Đế-quốc Trà

Từ bé đọc sách báo được biết là người Anh Quốc rất thích uống trà nhất là giới quý tộc nên mình cũng bắt chước làm quý tộc uống trà Bảo Lộc, trà có tên dòng họ bên ngoại. Dạo ấy còn nhỏ quá, chỉ nhớ mỗi lần xuống Bảo Lộc là đến nhà bà Tư, trà Nguyễn Đăng, thấy phơi trà,…nhưng không nhớ họ làm sao để làm trà khô, đem lên bán ở Đàlạt và đem về Sàigòn. Khi lớn một tị thì hết xuống Bảo Lộc vì an ninh.

Họ nói là khi uống trà thì phải cầm cái tách và cái đĩa để dưới cái tách rồi ngón tay út phải chìa ra,…. Đến khi qua Luân Đôn làm việc thì khám phá ra những gì sách báo nói đều bố láo. 

Chắc phóng viên đọc báo rồi thêm bớt để lấy tiền nhuận bút chớ chưa bao giờ trải nghiệm cuộc sống ở Anh Quốc hay uống trà quý phái của người Anh Quốc. 
Thế  giới nay cứ nghe đến vi-rút tàu là hoảng
Qua Anh Quốc làm việc, vào sở chỉ thấy dân anh uống cà phê như điên, chả thấy tên nào uống trà. Sáng vào sở là thấy họ dành nhau để pha cà phê ở bếp. Muốn uống trà phải đến mấy tiệm danh tiếng như Fortnum Mason hay Harrods, lên lầu vào phòng uống trà thì mới có. Có mấy chỗ khác sang trọng hơn nhưng mình thuộc loại đói nên không dám mò tới. Người Anh Quốc dặn vừa uống trà vừa ăn scones. Ở Anh-quốc mình chỉ thích có loại bánh scones này. Mình có đưa vợ con đến Harrods’, lên lầu trên ăn scones và uống trà. Đắt tiền nên phải ăn chậm chậm uống trà từ từ nhìn sang phải thấy du khách Nhật nhìn sang phải thấy du khách Mỹ. Chán Mớ Đời 

Tương tự sang Áo quốc đi ăn bánh ngọt ở các tiệm nổi tiếng chỉ thấy toàn là du khách tàu và Hàn quốc. Sau này mình đi chơi ở xứ người thì chỉ vào những chỗ nào có người địa phương còn trên sách báo, toàn là chỗ khai địa du khách, không có chi là đặc biệt.

Có thể mình không quen người anh loại quý tộc để xem họ uống trà ra sao còn dân bình dân thì cà phê. Dạo mình còn làm việc ở Anh Quốc thì có thấy người Anh Quốc uống trà nhưng đa số là người lớn tuổi.

Theo lịch sử thì người Anh Quốc có phong tục uống trà là từ một phụ nữ gốc Bồ Đào Nhà. Tương tự thế giới uống cà phê là từ các ông cha nhà dòng hay uống rượu Champagne cũng vậy, do các cha nhà dòng làm để làm thánh lễ….

Vào thế kỷ thứ 17, con gái của vua Bồ Đào Nha John đệ tứ là Catherine of Braganza, lấy vua Anh Quốc là Charles đệ nhị, đem theo của hồi môn là hải cảng Bombay và Tangier. Khi bà hoàng hậu này về xứ của chồng thì đem theo mấy thùng trà để uống. 

Từ khi đến Anh Quốc thì bà hoàng hậu này quen uống trà hàng ngày. Dạo ấy, ở Anh Quốc, trà được dùng như thuốc chữa bệnh, giúp cơ thể khoẻ mạnh nên khi hoàng cung thấy bà này uống trà mỗi ngày nên họ bắt chước uống trà luôn.

Thật ra người Anh Quốc đã uống trà trước khi bà hoàng hậu gốc Bồ Đào Nha đến. Trong cuốn “Empire of the tea: The Asian leaf that conquered the world”, Markman Ellis có nói đến việc uống trà ở Anh Quốc nhưng vì đắt quá nên người dân uống cà phê. Theo mình biết thì trà có trên 600 loại hiện được bán khắp thế giới còn cà phê thì chỉ có đâu 200 loại.

Trà được nhập vào Anh Quốc từ Hoà Lan, vì Anh Quốc chưa có liên hệ trực tiếp với Trung Quốc. Người Anh Quốc không biết uống trà ra sao vì không có muỗng, tách nên bắt chước cách uống trà của người tàu. Họ nhập cảng các bộ trà tàu bằng sứ từ Bồ Đào Nha vì xứ này có hải cảng Macau,.. Dần dần tạo nên phong trào uống trà trong giới quí tộc, thêm giới bình dân cũng bắt đầu uống trà khi có dịp.

Trong cuốn “a thirst for empire: how tea shaped the modern world”, giáo sư Erika Rappaport giải thích hiện tượng một loại thức uống được truyền bá khắp 4 châu và giúp tạo dựng nên đế quốc Anh. Anh Quốc đã sử dụng quyền lực của mình, luật và quân đội để chiếm hữu thị trường.

Trà được dùng tại Trung Quốc từ trên 5000 năm nhưng Anh Quốc đã giúp truyền bá trà khắp thế giới ngoại trừ Hoa Kỳ và làm giàu cho đế quốc họ. Tương tự ngày nay, nước mắm là do Việt Nam làm chính nhưng Thái Lan đã lợi dụng 20 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau 1975, đã bán chui cho Thái Lan để họ đem đi bán khắp thế giới và ngày nay được xem là bá chủ nước mắm trên thế giới.

Lúc đầu Anh Quốc không muốn chiếm đóng các thuộc địa nhưng vì trà nên họ tìm đất để trồng trà tại Ấn Độ, Sri Lanka và phi châu. Dần dần họ chiếm hữu 2/3 thị trường trà của thế giới.

Bác sĩ Nicolas Tulp, người Hoà Lan viết về những điểm tốt của việc uống trà như ngày nay, ta cứ nhận tin tức khắp nơi nói về ăn cái này tốt, uống cái kia hay cho sức khoẻ,… ông bác sĩ này là thành viên của hội đồng quản trị Dutch East India Company. Cuốn sách nhỏ này trở thành nổi tiếng khiến thiên hạ ùa nhau đi mua trà giúp Hoà Lan và Anh Quốc giàu có.

Lúc đầu, người ta uống trà như người Tàu, không có pha chế gì thêm, đến khi trà được người tây phương pha với đường thì bắt đầu được giới tiêu thụ ham thích. Khi mình sang phi châu thì khám phá dân ở đây uống trà pha với đường khác với người Việt mình. Có lẻ ảnh hưởng của Anh Quốc. Bên tây họ cũng uống trà với đường thì phải, khác bên phi châu là họ để người uống tự thêm đường như cà phê.

Khi cuộc cách mạng kỹ nghệ được bắt đầu, các nông dân bỏ miền quê để vào làm việc tại thành phố. Họ không được uống rượu khi làm việc nhưng uống trà và đường giúp họ phấn chấn. Nay chúng ta biết trong trà có chất coffeine và đường giúp họ phấn chấn nên trà được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, công nhân thợ thuyền từ ấy.

Tiền thuế đánh vào đường đủ nuôi hải quân hùng mạng của Anh Quốc. Trà được phổ biến khắp đế quốc Anh, ngoại trừ tại Hoa Kỳ. Có lẻ người di dân đến Hoa Kỳ không ưa Anh Quốc, chế độ đã khiến họ bỏ nước ra đi. Họ uống bia và rượu mà mình đã có kể về lịch sử hình thành của Hoa Kỳ nhờ mấy vụ bia rượu này. Không phải vì bị đánh thuế trà như người ta dạy mình về lịch sử Hoa Kỳ. T.E.A. Là chữ tắc của Tax Enough Already chớ không phải là Tea (trà).

Nói chuyện với mấy tên bạn Ấn Độ, chúng chửi Anh Quốc mệt thở vì người anh đến xứ họ bắt tổ tiên họ trồng trà rồi ca tụng trà để dân họ uống, làm giàu cho đế quốc tương tự như người Pháp đến Việt Nam, bắt dân mình làm việc trong các đồn điền cao su, kêu gọi ăn bơ Bretel, loại bơ thường, bỏ rất nhiều muối mà người Việt cứ kiếm để mua mà ăn.

Tương tự ở thế kỷ 21, Hoa Kỳ với các công ty ăn uống như CoCa cola, pepsi cola, macDonalds, Burger King đã tạo dựng lên đế quốc Bắc mỹ này. Người tây phương vẫn dùng các thủ đoạn, các tiếp thị xưa của người anh để làm giàu cho đế quốc họ.

Muốn chinh phục một quốc gia thì cần nhất là chinh phục văn hoá, ăn uống, thời trang. Khi người địa phương ở á châu, phi châu,..cứ thèm muốn ăn uống theo kiểu mỹ, bận thời trang của tây hay mỹ thì họ đã bị nô lệ hoá và sẽ biến thành cái máy để các đế quốc làm giàu.

Ngày nào, người Tàu dù có chống mỹ vẫn còn thèm ăn hamburgers, uống CoCa, mua hàng hiệu thời trang, chạy xe hơi của tây phương thì ngày đó sẽ khó mà xây dựng “giấc mơ tàu”. Nô lệ về tinh thần, văn hoá mới đáng sợ, sẽ khiến con người nghĩ mình thua kém người ngoại quốc.

Tuần rồi, ở giải Oscar Hồ ly Vọng, phim “Kháng sinh trùng” của Nam Hàn đoạt giải nhất, cho thấy người á châu, về mặt nghệ thuật, tư tưởng đâu có thua người tây phương. Năm trước với phim làm tại Hồ Ly VỌng “Crazy Rich asians “ cho thấy người á châu cũng giàu có nhưng lại là nô lệ thời trang, văn hóa của người Tây phương.

Mình thấy người Việt cứ kêu “thoát Trung” nhưng văn hoá của họ chịu nhiều ảnh hưởng của tàu. Hôm trước đến nhà người quen ăn tết, chủ nhà cứ bô bô chống tàu nhưng thấy treo lồng đèn tàu màu đỏ, Made in China  có chữ ”song hỷ” khắp vườn. Lồng đèn người ta treo khi có đám cưới, chúng ta không đọc được chữ tàu, cứ vác về và nghĩ là làm lại hình ảnh quê nhà. Con cháu thấy vậy, cũng bắt chước, mình thấy chúng cũng bận đồ tàu, đội mũ thời Mãn Thanh, mua ở Bôn Sa hay chợ trời. Chán Mớ Đời 

Nhs