Nước mắm Lăng Cô

Cuối tuần qua đi học, rũ đồng chí gái đi theo vì chương trình học ít, lý do chính là để mọi người học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, làm quen, tạo dựng một network để giúp đỡ nhau khi có vấn đề khó khăn giải quyết. Chương trình gồm đi viếng mấy nhà trồng nho làm rượu nổi tiếng ở vùng này. Đồng chí gái đi Seattle và Vancouver tuần trước, lại có khách hàng đến thứ 2 nên cuối tuần này phải vào sở chuẩn bị cho mọi việc nên đi một mình.
Trước khi đi, Ôn Mệ Nước Mắm Lăng Cô cho biết là cuối tuần này xuống vùng Malibu ăn cưới, hỏi mình ghé lại lấy 9 chai nước mắm do một người bạn gửi mua. Vì chưa được phép chính thức bán nên ai muốn ăn thử nước mắm Lăng Cô Madze in Hoa Kỳ, thì tặng tiền tươi để giúp chủ nhân thử nghiệm thêm. Tiền cước gửi đi thêm phải mua bảo hiểm vì trong quá khứ đã bị ăn cắp, gửi 2 chai, người nhận có 1 chai nên Ôn Mệ chần chừ gửi qua bưu điện, khá đắc nên mình thay đổi chương trình, thay vì chạy xa lộ 5, mình phải vòng qua xa lộ 101, hơi xa một chút nhưng có dịp gặp lại Ôn Mệ cũng vui.
Mình có giới thiệu nước mắm này cho bạn bè, ai cũng ăn thử ở nhà mình, khen ngon nhưng khi nghe đến giá tiền thì chạy hết, ngay cả nhiều người khá thành đạt, cho thấy tư duy người Việt mình, chưa hiểu rõ, đánh giá rõ về ăn ninh, vệ sinh của thức ăn, thức uống. Họ chỉ nghĩ đến số tiền mà quên đi điểm quan trọng là vệ sinh. Thà ăn đồ độc hại mà rẻ còn hơn ăn đồ tốt, sạch sẽ mà đắt tiền. Ngồi ăn uống với nhau, ai cũng than là xem mấy video, đồ ăn thức uống ở Việt Nam, ở Tàu, pha chế chất độc,…nhưng khi nghe nói đến giá chai nước mắm, hữu cơ làm tại Hoa Kỳ, nguyên chất, không có chất bảo quản thì im re, không dám mua, ngoại trừ một anh bạn, từ xa nhắn tin, mua 9 chai.

Nghe nói chính quyền đang truy tố hai công ty dược phẩm, sử dụng nguyên liệu của người Tàu có độc chất để bán cho người Mỹ. Người Việt chúng ta với tư duy của kẻ bần cùng lâu năm nên thà chết còn hơn là mua đắc tiền. Mình cũng được xuất thân từ trường phái tư duy này, dạo này bắt đầu ăn ít lại nên mua đắt một tí, ít lại nhưng bảo đảm chất lượng hơn. Ăn cơm Nhật đắt hơn cơm tàu nhưng cho nó lành.
Mình gọi một tên Phi Luật Tân quen, ở vùng này, mấy năm nay không gặp. Hắn hay bảo trợ mấy buổi hội thảo về kinh tế Cali và hay gửi cho mình vé đi. Tên này chuyên mua nợ với giá rẻ rồi xiết nhà. Có nhiều người cho người mua nhà vay tiền, rồi người mua vì lý do gì đó, không trả được thì mấy tên như tên này, gửi thư mua lại cái nợ, thông thường từ 10%- 50% trị giá của cái nợ, tuỳ theo thị trường, nợ nhất hay nợ nhì, rồi xoay qua làm thủ tục để xiết nhà. Lấy được nhà thì mấy tên này bán lại hay sửa chửa lại cho thuê, đa phần là bán lại vì ít đóng thuế.
Để giải thích thêm vụ này vì mấy bác không quen mua bán nhà cửa kiểu bất chính thống. Thông thường, người mua nhà bị bắt buộc phải đặc cọc 20% hay tối thiểu 10% giá mua nhà thì ngân hàng mới cho vay, ngoại trừ là cựu chiến binh. Lấy thí dụ nhà ở Cali trung bình bây giờ là $710,000. Người mua phải đặc cọc 20% x $710,000 = $142,000, ngân hàng cho vay 80% = $568,000. Nhưng nếu người mua không có đủ số tiền đặc cọc $142,000 thì phải mượn nợ thứ nhì (nợ thứ nhất là nợ ngân hàng). Thí dụ họ có $42,000 nên phải mượn nợ thứ 2, $100,000 nhưng phải trả tiền lời cao hơn. Xem như:
Nợ nhất (ngân hàng) $568,000 với tiền lời 4.75%, trả $2,692.96/ tháng
Nợ nhì (tư nhân) $100,000 với tiền lời 10%, trả $1,074/ tháng, phải trả sau 5 năm, tiền vốn.
Lúc đầu trả được sau, họ phải mượn thẻ tín dụng để sửa nhà, làm vườn trồng hoa thể theo lời yêu cầu của vợ. Mụ vợ mình là chúa tiêu tiền cho ba cái hoa hiếc. Thông thường người ta hay lầm tưởng về tiền lương của mình. Thí dụ hai vợ chồng làm $120,000/ năm, xem như $10,000/ tháng, không chịu tìm hiểu về tài chánh nên cứ tưởng mỗi tháng mình có $10,000 để xài nhưng trên thực tế là sau khi trả an sinh xã hội, thuế liên bang, thuế tiểu bang, Obamacare, họ chỉ còn độ $5,200/ tháng để tiêu xài do đó thiếu hụt trầm trọng và cuối cùng không trả nổi nợ. Đổ lỗi cho nhau, ly dị, phá sản….
Ngân hàng (nợ nhất) báo tin cho người cho mượn nợ thứ nhì sẽ xiết nhà. Trong trường hợp nhà bị toà đấu giá bán thì giá thấp hơn thị trường, được bao nhiêu thì trả nợ nhất (ngân hàng), còn dư thì trả nợ nhì, còn lại thì trả cho khổ chủ. Thông thường thì nợ nhất vớt hết vì phải tốn tiền ra toà để xiết nhà nên nợ thứ nhì coi như mất hết.
Lý do đó mấy tên như tên Phi luật Tân, bò vào trả cho người cho vay nợ nhì 10% số tiền của họ cho vay. Đa phần thì chủ nợ thứ nhì chấp nhận vì họ không muốn tốn tiền ra toà, tùm lum, phải mua lại cái nợ thứ nhất mà chẳng còn đồng xu nào. Lấy $10 ngàn rồi xí cô hồn, khai thuế lỗ. Mấy tên mua nợ nhì xong rồi quay qua bán lại cho những tên chuyên mua nhà, sửa lại bán. Lý do là họ mua cái nợ là $10,000 thay vì $100,000 nhưng vì trên giấy tờ vẫn là $100,000 nên khi bán thì coi như còn lỗ.
Mình có quen một cặp, họ cho vay nợ nhì $500,000 cho một căn nhà 1,600 sq.ft ở San Francisco, nợ nhất là $1,200,000. Người mua nói sẽ sửa chửa, xây thêm 1,000 sq.ft, sẽ bán với giá 2.5 triệu. Cho vay xong thì khám phá căn nhà bị bể móng, nghiêng nghiêng, tên mua nhà xù nợ chạy. Nợ nhất muốn xiết nhà thì hai vợ chồng này sợ mất trắng $500 ngàn nên bỏ 1.2 triệu thêm để trả nợ nhất, thuê người sửa chửa mất thêm 2 năm và $400,000. Rốt cuộc bán căn nhà $1.5 triệu, lỗ chỏng khu. Nếu họ nghe mình chịu lỗ lúc đầu thì khoẻ cuộc đời, khỏi mất 2 năm trời lận đận với căn nhà này.
Mình nói cứ tiếp tục trả nợ thứ nhất, cho thuê, đừng sửa chửa gì cả rồi từ từ bán rút vốn về nhưng họ không chịu nghe, cứ kêu sửa lại bán được 2.5 triệu nhưng thành phố San Francisco, làm khó dễ nên mất 2 năm để xin giấy phép sửa chửa, mất toai $5,000 tiền thuê nhà hàng tháng, $60,000/ năm, $120,000 cho hai năm thêm 2 năm sửa chửa. Coi như mất trắng $240,000 tiền thuê nhà. Cái khổ là dân lơ tơ mơ về xây nhà, cứ tưởng bở, nghe mấy tên bán nhà, tham nhảy vào rồi ôm đầu máu.
Có tên kia quen, một hôm gọi mình khoe, nói là mới mua miếng đất lớn 1 mẩu để xây mấy chục căn nhà. Mình hỏi hắn có vào thành phố xem hệ thống ống cống thoát chưa, hắn nói chưa. Thành phố bắt hắn phải xây hệ thoát nước mưa từ miếng đất của hắn đến ống cống chính, giá đâu 1.5 triệu, cuối cùng hắn mua miếng đất rẻ nhưng phải bỏ ý định xây cất, mỗi năm đóng thuế khơi khơi. Trên nguyên tắc, thành phố phải xây ống cống, nhưng tiền dân đóng thuế, họ trả lương hưu trí cho công chức về hưu nên không có tiền, bắt dân tự làm ống cống để nhà nước quản lý.
Mấy tên gian ác như tên Phi Luật Tân, nhảy vào, tiếp tục trả cái nợ thứ nhất, sửa chửa lại căn nhà rồi rao giá bán kiếm lời. Dạo này tên này kiếm được 70 căn nhà mà không có ai ở. Chủ nhà ở xa, già cả không nhớ là đã có nhà hay đã qua đời. Nó liên lạc gia đình để mua lại với giá rẻ. Cái thú đi săn nhà rẻ rất vui, nghe mấy tên quen kể đi săn nhà là mình vui lây như khi xưa nghe mấy tên kể đi tán gái. He he he
Mình định ăn sáng với tên này xong thì gặp Ôn Mệ Nước Mắm Lăng Cô, ai ngờ kẹt xe nên đến trễ khiến vừa gặp tên này thì Ôn Mệ cũng vừa đến. Ôn Mệ lấy phòng, để Mệ tân trang lại son phấn trong khi mình ăn sáng với tên Phi. Ăn xong thì gặp Ôn Mệ. Mệ thì rên là tốn mấy chục ngàn để làm cái Veranda, nay Ôn chơi khăm theo kiểu dân Hội An, để mấy cái lu làm nước mắm. Nay Ôn đòi đổ xi măng thêm sau vườn để lu nước mắm. Kinh tế là trên hết. Chán mớ đời.
Mình nhớ lần đầu tiên, Mệ đưa điện thoại cho mình nói chuyện với Ôn. Trong vòng 92 phút, mình nói được hai câu hỏi còn Ôn thì cứ như bắt đúng đài truyền thanh, cứ như cán bộ giảng về cách mạng, học tập tư tưởng bác Hồ làm nước mắm, nói thao thao bất tuyệt về làm nước mắm. Chỉ nghe Ôn thôi mà mình đã viết lại bài nước mắm madze in Hoa Kỳ với Umami, u ma tau. Chán mớ đời.
Ôn hỏi về mật ong trong vườn mình để mua vì ôn kể là có làm nước mắm với mật ong, với dứa (thơm). Đồng chí gái nấu canh thịt bò hay bún bò hay kho cá đều bỏ dứa vào để cho thịt nhừ, chẳng hiểu tại sao, bà mẹ làm như rứa thì cứ làm theo, nay mới hiểu là thơm có chất gì khó nhớ, tác dụng làm nhừ, vữa cá nhanh gấp đôi. Ai nấy ăn thì đều chịu đèn hai loại nước mắm này, họ không muốn ăn loại nước mắm khác đã làm trước đây. Ôn có cho mình một chai nước mắm làm bằng thơm để ăn thử. Ôn kể đã làm nước mắm bằng con hào nhưng chưa khui, có gặp cô em của Ôn, ở vùng này kể là lấy cái cốt cá của ôn, cô em làm mắm nêm và mắm cà. U châu u chầu.
Ôn dặn là chai nước mắm khui ra thì phải bỏ tủ lạnh vì Ôn không bỏ chất bảo quản trong nước mắm.
Ôn kể là có gửi nước mắm R B cho đại học Davis thử nghiệm thì chỉ có 15% amino acid (protein) chớ không như họ đề 40%. Ôn kể về Việt Nam đi Phú Quốc, có đi thăm mấy công ty làm nước mắm nhưng họ không cho coi, chỉ lè tè mấy cái ở ngoài. Công ty R B thì không cho viếng. Có gặp một tên trùm hải quan Sàigòn thì được biết là các công ty làm nước mắm ở Việt Nam, nhập cảng hoá học rất nhiều để làm nước mắm. Xem như nước mắm ở Việt Nam chỉ là nước muối pha với hoá học để có hương vị nước mắm, ngoài ra là giả cả. Nếu mua nước mắm madze in Việt Nam thì thấy toàn Sodium (muối), không có Amino Acid (protein của cá), còn mùi vị thì hoá học. Tây phương làm giả rượu bằng hoá chất, pha lẫn đủ trò.
Ôn có được mối cá mòi tươi ở hải cảng Monterey, miền Bắc Cali, thêm mua muối làm tại Cali, nay chỉ cần có nơi hoạt động thì sẽ xin được giấy phép chính thức của chính phủ. Ôn tính làm chai nhỏ lại, bán như người Ý, người Nhật vì thị trường là khách dùng cao cấp. Ôn nói người nhật làm theo phương cách Coji, còn người Ý thì có tên chi mà quên rồi hè. Colatura di Alici di Cetara, được làm tại một bến tàu đánh cá ở vùng Campania mà mình có đến cách đây 30 năm. Vùng này có món spaghetti làm với dầu olive và nước mắm, tỏi mà mình hay làm ở nhà sau khi ăn ở vùng này. Sinh viên nghèo, ăn rứa là vui, đủ no.
Thật ra thì nước mắm của vùng này đã có từ thời La Mã, dưới cái tên Garum sau này được mấy ông nhà dòng tiếp tục chế biến tương tự họ đã làm rượu đến ngày nay. Có lẻ họ khôgn biết làm gì với số cá ăn chưa hết. Rượu được phổ thông hoá từ khi đệ nhất thế chiến, khi binh sĩ đi đánh nhau, sử dụng vũ khí hoá học nên nước bị ô nhiễm, họ phải uống rượu, nên quen về nhà bắt đầu uống nên ngành làm rượu mới được phổ thông hoá. Ôn nói sẽ làm một bộ 3 chai nhỏ, mỗi loại riêng để quảng bá rồi ai thích loại nào thì mua nhiều hơn. Xong om.
Mệ rên là Ôn cứ lo ba con cá mòi, mắm muối, chắc là quên o bế, đóng thóc cho Mệ. Mình an ủi kêu là để Ôn lo mấy thứ ni là mừng rồi. Chớ không có mấy con cá mòi Ôn đâm ra ngơ ngơ ngáo ngáo, hỏi ăn cơm chưa hay chưa ăn cơm là mệt. Lại phải thay tả cho Ôn là chán mớ đời. Về già mà thấy chồng hay vợ, thích làm cái gì thì cứ để họ làm, cấm cản càng khổ mình vì phải thay tả, tắm rữa. Hôm trước mình có nói chuyện với một ông già 100 tuổi, vẫn còn tính chuyện mua nhà.
Tối qua ăn cơm cả nhóm thì có độ 28 người, có đâu 5,6 mạng mình quen. Ăn tiệm Ý, rất ngon. Mỗi món ăn là phục vụ viên rót một loại rượu. Mình thì không phải dân uống rượu nhưng cũng nhấp thử. Bào ngư thì uống rượu trắng cho khỏi tanh, spaghetti thì họ cho uống rượu đỏ nhẹ đến khi ăn món Osso Buco thì rượu đỏ khác thì công nhận rượu rất nồng để áp mùi thịt. Có lẻ không quen uống rượu, sáng dậy thấy bụng sôi sôi như có chất men. Chán mớ đời.
Chương trình hôm nay, ăn sáng , học tập 90 phút về luật thuế mới ban hành, cần thay đổi cái gì. Đi viếng 3 trại trồng nho.
Mình nhắn tin cho Mụ Diễm và tên gửi mua nước mắm là đã nhận hàng rồi. Mình ít khi ăn nước mắm nhưng từ ngày quen Ôn Mệ Lăng Cô là ăn lại nước mắm. Ngon chi lạ!
Xong om