Couvent des Oiseaux

Có ông thần nào tình cờ đọc được vài bài mình viết về Đàlạt, yêu cầu mình viết thêm về Đàlạt như Couvent des Oiseaux, đường Huyền Trân Công Chúa,… khiến mình buồn cười vì mình không có nhiều kỷ niệm của thời mới lớn về những địa danh hay trường học này. Có lẻ ông thần này khi xưa, mết cô nào ở trường này nên muốn tìm lại hương xưa của ký ức. Mình có anh bạn Đà Lạt xưa, lấy vợ học Couvent des Oiseaux, hỏi mình sao khi xưa không biết chị ta khiến mình như bò đội nón. Có nhiều người dân Đà Lạt khi xưa, lâu lâu gửi cho mình tấm ảnh rồi hỏi biết ai đây? Làm sao mình biết được.
Mình có anh bạn học xưa, đi du học sau mình hai tháng. Anh ta khắc khoải, trăn trở về Việt Nam, Đàlạt, quê hương. Cứ có hình ảnh tin tức gì về Đàlạt là gửi cho bạn bè như người đi nhặt lá bàn. Năm nay, anh chàng cùng vợ con bay về Việt Nam thăm lần đầu, thực hiện chuyến Từ Thức thăm quê. Từ dạo ấy, không còn thấy gửi tin tức, hình ảnh về Việt Nam. Chán Mớ Đời
Mình đọc sách báo về kinh tế, lịch sử nhiều nên đầu óc lùng bùng về mấy chuyện này hơn là ký ức thiên hạ hay Đàlạt. Hôm trước nói chuyện với một anh bạn học cũ từ tiểu học, anh chàng kêu mày viết thêm về Đàlạt, đọc cho sướng. Mấy vụ mình kể về lịch sử, văn hoá thì có lẻ chỉ có vài người đọc như thầy An, Cô Liên dạy mình việt văn và vài người trăn trở về quê hương Việt Nam, tự hỏi về bản thể của chính mình, mới đọc thay vì nhấn delete.
Cứ lâu lâu mình gửi bài mình viết về đề tài nào cho thầy An là mấy ngày sau, thấy PMC gửi imeo vài bài của thầy như để phản biện lại bài của mình. Rất vui là ngày nay có người thầy vẫn rà rà tư tưởng phản động của mình. Mình phản bác về Nho Giáo, thầy lại phản biện với những lý luận vững chắc để bảo vệ ông Khổng Khâu. Kêu sợ mình và bạn bè ở hải ngoại mất đi tố chất Việt, lại khiến mình lại lung bung lùng bùng về tố chất Việt là gì.
Gặp lại thầy, mình kể là vàng nay lên trên $2,000 một lạng nên có nói với đồng chí gái là nếu biết vậy, anh cứ giữ gìn cái 1000 vàng ấy, giờ có thể bán cho thiên hạ, được trên 2 triệu đô, cho em về hưu trí. Thầy lại tát vào mặt, kêu thằng này vẫn còn tố chất Việt. Chắc là biết Nổ banh trời. He he he
Hồi nhỏ, mình học Petit Lycée ở đường Hùng Vương vào buổi chiều, từ 2 giờ đến 6 giờ chiều. Buổi sáng, thay vì được rong chơi, bà cụ sợ mình phá làng phá xóm nên ghi danh cho mình học trường Thanh Ngọc, ở đường Huyền Trân Công Chúa, đi vào ấp Du Sinh, xa hơn trường Couvent des Oiseaux một tí. Lớn lên mình không vào khu này vì nghe nói có Việt Cộng nằm vùng.
Có dạo Việt Cộng nằm vùng tấn công Trung Tâm Thẩm Vấn để giải thoát các đồng chí của họ nhưng bị bắn chết khá nhiều. Mình chỉ thấy vài xác chết, nằm la liệt trên đường, ruồi bu đen nghẹt nên cũng không dám đi xa xa thành phố.
Xe trường Thanh Ngọc màu vàng (trường này có hai chiếc xe van, một màu xanh và một màu vàng để chở học sinh tuỳ vùng ở Đàlạt) đón mình ở đường Hai Bà trưng, chạy lên đường Hùng Vương rồi chạy đường Huyền Trân Công Chúa, bên phải có một dãy hàng rào bao bọc khu đất đầy cây thông, gần cuối đầu dốc thì có con đường nhỏ rẽ vào trường Couvent des Oiseaux. Mình chưa bao giờ vô đây cả và cũng không quen cô nào học trường này dạo ấy. Thời ấy nhát gái chết nên đâu dám nhìn gái.
Về Đàlạt, gặp một tên học chung khi xưa ở Văn Học, kể là hắn từng làm hiệu trưởng trường Nội Trú người Dân Tộc, trưng dụng khuôn viên của trường Couvent des Oiseaux xưa. Trước đây giáo dục thiếu nữ Đầm, Cam Bốt, Lào, Mít nay thì người dân tộc. Trường này có cái huông huấn luyện người ngoại quốc.
Đọc tài liệu Tây thì được biết là giai cấp thượng lưu thời ấy ở Đông Dương đều cho con gái mình đến đây học, vừa nội trú và ngoại trú. 2/3 là gốc Pháp. Sau 1975, Việt Cộng chiếm thành phố, mấy bà sơ người Pháp bị đuổi về nước, còn vài người thì được cho ở lại, nghe đâu có 4 nữ tu, cai quản chu vi độ 1 mẩu thay vì 12 mẩu khi xưa do bà Nam Phương Hoàng Hậu tặng.
Trường này được thành lập năm 1939, dưới sự tài trợ của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ đầu của ông vua Bảo Đại. Bà này có cái tên pháp, tên thánh là Marie Thérèse, con gái của ông Nguyễn Hữu Hào, nghe nói giàu nhất miền nam. Ở vùng chạy vào Cam Ly, gần trường Couvent des Oiseaux, có cái lăng của ông ta, leo lên nghe đâu 100 bậc thang cấp mới đến. Mình có leo lên một hai lần lên tới cái lăng nhưng thở như trâu. Lớn lên cũng không dám vào khu này, sợ Việt Cộng nằm vùng.
Nam Kỳ dạo ấy thuộc L’ Union Française, nên người giàu có đều có quốc tịch pháp như ông tướng Trần Văn Đôn kể là ông ta có quốc tịch Tây, đi lính tây. Bà Nam Phương Hoàng Hậu, người công giáo, cháu ngoại của ông Lê phát Đạt, thường được gọi là Huyện Sỹ, 1 trong những 4 người giàu nhất Nam Kỳ thời xưa. Có lẻ có quốc tịch pháp nên có tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào. Sau này làm hoàng hậu, lấy quốc tịch Việt Nam nên mới có tên là Marie Thérèse Nguyễn Thị Hữu Lan. Đọc tài liệu tây thì họ chỉ kêu tên Tây, không nói đến Hữu Lan. Cuộc đời bà hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn khá đặc biệt. Năm 20-21 tuổi mà đã nghĩ đến mở trường dạy phụ nữ là quá giỏi. Chỉ tiếc là lịch sử lộn xộn nên bà ta không có cơ hội để đóng góp vào xã hội Việt Nam nhiều vì sau 1945, là phải về Pháp lại. Có dịp mình kể. Mình có đọc một bài viết của anh nào ở gần Lyon, có đi viếng thăm ngôi mộ của bà ta.
Bà Nam Phương du học ở Pháp quốc năm lên 12 tuổi, đậu tú tài xong về Việt Nam rồi lấy vua Bảo Đại dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân. Một cuộc hôn nhân vì chính trị và kinh tế hơn là tình yêu.
Khi du học tại Paris, bà Nam Phương học tại trường Couvent des Oiseaux, đường Ponthieu. Sau này về nước, bà ta vẫn nhớ đến cách giáo dục của các sơ. Trường của dòng tu Couvent des Oiseaux này được thành lập tại Pháp quốc từ năm 1598 tại vùng Lorraine, Nancy sau đó mới khai giảng chi nhánh tại Paris vào đầu thế kỷ 19.
Thiên chúa giáo có nhiều dòng tên, nói lên sự khác biệt mục tiêu của mỗi nhà dòng làm kẻ thừa sai của Thiên Chúa. Dòng nữ tu Saint Augustin tương tự dòng Lasan, jesuite,.. thiên về giáo dục giới trẻ. Mình có chị bạn kể khi xưa học Couvent des Oiseaux, được các sơ dạy cho thêu vá,…nữ công gia chánh nên ngày nay nhớ ơn.
Có lẻ vì vậy mà bà Nam Phương Hoàng Hậu, khi lập gia đình, đã dành miến đất 12 mẫu ở Đàlạt, xây dựng cơ sở giáo dục đầu tiên tại Đàlạt cho các thiếu nữ gốc Pháp, Việt, Lào và Miên. Đa số là con nhà khá giả mới vào nội trú ở dòng tu này. Năm 1935, 12 nữ tu của dòng Saint Augustin từ Pháp quốc sang Việt Nam để giảng dạy trường này được gọi là Couvent Notre Dame de Lang Bian tại Đàlạt, người ta quen gọi Couvent des Oiseaux. Dân Đàlạt thì gọi Ku Văng cho gọn.
Có bà Kim Lefévre ở Pháp, có viết cuốn sách “ Métisse Blanche” kể về cuộc đời bà ta, người Việt lai Pháp, không được người Việt chấp nhận tương tự người Pháp tại Việt Nam. Có kể về những năm học tại trường Couvent des Oiseaux, ở nội trú ở đây. Ai muốn biết thêm về đời nội trú ở Couvent des Oiseaux, nên đọc cuốn sách bà này. Mình nhớ khi xưa, hàng xóm có bà Hai. Bà này có bà bạn ở Sàigòn, có đứa con gái học nội trú, tên Hồng ở Couvent des Oiseaux, lớn hơn mình độ 4-5 tuổi. Lâu lâu đến ngày sortie, đem về nhà hay gia đình từ Sàigòn lên thăm, đi xe hơi Simca, dạo ấy Đàlạt có rất ít xe hơi. Thấy họ sang chi lạ lùng.
Hoá ra trường Couvent des Oiseaux là trường đầu tiên được thành lập tại Đàlạt năm 1935. Có lẻ khi xưa, Đàlạt được xem là Hoàng Triều Cương Thổ nên không ai được xây cất hay là đất tư, lại ít dân chỉ có dân giàu có hay tây đầm mới đi học. Trường Grand lycée phải đợi đến năm 1941 mới khai trương.
Đến năm 1945, trường Couvent des Oiseaux này dạy đến 300 nữ sinh, học sinh người Pháp chiếm 2/3. Đa số là con của công chức người Pháp, người Việt, người Lào, người Miên, nói chung là con nhà quyền quý dưới thời bảo hộ của pháp.
Mình có anh bạn học chung khi xưa, lấy vợ học Couvent des Oiseaux. Cô này kể khi xưa đi học bị mấy bà sơ la, cấm không được thoa son má hồng. Cô này là gái Đàlạt chính gốc, da trắng má hồng, kêu bị la vô cớ. Có lẻ bị mấy bà sơ huấn luyện kỹ lưỡng nên cô vợ la mình, khi xưa biết hai cô hàng xóm của cô nàng mà lại không biết đến cô nàng. Cô này thuộc dạng đẹp nức nở của Couvent des Oiseaux ngày xưa. Chán Mớ Đời
Theo tài liệu của tây thì trường Couvent des Oiseaux, chuyên dạy về công dung ngôn hạnh cho các cô thiếu nữ. Khi cô gái Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào, gặp vua Bảo Đại tại khách sạn Palace Đàlạt. Cô này không muốn đi dự nhưng ông chú hay cậu kêu đi nên cô ta chỉ trang điểm sơ sài, bận cái áo đầm dài nhẹ nhàng, tính đến cho có lệ rồi về.
Khi được giới thiệu trước ông Bảo đại, cô ta quỳ một gối như đã được dạy ở trường bà sơ bên Tây, kêu Sa Majesté, khiến ông Bảo Đại thích, mời ra nhảy Tango. Ông Bảo Đại kể trong cuốn sách Le Dragon D’ Annam, cho rằng ông ta thấy nét đẹp miền nam và phong thái rất Tây phương qua cô gái tây học này. Sau này ông ta phong hoàng hậu với tên Nam Phương, Nam để nói về cô gái miền Nam, Phương là phong thái Tây Phương.
Năm 1937, ở Hà Nội có trường Notre Dame du Rosaire được khai trương đến năm 1950 thì Sàigòn mở cửa trường Régina Mundi của mấy nữ tu.
Trường được giảng dạy bằng pháp ngữ đến năm 1970. Ông Nguyễn Cao Kỳ sang âu châu, tuyên bố bằng tiếng Anh, Hitler là một nhà lãnh đạo tài giỏi khiến báo chí tây phương ném đá khiến ông giận nên ra lệnh đóng trường tây. Lớp của mình được xem là năm cuối được giảng dạy bằng pháp ngữ. Mấy lớp sau đó như em mình thì học được đổi sang chương trình Việt, đổi tên trường Hùng Vương. Sau này mình mới biết là có một số nhỏ, lớp dưới vẫn còn theo học chương trình pháp, có người về Sàigòn học tiếp.
Năm 1975, khi Việt Cộng vào thì mấy nữ tu không được dạy nữa, trường được giải phóng và mấy nữ tu người Pháp bị buộc trở về Pháp quốc.
Con đường từ đường Hùng Vương chạy về phía ấp Du Sinh có cái tên là Huyền Trân Công Chúa, dẫn đến trường Couvent des Oiseaux. Ngày nay, đường này rất tấp nập. Khi xưa hai bên đường chỉ toàn là hoa Dã Quỳ, nay nhường lại cho hàng quán, nhà cửa và cửa tiệm. Mình có một tên bạn học cũ, có tiệm miến gà rất nổi tiếng ở đường này. Khi đến tìm thì đóng cửa, chỉ mở vào ban đêm. Ở đường này có nhiều tiệm bán nhang đèn, hòm vì gần nghĩa địa Du Sinh. Mọi lần về thăm nhà đều đi qua đây để viếng thắp hương mộ của người trong gia đình. Nay thì gia đình dời mấy cái mộ về Trại Hầm nên không có dịp đi lại nữa.
Huyền Trân công chúa là con gái của vua Trần Nhân Tông, được nhà vua gả cho vua xứ Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô và Lý, nghe giải thích khu vực từ đèo Hải Vân đến Quảng Trị ngày nay. Lấy chồng được đâu hơn 1 năm thì ông vua xứ Chiêm lăn đùng ra chết.
Theo sử gia Ngô Sĩ Liên kể nhà vua sợ công chúa sẽ bị lên dàn hoả với chồng nên sai Trần Khắc Chung sang xứ Chiêm, tìm cách đem công chúa về. Hồi nhỏ nghe kể thì biết vậy, lớn lên thì đọc lại vừa quy nạp vừa suy diễn thì thấy không đúng.
Lên dàn hoả thì theo đạo hồi giáo thì phải chôn người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Điệp viên của vua Trần, có thả chim bồ câu cho vua Trần thì khi Trần Khắc Chung sang thì đã quá trễ, dù có phi ngựa suốt đêm cũng trễ đám tang hoả thiêu. Công chúa Huyền Trân không phải là chánh phi, trên nguyên tắc không được chôn theo vua Chế Mân. Có câu ca dao mà mình được học hồi bé:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo
Mình tin tưởng là công chúa lấy dân cà chớn, ai ngờ lớn lên đi Phan Rang, viếng được mấy di tích lịch sử của người Chàm, hoá ra họ văn minh hơn mình tương tự dân Cam Bốt có Đế Thiên Đế Thích. Người Việt cứ tự xem là cha thiên hạ, cứ tự cho mình là thông minh nhất thiên hạ nhưng cái số không giàu. Đổ lỗi cho tướng số tử vi hay người Tàu ấn mấy cây cột đồng, đủ trò.
Thấy ông Lê hUy Cầm tải tấm ảnh này, chỗ cây xăng Ngọc Hiệp, trước kia là rạp hát LangBiang, bị cháy. Chỗ mấy tấm bạt có quán mỹ quảng của ông bắc kỳ đi vào hẻm tỏng, có chiếc cầu nhỏ đi băng qua con suối lên đường Hai Bà Trưng. Còn căn phố 3 tầng là tiệm Đức Lập, hàng xóm mình ở Cali.
Họ bú xua la mua là ông Trần Khắc Chung và công chúa ngủ với nhau. Cũng có thể nhưng nghe nói là đi đường biển mất gần 18 tháng thì hơi lạ. Ông Trần Khắc Chung đến Chiêm Thành rất nhanh mà đi về thì lại lâu. Mình đoán là lịch sử được bựa ra để dèm pha ông Trần Khắc Chung rồi mấy ông thi sĩ chế thêm, lãng mạn hoá chuyện này. Hay muốn nói vua Trần khôn lanh, khi không được miễn phí 2 châu Ô Lý, gả con gái rồi lấy lại hay người bất tín, hứa rồi lấy lại. Về đối ngoại, trong ngành ngoại giao thì ai tin mình nữa, thậm chí cho dân quan ngày xưa, biết lòng vua như vậy thì không nên đứng gần, lạng quạng bị giết như chơi.
Mình so sánh chương trình dạy lịch sử mà mấy đứa con mình học ở trung học và chương trình dạy lịch sử tại trường võ bị Westpoint thì rất khác, 1000% nên từ đó mình không tin vào những gì báo chí viết. Những gì mình được nghe đều được bựa ra cho hợp lý.
Đi học về thương lượng đàm phán thì người ta dạy phải hỏi cho ra lẻ. Người bán nhà luôn luôn che dấu lý do chính mà họ muốn bán căn nhà. Họ luôn luôn đưa ra một lý do khả tín nên cần phải hỏi nhẹ nhàng để hiểu lý do để thương lượng, tìm thêm tài liệu để đọc.
Chiến tranh Việt Nam, mình tìm đọc tài liệu giải mã sau mấy chục năm thì cho thấy sự việc không như báo chí mỹ tường thuật. Nó liên quan đến các lý do khác như ông Truman được cài lên làm phó tổng thống thay vì ông Henry A. Wallace, phó tổng thống thứ 33 với hai nhiệm kỳ với FDR.
Phải tìm đủ nguồn thông tin để suy diễn vấn đề cho chính xác hơn. Nói láo lâu ngày trở thành sự thật.
Xong Om
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn