Có chị bạn, chụp mũ mình là vô thần khiến mình suy nghĩ được 2 phút. Vô thần là một người không tin vào một đức tin về tâm linh nào cả như người cộng sản. Ngày nay, ở Việt Nam mấy cán bộ lớn của đảng cộng sản từng phá chùa, nhà thờ, toà thánh,.. lại đi chùa, thậm chí có người đi hành hương đến những ngôi chùa xa xôi xứ lạ, hay xây chùa to lớn rồi cũng chết. Xem hình ảnh chụp các cán bộ nhớn đi chùa, niệm phật thấy trơ trẻn như đóng kịch, chụp hình tự sướng.
Như mình đã kể loài người sống chung, an bình với nhau từ mấy ngàn năm qua, dù có sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ,.. nhờ được sống trong các đế quốc. Khi xưa, người ta chỉ quan niệm giàu có là nhờ đất đai nên vua chúa cứ quanh năm suốt tháng, dấy binh, tìm cách ăn cướp thằng hàng xóm, thay vì lo làm ăn, phát triển. Ngoài ra người ta cần một thệ thống tiền tệ để giúp lưu hành buôn bán, giúp đế quốc cải tiến về kinh tế.
Ngoài văn hoá của các đế quốc và hệ thống tiền tệ, có một yếu tố khác giúp loài người gần nhau, yêu mến nhau, bất chấp những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, lãnh vực tâm linh, đó là tôn giáo. Nếu vắng thiếu yếu tố này thì sẽ có loạn, hàng xóm đâm chém nhau, xã hội luôn luôn bị động, xào xáo, sẽ khiến đế quốc khó mà được bình yên.
Một con chiên ở Việt Nam vẫn cảm thông lời chúa, được rao giảng bởi một ông cố đạo xuất thân từ Phi châu, một đức hồng y từ Á Căn Đình có thể được bầu làm đại diện cho tất cả con chiên trên thế giới ở toà thánh Vatican. Một shamman của xứ Ma-rốc có thể rao giảng Q’ran cho một nhóm hồi giáo ở Nam Dương. Hôm trước có ông thần nào với cái tên cực hồi giáo, còm trên mạng bằng tiếng anh rồi việt ngữ khiến mình chới với, tò mò hỏi thì ông ta cho biết đã từng học trường Lasan Adran, Đàlạt ngày xưa. Một nhà nho người Việt có thể tiếp thu khi đọc sách vở in từ Trung Quốc về Tứ Thư Ngũ Kinh.
Mỗi quốc gia, cộng đồng, mọi trật tự xã hội đều được tưởng tượng bởi con người, do đó bản chất rất mong manh. Xã hội càng lớn thì sự mong manh càng nhiều. Khi người lãnh đạo không còn tin vào xã hội chủ nghĩa có thể đem lại phúc lợi cho nhân dân thì khối, đế quốc Liên Xô tự giải thể. Vai trò quan trọng của tôn giáo giúp đem lại tính chất hợp pháp siêu hình cho các cấu trúc mong manh nói trên.
Tôn giáo khẳng định các luật lệ không phải là kết quả của những thay đổi bất thình lình của con người mà được trao quyền bởi một đấng tối cao, toàn năng như 10 điều răn của ông Moise. Ông vua Arthur của người Anh cho rằng thượng đế đã ban cho ông ta cái gươm thần, Thành Các Tư Hãn cũng tạo dựng truyền thuyết này khiến đoàn quân Mông Cổ tin tưởng vào đấng toàn năng nào đó, càn quét nhiều xứ khi xưa, tạo dựng một đế quốc Mông Cổ rộng lớn hay vua Lê với truyền thuyết gươm thần Kim Quy.
Tôn giáo giúp một số đạo luật không bị người dân chống đối và giúp tạo dựng một sự trật tự về mặt xã hội. Điển hình Nho Giáo đã giúp nhà Hán trị vị 4 thế kỷ khác với nhà Tần chỉ có hai đời dù có công thống nhất nước tàu. Người ta không thể kháng cự, chống lại Thiên tử, con trời, con của thượng đế vì một tôi trung không thể nào thờ 2 chúa, chống lại nhà vua. Vua bắt mình chết thì phải tự xử, khiến tinh thần gia trưởng đi xuống đến hang cùng ngỏ hẻm của một tầng lớp xã hội. Đè nén các tinh thần, ý chí cá nhân.
Thuyết tâm linh là hệ thống phân phối niềm tin. Những tiêu chuẩn do loài người đưa ra đều dựa trên những niềm tin, một số cơ bản về cây cảnh, thú vật, thần thánh hay ma quỷ. Thí dụ những mê tín dị đoan như người ta cấm chặt một loại cây nào, săn một loài thú, cúi đầu chào khi đi qua mấy cái am thờ người chết hay sợ đi dưới cái thang…. Những niềm tin này khi xưa chỉ xuất hiện tại những địa phương, với những thời tiết, địa dư cá biệt.
Khi cuộc cách mạng nông nghiệp xẩy ra thì cách mạng tôn giáo cũng xuất hiện cùng lúc. Khi một thợ săn của thời tiền sử săn một nai, không có nghĩa là con nai kém thấp, hèn mọn hơn con người tương tự khi con cọp ăn thịt người thợ săn, không có nghĩa loài người thua kém con cọp vì con người vẫn có thể sát hại con cọp hay con beo, trong khi con nai có sừng vẫn có thể húc chết con người.
Khi người thợ săn bỏ việc săn bắn hàng ngày, trở thành nông dân, cày cấy trồng cây trái và nuôi súc vật gia cầm. Hậu quả của cuộc cách mạng nông nghiệp là biến sự bình đẳng của cây cối và thú vật hoang dã, trở thành những sở hữu của người nông dân. Việc này đưa đến sự tương phản, tạo nên giai cấp giữa các động vật hoang dã. Con người trở thành chúa tể của muôn loại vì biết nuôi dưỡng các sinh vật khác hay chống trả lại thú hoang nhờ óc tư duy của mình.
Sở hữu thú vật gia cầm đưa đến một vấn đề quan trọng là nông dân không thể nào kiểm soát hoàn toàn mọi mặt đám gia súc của mình. Họ có thể nhốt gia cầm vào chuồng nhưng họ không thể nào kiểm soát các gia cầm sẽ sinh sản ra những gia súc tốt giống, khoẻ mạnh hay kiểm soát các bệnh dịch hay sinh sản và có thể mất hết vốn và lời. Tương tự với lúa hay cây ăn trái, kết quả của một năm làm việc cật lực dựa vào thời tiết, nắng mưa. Nếu mưa nhiều quá cũng làm hư hại mùa màng mà ít mưa cũng sẽ phá hại cây trái,…
Người nông dân không thể kiểm soát được những thời tiết, thiên nhiên nên mới có sự tạo dựng các thánh thần, làm đáp án cho vấn nạn của nông dân gặp phải. Từ đó xuất hiện trên dân gian các thần nữ về sinh sản, thần mưa, thần gió, thần y khoa,… vai trò của thánh thần làm trung gian giữa cây cối, lúa gạo, gia súc và nông dân. Trong cuốn sách Buddha Child, ông NCK kể rằng bà mẹ của ông ta phải đi nhiều nơi linh thiêng, chùa chiềng để cầu tự, sinh ra một người con trai. Tạo ra một căn bản đồng thuận khiến con người phải hứa cống hiến trọn đời thờ phụng các thần hoàn, để đổi lấy sở hữu hoàn toàn các cây cối mùa màng, gia súc như trường hợp dân chúng ở Cồn Hến, mỗi năm phải làm lễ rước Hến hay người Đàlạt rước Thánh Mẫu hàng năm. Hay khi xưa vua nhà Nguyễn hàng năm phải làm lễ tế Nam Giao, cầu mưa thuận gió hoà tránh thiên tai cho người nôn dân.
Khởi đầu các niềm tin đa phần chỉ xuất hiện tại các địa phương như các thần hoàn được thờ cúng tại các đình làng của Việt Nam. Nông dân chỉ loay hoay chú tâm về những hoạt động nông nghiệp tại làng mình. Ở nhà họ có làm cái trang trước sân nhà để thờ các thần thổ địa trong khu đất nhà mình ở hay làm ruộng.
Khi các đế quốc chiếm đóng các vùng đất xa xôi hay bên cạnh, họ đều cho phép người dân sở tại được thờ phượng thần của họ, không ép ai theo đạo nào cả. Khi thực dân Pháp đến Việt Nam họ vẫn cho phép người Việt tiếp tục thờ ông Khổng Khâu, ông Phật, đủ loại màu sắc tôn giáo tại Việt Nam. Họ hco các chuyên gia về xã hội học, sẽ học đến Việt Nam để ghi chép văn hoá người Việt, giúp củng cố nền cai trị của họ. Sẽ kể khi nào rảnh.
Lấy thí dụ đế quốc La Mã theo chủ nghĩa Đa Thần. Các vị chỉ huy ở những nơi xa xôi chỉ can thiệp khi các nhóm phái tâm linh có mầm móng chống lại chế độ. Người La Mã không bắt buộc các con chiên Thiên Chúa Giáo bỏ đạo. Khi các con chiên của Thiên Chúa Giáo kêu gào chỉ có một ông thần, một thượng đế, bài bác các vị thần mà đế quốc La Mã thờ phượng như thần Jupiter,…thì mới ra tay đàn áp.
Nói chung thì có lẻ quân đội La Mã có thể giết hại các con chiên Thiên Chúa Giáo trong suốt 300 năm, trong thời kỳ cai trị đến khi bị giải thể, đâu khoảng 1,500 người thiên chúa giáo.
Từ khi hoàng đế Constantin trở về đạo, một cụm từ mà người Thiên Chúa giáo sử dụng để nói đến những người “Lương”, đã bỏ rơi Chúa Giê Su, nay đã mạc khải, trở về Đạo. Người Thiên Chúa Giáo đã sát hại hàng triệu người Thiên Chúa Giáo vì mỗi người tư duy, giải thích khác nhau về sự giảng dạy của Chúa Giê Su. Tương tự đệ tam quốc tế và đệ tứ cộng sản quốc tế choảng nhau vì không nhất trí về cách giải thích Tư Bản Luận của Karl Marx.
Người công giáo chửi bới giết người theo thống giáo, cơ đốc giáo hay ngược lại. Cuộc chiến giữa người theo Thiên Chúa giáo và đạo Tin Làng, cùng thờ một ông chúa Giê Su, đã đánh nhau chí choé ở thế kỷ 16 và thế kỷ 17. Những tranh cãi về thần học của Thiên Chúa Giáo đã đưa đến những cuộc thánh chiến tàn bạo mà khi mình ở Anh Quốc, mỗi ngày cứ xem tin tức là thấy dân Bắc Ái Nhỉ Lan chém giết nhau vì ông Giê Su. Bên theo Tin Lành, bên theo Công Giáo.
Có một bức tranh khiến mình tò mò tìm đọc về lịch sử Thiên Chúa giáo nói về ngày 23 tháng 8, năm 1572, người công giáo của Pháp, tự xưng là kẻ thừa sai của Thiên Chúa, theo gương của Chúa làm việc thiện, tấn công các người theo Tin LÀnh, kêu gọi tình thương của thiên chúa cho nhân loại. Người ta cho rằng có đến 5,000-10,000 người Tin Lành bị sát hại hôm đó, mà lịch sử gọi cuộc thảm sát St Bartholomew.
Khi nghe tin này, ông đức giáo hoàng ở toà thánh Vatican, quá vui mừng tổ chức ăn mừng, cầu nguyện cho những con chiên của thiên chúa chết trong vụ trừng phạt đám Tin Lành. Ông ta kêu Giorgio Vasari làm một fresco về cuộc thảm sát này. Người thờ chúa Giê Su giết hại lẫn nhau nhiều hơn là đế quốc la mã khi xưa.
Tương tự, người theo Hồi Giáo cũng chia 5 xẻ 7, chém giết nhau dù thời chung một thượng đế. Hay Phật giáo cũng đủ trò từ Tiểu Thừa qua Đại Thừa. Ai cũng tự xưng mình là đúng, là con chiên chính gốc, là phật tử gộc,…
Dần dần những người có niềm tin tâm linh, nghĩ chỉ có người mà họ tôn thờ là độc nhất, đưa đến tình trạng Độc thần tôn giáo, ép buộc người khác phải tin vào đức tin của mình, đưa đến các vụ thánh chiến, chém giết nhau về tôn giáo.
Trong cuốn phim Gandhi, đạo diễn David Lean quay lại những cảnh, người hồi giáo, ấn độ giáo hàng xóm hôm qua, nay bổng cầm dao rượt giết người quen, bạn bè. Rồi họ phải bỏ làng mạc, nơi sinh ra để đi về một xứ khác khi xứ này được chia thành 2 quốc gia. Sau này mình có coi nhiều phim ấn độ và Pakistan, có nói đến những người già bị rời xa nơi họ sinh ra, nhắc nhở đến thời thanh bình.
Khi làm việc ở Luân Đôn, mình có xem vỡ kịch Opera, Akhenaten của Philip Glass, rất triều tượng nên lò mò tìm tài liệu về thần Akhenaten này thì được biết khi xưa, ở Ai Cập, khoảng đâu 1335 trước Chúa Giáng Sinh, có ông Pharon tên Akhenaten, cho rằng chỉ có một thượng đế tên Aten, ngự trị khắp thế gian. Ông ta ra lệnh mọi người thờ ông thần Aten, biến thành quốc giáo. Kết cục, cuộc cách mạng về tôn giáo của ông ta thất bại và sau khi qua đời, các thần linh trước đây được tái lập.
Chủ nghĩa đa thần vẫn tiếp tục với phát triển cùng lúc với mấy tôn giáo độc thần. Dần dần loài người sinh sôi, đông ra. Do Thái Giáo do một thiểu số người cùng bộ tộc, tin tưởng vào một thông sứ, sẽ được thượng đế phái đến trần gian giúp họ nhưng chỉ lẩn quẩn trong nhóm người gốc Do Thái. Họ không bắt người khác tin vào những điều răn của kinh Torah, Talmud gì cả và tôn trọng tín ngưỡng của người khác.
Khi ông Giê Su xuất hiện từ thành Nazareth, tự xưng chính ông ta là thông sứ của thượng đế gửi xuống, ít người Do Thái theo vì theo truyền thuyết của người Do Thái, người thông sứ sẽ xuất hiện dưới một hình ảnh khác. Các người theo ông đề cao độc tôn giáo, chỉ có một thượng đế duy nhất. Lời tuyên bố này, có thể gây nguy hiểm an ninh cho đế quốc La Mã vì đưa ra chủ thuyết độc tôn giáo, ngược với thuyết Đa Tôn giáo của người La Mã nên họ mới ra tay đàn áp, bắt ông Giê Su, đem lên đồi Calgary, đóng đinh bên cạnh 2 tên ăn trộm cướp.
Đến khi ông ta bị quân La Mã đóng đinh trên thánh giá. Ông Paul ở Tarsus, chưa bao giờ gặp ông Giê Su, nghe người ta kể về ông Giê Su, tư duy đột phá, cho rằng nếu một người sẵn sàng chết cho nhân loại, chúng ta cần báo thông tin này cho những người khác biết thay vì chỉ nói trong nhóm người Do Thái. Từ đó Thiên Chúa Giáo được lan truyền, đem tin lành đến cho mọi người khắp thế giới. Người theo thiên chúa giáo cho rằng ông Giê Su chết vì nhân loại nhưng không biết từ đâu xuất hiện cái thuyết này. Mình chưa mạc khải nên không tin tưởng lắm. Gần đây có ông mỹ nuôi ong ở vườn mình, mua tặng hai cuốn sách về chúa Giê Su để giúp mình, đứa con hoàng đàng trở về đạo. Đọc xong lại khiến mình càng ngu ngu hơn.
Người thiên chúa giáo bắt đầu những cuộc truyền giáo khắp thế gian, vô hình trung từ từ thay thế đế quốc La Mã bằng tâm linh. Các vua chúa khắp nơi nhất là tại âu châu đều vâng lời đức giáo hoàng, giúp Thiên Chúa giáo trở thành quốc giáo của nhiều quốc gia rộng lớn. Các đoàn thừa sai đi gieo tin mừng khắp 5 châu 4 bể, đến Á châu, Phi châu, Mỹ châu. Nếu gặp sự chống đối thì các đoàn quân được phái đến dẹp loạn vô hình trung biến Thiên Chúa Giáo thành một đế quốc. Khi xưa, các đức giáo hoàng phải thân chính đánh mấy tiểu quốc nhỏ để bắt họ thuần phục đóng thuế cho nhà thờ Vatican.
Khi các nhà truyền giáo tây phương đến Việt Nam. Người Việt được dạy dỗ theo Nho Giáo, cho rằng vua có thiên mệnh, được trời trao cho quyền “thế Thiên hành đạo”, vua kêu chết thì phải chết. Xã hội được chia ra nhiều giai cấp mà giới cùng đinh thì không bao giờ dám nghĩ, mộng tưởng đến một ngày nào được giàu sang phú quý hay đổi đời. Cộng thêm ông Phật giáo được truyền từ Ấn Độ qua anh 3 tàu, kêu mình khổ nghèo vì kiếp trước vụng tu nên một người nông dân mới sinh ra đời là xem như tương lai của họ được định đoạt trước qua mấy Tử Vi, Kinh Dịch, Hà Đồ. Chấp nhận làm nô lệ cho giới địa chủ tới khi chết.
Nay có nhiều nhà truyền giáo từ Tây phương đến, cho rằng mọi người đều bình đẳng trước thiên chúa, giúp họ có niềm tin nhất là sự hứa hẹn được lên thiên đàng, đất chúa, hạnh phúc đời đời thay vì phải tu 9 kiếp như ông phật madze in Trung Quốc đã dạy. Rồi họ lại bồi thêm 3 chữ Égalité, Fraternité et Liberté. Người dân bổng như được giác ngộ cách mạng, không còn xem ông vua hay đại thần là những thánh thần, trời con nữa.
Triều đình, các quan đều thấy sự nguy hiểm, quyền uy của họ bị lung lay như đế quốc La MÃ khi xưa, mất quyền lợi nên tìm cách truy lùng sát hại các giáo dân và kẻ truyền đạo.
Chủ nghĩa độc tôn giáo xua đuổi các thần thánh của tôn giáo khác để chiếm lĩnh sự độc tôn nhưng phía sau họ lại cho các thần thánh vào lại bằng một ngõ khác. Xứ Anh Quốc có thánh George bảo vệ quốc gia họ, Tô Cách Lan có thánh Andrew, Pháp quốc có thánh Martin, hay Hung Gia lợi có thánh Stephen. Thậm chí ngay các thành phố cũng có thánh thần bảo vệ họ như thánh Ambrose của thành phố Milan, thánh Mark của thành phố Venice. Ngoài ra còn các thánh thần bảo vệ người chùi ống khói hay khi đau đầu người ta cầu nguyện thánh Agathius, đau răng thì cầu nguyện thánh Apollonia,….thậm chí thần tình yêu, hay gối chăn,... Khi mình ở Âu châu nhất là ở Ý Đại Lợi thì ngày nghỉ về các thánh mệt thở. Cả trăm thánh để tưởng nhớ.
Thiên chúa giáo tôn xưng các người chết thành các thánh tử vì đạo nhưng cách thờ phượng hơi khác các tôn giáo độc tôn. Nếu đi truyền đạo bị chết thì sẽ được phong thánh nên mọi người sẵn sàng chết để giúp người khác tôn giáo trở về đạo. Từ ngày mình xa Đàlạt đến nay, rất nhiều người kêu mình trở về đạo nhất là các cô gái ngoan đạo. Yêu em thì phải trở về đạo khiến mình không hiểu bướm với đi lễ nhà thờ có liên quan gì đến nhau. ế vợ.
Người Do Thái không tin theo ông Giê Su của thành Nazareth nhưng có trên một tỷ người noi theo gương của ông ta để sống. Tương tự Thiên Chúa Giáo, Phật giáo khởi đầu bằng một nhân sinh quan, xuất phát từ Ấn Độ nhưng ít người Ấn Độ noi theo ông Thích Ca, ngược lại các xứ lân cận tiếp thu được những giảng dạy của ông ta mà chúng ta hay nghe ông Đường Tăng đi thỉnh kinh được tiểu thuyết hoá trong Tây Du Ký. Hôm nào rảnh kể về phật giáo.
Hơi dài để mình ngưng viết, rồi từ từ kể tiếp nếu không mấy bác lại loạn cào cào lên. Em thì cứ nhớ cái nào thì viết cái đó.
Chán Mớ Đời