng hiệu nhưng chỉ bỏ vào túi màu xanh hay màu hồng. Màu xanh có 10 cái cạo râu giá $6.00 hay $0.60 /cái trong khi cái bọc màu hồng đựng 10 cái với giá $12.50. Gấp đôi nhưng phụ nữ vẫn hồ hởi mua như có bác hồ trong ngày vui đại thắng.
Tại sao phụ nữ không kêu gào kỳ thị? Chỉ có họ mới hiểu. Bác nào không tin thì cứ đi vào CVS hay Walgreens rồi xem xét sẽ thấy. Hay xem loại cạo râu rẻ tiền nhất BIC, của đàn ông giá $4 cho 12 cái còn của phụ nữ y chang nhưng được tẩm mùi hoá học có hương vị trà thì 5 cái giá $20. Kinh
Công ty cho rằng tiền làm marketing cho vật dụng phụ nữ rất nhiều. Điển hình mấy đồ cạo râu, cùng hãng nhưng họ phải bỏ vào bọc trang trí khác, thêm mùi vị thơm tho hơn thì mới tạo được sự chú ý của phụ nữ trong khi đàn ông không để ý đến việc này nên rẻ hơn.
Có lần nói chuyện với bà cụ. Bà cụ than mẹ buôn bán được mà sao vẫn nghèo. Mình nói mẹ lấy ông chồng ngồi tù cải tạo đến 15 năm thêm sinh một bầy 7 cô con gái. Nội tiền mua băng vệ sinh là hết gia tài. Chán Mớ Đời
Dạo này, phụ nữ kêu gào là chánh phủ không được đánh thuế băng vệ sinh vì không công bằng. Luôn tiện đây, bác nào muốn mua thức ăn thì nên vào siêu thị mua vì đồ mua trong siêu thị, không bị đánh thuế. 1 sandwich, ly cà phê Starbucks, nước ngọt,… mua trong siêu thị không bị đánh thuế còn nếu mua ở tiệm ăn thức ăn nhanh lại bị đánh thuế thêm 7.75% ở Quận Cam còn ở Los Angeles 8.75%.
Do đó mua băng vệ sinh, thuốc thang thì vào siêu thị mua không bị đánh thuế như ở các tiệm thuốc tây CVS, Walgreens, Costco,…
Đi làm phải đóng thuế từ 26% đến 46% do đó làm $100, bị đánh thuế mất $26 - $46, còn lại rồi khi đi mua đồ lại bị thêm 7.75% thuế nữa.
Ở New York, năm 2016 có một bà, tên Zoe Salzman kiện tiểu bang, cho rằng đồ vệ sinh liên quan đến kinh nguyệt, không được đánh thuế.
Người ta nghiên cứu cho rằng 2/3 phụ nữ có lợi tức thấp, rất khó khăn mua các đồ cần dùng cho kinh nguyệt và vệ sinh. Người ta tính là nếu không đánh thuế các vật dụng vệ sinh ,…giúp dễ thở hơn cho phụ nữ ít lợi tức.
New york tính ra nếu không đánh thuế mấy vật dụng này thì tiểu bang mất đi 14 triệu đô. Còn Cali thì sẽ mất đi $20 triệu mỗi năm. Hình như Cali và tiểu bang Rhodes Island cuối cùng không đánh thuế mấy vật dụng này. Khi nào đi chơi ở Cali, nhớ mua băng vệ sinh cho nhiều đem về quê.
Xong om