Sombre Dimanche

Nhớ hồi nhỏ, nghe người lớn nói chuyện về một bản nhạc mà nhiều người nghe đã phải tự tử nên sợ quá không dám nghe. Sau này qua tây, mùa đông nhớ nhà, nằm trong căn phòng ô sin nghe Khánh Ly hát "chiều chủ nhật buồn nằm trên căn gác…" chán đời mở radio France Culture thì được nghe đến chương trình về lịch sử bản nhạc do một nhạc sĩ gốc Hung Gia Lợi làm mà người Pháp đặt cho cái tên "Sombre Dimanche".
Phát ngôn viên kể là bản nhạc này nổi tiếng và bị cấm tại nhiều quốc gia, do nhạc sĩ gốc Hung tên Rezső Seress phổ nhạc bài thơ của nhà thơ László Jávor vào năm 1933. Thật ra là lúc nhạc sĩ Rezső Seresss mới làm bản nhạc tại Pháp thì không có nhạc xuất bản nào nhận xuất bản, đến năm 1933 thì được in với lời của thi sĩ Javor, nói về người tình đã qua đời và ông ta mong muốn được chết theo, khác với ca từ của nhạc sĩ, mới được chú ý và bị cấm sau đó nhất là người ta quên những ca từ của nhạc sĩ luôn.
Lý do cấm là nghe nói bài này tạo nên một phong trào tự tử ở thủ đô Budapest và trên thế giới. Khởi đầu tại Berlin, một thanh niên yêu cầu ban nhạc chơi bản nhạc này trong một quán nghe nhạc, sau đó về nhà, tự bắn vào đầu, để lại một lá thư tuyệt mệnh với những ca từ của bản nhạc này. Rồi có mấy vụ tự tử ở các xứ khác xẩy đến với những ca từ của bản nhạc này bên cạnh. Người ta nói có lẻ vì thời gian này có khủng hoảng kinh tế, người ta lâm vào trường hợp bi đác, không tiền, không công ăn việc làm, lại nghe bài hát buồn nên khiến người ta quyên sinh.

Trong thời kỳ chiến tranh, nhạc sĩ này bị Nazi đưa vào trại tập trung, sống sót trở về lại Budapest. Sau này vị nhạc sĩ này cũng tự tử năm 1968, bằng cách nhảy qua cửa sổ nhưng không chết, đến nhà thương, vói ý chí tự tử nên dùng dây điện để tự thắc cổ thì được toại nguyện.
Cách đây 3 tuần, mình có viếng Budapest. Khi đến viện bảo tàng Tội Ác của Nazi và Cộng Sản thì mới nhớ đến bài hát này. Mình đã kể vụ đi chơi ở Budapest và các nước từng sống dưới chế độ cộng sản.
Bản nhạc này được dịch ra nhiều thứ tiếng như Gloomy Sunday anh ngữ, Sombre Dimanche pháp ngữ với nhiều ca từ khác nhau mà mình được nghe. Người Pháp có làm một cuốn phim về bản nhạc này nhưng mình không có dịp xem, chắc sợ tự tử. Hình như có xem trên truyền hình khi ở Thuỵ Sĩ nhưng quên mất tiêu câu chuyện.
Dạo còn ở Đà Lạt mình ít nghe nhạc của Trịnh Công Sơn, có lẻ dạo ấy tuổi đời còn non nhưng thời gian đầu mới qua Tây nghe bài Lời Buồn Thánh của ông khi xa Đà Lạt, mất Sàigòn, làm dân tỵ nạn, thấy thê lương. Hôm ấy nằm trong căn gác ở lầu 8 vào mùa đông tuyết phủ, nghe Khánh Ly hát mới thấm:
Lời buồn thánh của TCS
Chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mưa trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô liêu
Chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu
Nghe tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Bạn bè rời xa chăn chiếu bơ vơ còn đến bao giờ
Chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu
Tôi xin năm ngón tay em thiên thần trên vùng ăn năn qua cơn hờn dỗi
Tôi xin năm ngón tay em đưa vào cô đơn
Chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mưa trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô liêu
Chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu
Nghe tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Bạn bè rời xa chăn chiếu bơ vơ còn đến bao giờ
Chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu
Tôi xin năm ngón tay em thiên thần trên vùng ăn năn qua cơn hờn dỗi
Tôi xin năm ngón tay em đưa vào cô đơn
Chiều chủ nhật buồn lặng nghe gió đi về
Chiều chủ nhật buồn lặng nghe gió đi về
Chiều chủ nhật buồn lặng nghe gió đi về
Nhs