Đọc tài liệu của tây thì được biết hồ Xuân Hương, thời tây được gọi là Grand Lac, được thành lập khi người tây cho làm cái đập Chận nước con suối từ Chi Lăng (St benôit) chảy về, trên đạp có con đường băng từ bùng binh Thuỷ Tạ, nối liền với chỗ bùng binh sau này có nhà máy nước, lữ quán hướng đạo và đường Đinh Tiên Hoàng.
Ngoài ra, có một cái hồ nhỏ (petit lac) ở ngay khu ấp ánh sáng sau này. Sau này mình xem kỹ thì hồ nhỏ (petit lạc) là hồ Đội Có. Cuối cùng người tây xáp nhập hai cái hồ lại thành một nên phá cái đập chạy từ bùng binh Thuỷ Tạ, (xem hình) và làm một cái đập mới mà người Đàlạt hay gọi cầu Ông Đạo vì do một quản đạo của triều Nguyễn xây dựng. Người pháp đã xây nhà Thuỷ Tạ rất đẹp, phỏng theo La grenouillère , một nhà hàng nổi tiếng bên pháp thời La Belle Époque.
Xem tấm ảnh mình đoán hai ông tây, có thể hai ông kiến trúc sư, đứng ngay địa điểm, sau này là bãi đậu máy bay trực thăng, trước cổng của thao trường Đàlạt. Hình chụp về phía đường Nguyễn Thái Hoc sau này. có thể cái đồi sau này được làm đồi cù để thị dân có thể lên đấy chơi. Nay thì cấm chỉ có dân giàu có đánh cù mới được vào đây.
Nhưng nếu nhìn tấm ảnh dưới thấy đề 1948 thì thấy cái cầu nhỏ, qua cái ống cống. Trên là con đường chạy từ bùng binh nơi khách sạn Palace, Thuỷ Tạ (chưa xây). Phía bên tay trái có một dãy nhà, sau này là nhà lao nhốt tù.
Nếu vậy thì khi hồ Xuân Hương được đào rộng ra thì cái cầu này bị dẹp và được thay vào đó cái đập, phía bên tay phải của tấm ảnh, chỗ mấy căn nhà. Để mình giải thích:
Tấm ảnh này cho thấy khách sạn La Palace (1) trên đồi cao, được xây năm 1922. Thấy cái bùng binh chỗ bãi đất mà sau này họ xây nhà hàng Thuỷ Tạ. Ngay bồn binh này, nơi sau này họ xây cây xăng Esso, có một con đường, (3) như cái đập nhỏ chấn lại cái hồ, chạy băng qua hồ Xuân Hương, có cái cầu nhỏ. (2) .Mình đoán căn nhà phía tay trái, trước mặt là dinh của ông quản đạo. Đàlạt khi xưa có đến 4 ông quản đạo do triều đình Huế gửi đến, sẽ kể sau.
Đây mình đang tìm cách định vị hai tấm ảnh vì mình nghe nói hồ Xuân Hương sau này được nới rộng ra ( gạch màu xanh 5), khi họ xây cái đập ngay ấp Ánh Sáng, xe cộ có thể đi ngang qua mà dân cư Đàlạt hay gọi “cầu Ông Đạo”. (4)
Ngay bùng binh chỗ khách sạn Palace, mình có thể hình dung được chỗ thuỷ tạ và cercle sportif, chỗ sau này họ xây mấy sân quần vợt với nhà hàng Đào Nguyên. Thấy đường Trần Quốc Tuấn, chưa thấy nhà thờ con gà phía đường Hùng Vương, chỉ thấy tu viện Nazareth đã được xây cất.
Trong rừng thông trước khách sạn Palace có một căn nhà, mình đoán là căn nhà trong rừng thông mà sau này có dạo họ làm một quán nước, trai gái Đàlạt vào đây uống nước, ngoài trời nơi mấy cây thông, nhìn xuống hồ, nơi con đường Trần Quốc Tuấn. Mình chưa bao giờ vô đây. Đi tới một chút là đoạn họ làm cái đập cầu ông Đạo.
(1) là khách sạn Palace đã được xây xong phía bên kia hồ. Số (2) là cái ống thoát nước khi nước hồ dâng cao thì chảy qua con suối về hồ nhỏ rồi chảy về Cảm Ly, thấy từ phía bên này khác với hình chụp 2 ông Tây như hình trên.
Số (3) là con đường từ bồn binh chỗ cây xăng Kim Cúc, Thuỷ Tạ sau này chạy qua bên kia hồ, ngay chỗ bồn binh, khúc Đinh Tiên Hoàng, chạy lên giáo hoàng học viện sau này. Sau này Tây nới rộng ra thì mới dời cái đập về phía hình màu vàng gạch số (5). Các nhà cửa chỗ này bị dẹp hết. Địa điểm rõ thì mình không chắc lắm nhưng để hình dung mình kẻ gạch vàng đây vì phải định vị cái bồn binh chỗ đi vào chợ.
Số (4) là phần đất được nới rộng ra và lấp hết khu vực này (gạch xanh). Phía bên phải của cầu ông đạo, phần gạch là khu ấp Ánh Sáng.
Nhìn tấm ảnh này làm mình nhớ thầy Hứa Hoành, dạy Địa Lý năm 11B, nói dân cư Đàlạt gọi cầu Ông Đạo vì được xây cất dưới thời ông “quản đạo” Tôn Thất Hối vào năm 1935. Năm 1919 là một cái cống nhỏ chảy về thác Cam Ly. Thầy có kể là có người cháu của ông Tôn Thất Hối nói như vậy còn lại có một giả thuyết khác: cây cầu nằm ngay dinh ông quản đạo nên người ta gọi là cầu Ông Đạo. Cho nên thầy không dám quả quyết.
Nhìn tấm ảnh này làm mình nhớ thầy Hứa Hoành, dạy Địa Lý năm 11B, nói dân cư Đàlạt gọi cầu Ông Đạo vì được xây cất dưới thời ông “quản đạo” Tôn Thất Hối vào năm 1935. Năm 1919 là một cái cống nhỏ chảy về thác Cam Ly. Thầy có kể là có người cháu của ông Tôn Thất Hối nói như vậy còn lại có một giả thuyết khác: cây cầu nằm ngay dinh ông quản đạo nên người ta gọi là cầu Ông Đạo. Cho nên thầy không dám quả quyết.
Tấm ảnh này theo mình được chụp từ đồi khách sạn Palace, nhìn xuống hồ Xuân Hương. Thấy đường Thống Nhất. Có đồi thông phía xa, sau này họ xây trường Grand lycee yersin (5), sau đồi của nhà ông bác sĩ Sohier (4). (3) địa điểm của thao tường và sân vận động, (2) là cercle sportif sau này còn (1) là con đường này sau này được xoá bỏ, để làm vườn, chỗ mấy thang cấp đi xuống từ khách sạn Palace xuống hồ.
Có con đường khác từ bồn binh Thuỷ Tạ, chạy lên đường Nguyễn Tri Phương, lâu quá không nhớ tên đường này, có mấy ty công sở. Ngay tam giác của hai đường, sau này được xây cercle sportif (5) có mấy sân quần vợt. Hình như Cercle sau này là nhà hàng Đào Nguyên, nghe một cô bạn kể là con gái của tiệm này, học Văn Học, hiện đang ở Nam Cali, tên Lan.
Mấy nhà nghỉ này (6) sau này được dẹp bỏ khi họ xây xong khách sạn Palace vào năm 1922. Thấy mỗi nhà nghỉ, phía sau có cái ga ra. Số 3 là địa điểm Thao Trường sau này, số 4 là sân vận động.
Tấm ảnh trên được chụp trên phòng của khách sạn Palace, nhìn về phía Ấp Ánh Sáng được thành lập sau này. Hình thấy mấy nhà to đùng. Có con đường phía trước. Mình đoán đây là con đường, trở thành cầu Ông Đạo sau này, khi họ cho xây cái đập để chận nước hồ lại, cho phá vỡ mấy cái nhà phía sau và bên phải, tương tự như cái đập Đa Thiện, chận nước hồ trong Thung Lũng Tình Yêu sau này.
(A) là con đường (đập đầu tiên), (B) là nhà ông Quản Đạo, số (2) là hồ nhỏ mà người Tây gọi “Petit Lac”, đối diện sau này là Ấp Ánh Sáng, (d) sau này là địa điểm của ấp Ánh Sáng, đa số là người đi cư từ Huế vào nhất là làng Kế Môn.
Nhìn lên đồi, thấy cái dinh Ông Quản Đạo với con đường đi lên, có một con đường đi chéo lên, mình đoán là con đường sau này được nới rộng làm thành đường Lê Đại Hành.
Theo thầy Hứa Hoành: “ Trong số các quản đạo do triều đình Huế bổ nhiệm cai trị cao nguyên, người ta còn nhớ các ông:Tôn Thất Hối, Tôn Thất Toại, Phạm Khắc Hòe, Trần Văn Lý....
Toại và Hối là con của Tôn Thất Hân, phụ chính đại thần của nhiều triều vua hồi đầu thế kỷ nầy. Tôn Thất Toại làm quản đạo ở Kontoum nhiều năm. Còn Tôn Thất Hối đầu tiên giữ chức quản đạo Djiring, rồi sau đổi lên làm quản đạo Darlac. Có thời gian Hối làm quản đạo tại Đà Lạt. Kế nhiệm cho Hối ở Đà Lạt là Phạm Khắc Hòe, cai trị từ năm 1940 - 1944.
Tôn Thất Hối sinh trong một gia đình thế gia vọng tộc. Thân phụ là Tôn Thất Hân, quê quán tại Lạc Thú, Thừa Thiên (1854), thuở nhỏ theo học Quốc Tử Giám. Bắt đầu cuộc đời làm quan bằng chức tri huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Hân bò lần trên nấc thang danh vọng đến Thượng thư bộ Hình (1906). Năm 1917, Hân làm phụ chính đại thần, kiêm Cơ mật viện trưởng dưới triều Khải Định. Chính Tôn Thất Hân đề nghị với Pháp lưu đày hai cha con Thành Thái và Duy Tân.
Tháng 4 - 1943, Tôn Thất Hân ăn lễ thượng thọ (90), có đến 200 cháu tham dự. Năm sau (1944), Hân từ trần. Hối còn làm quản đạo ở Ban Mê Thuột, Tôn Thất Hối có nhiệm vụ trông coi khám đường tức nhà tù, giam giữ chính trị phạm do Pháp lập ra. Từ năm 1944 khám nầy có hơn 1000 tù, gồm nhiều người yêu nước, chống Pháp đủ mọi thành phần, đảng phái. Thời gian ấy, điều kiện sinh sống trong tù rất tồi tệ. Nhiều lần tù nhân biểu tình, tuyệt thực để phản đối.
Tôi được một người cháu gọi Tôn Thất Hối bằng ông chú, là chị Tôn Nữ M. L. cho biết: “Năm 1935 hồ Xuân Hương bị ngăn lại và làm một cây cầu bắc ngang qua để vào chợ Hòa Bình. Cây cầu nầy hồi năm 1919 chỉ là một cái cống nhỏ. Dòng nước ở dưới cầu chảy qua ấp Ánh Sáng, để đổ vào thác Cam Ly. Vì cây cầu nầy được xây dựng dưới thời Tôn Thất Hối làm quản đạo, nên dân chúng quen gọi “Cầu Ông Đạo”. Tôi còn nghe một nguồn tin khác cho biết vì cây cầu nầy nằm gần dinh quản Đạo, (chỗ khám đường trước năm 1975), nên dân chúng Đà Lạt quen gọi là “Cầu ông Đạo”. Tôi không dám quả quyết thuyết nào đúng hơn. Trong buổi lễ chấm dứt chế độ Hoàng Triều Cương thổ ngày 24/3/1955, tổ chức tại trước tòa hành chánh Kontum, với sự hiện diện của hàng ngàn đồng bào Thượng, Tôn Thất Hối đại diện quốc trưởng Bảo Đại đọc lời tuyên bố: “Tôi đại diện cho đức quốc trưởng Bảo Đại, long trọng tuyên bố kể từ khi Thế Tổ Cao Hoàng nhà Nguyễn lập quốc đến nay.....tới đây là chấm dứt chế độ hoàng triều cương thổ. Thay mặt hoàng tộc nhà Nguyễn, thay mặt quốc trưởng Bảo Đại, tôi xin từ giã đồng bào...”
Một quản đạo Đà Lạt khác được nhắc tới khá nhiều là Phạm Khắc Hòe. Ông Hòe quê ở Nghệ Tỉnh, học trường Hành chánh Hà Nội, có vợ là một công chúa, được sự tin cậy của triều đình. Do bà vợ năn nỉ với Hoàng hậu Nam Phương, nên Hòe được tiến cử làm quản đạo Đà Lạt. Thật sự Đà Lạt là nơi đất rộng, phì nhiêu, dân cư thưa thớt (vì sự hạn chế người Kinh lên lập nghiệp), nên vào năm 1942, Hòe có xin với Pháp chiếu cố một số gia đình nghèo khổ từ quê quán ông thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh lên đó lập nghiệp. Những người nầy đến đây chuyên canh rau cải, sống tập trung gọi là ấp Nghệ Tĩnh. Riêng ấp Hà Đông do tổng đốc Hoàng Trọng Phu, mộ dân miền Bắc lập ra năm 1938, theo lời yêu cầu của Pháp. Hoàng Trọng Phu (1872 - 1945) là con trai thứ của tổng đốc Hoàng Cao Khải, học trường thuộc địa Pháp. Lúc mới về nước, vì có cha đang làm quan, nên Phu chỉ làm thông ngôn cho vua Thành Thái ít tháng, rồi ra làm Án Sát tại một tỉnh Bắc Kỳ năm 1897. Lúc kế vị cha làm tổng đốc Hà Đông, Phu mộ dân các làng Quảng Hoa, Ngọc Hồi, Nghi Tăm......là nơi chuyên trồng hoa để lên Đà Lạt canh tác theo lời yêu cầu của viên công sứ Đà Lạt. Từ năm 1938, chỉ có 7 gia đình lên lập nghiệp. Hồi khởi sự lập vườn hoa, Pháp có giúp đỡ bằng cách cho vay tiền của Quỷ tương trợ hỗ tương. Sau một năm, phân nửa bỏ Đà Lạt trở về quê quán vì trồng hoa không kết quả như ý muốn. Số còn lại tiếp tục trồng hành tây, củ cải, măng tây, artichaut, củ hành, cải bắp và đậu.....Từ năm 1941, ấp Hà Đông bắt đầu làm ăn phát đạt nhờ nghề trồng hoa và rau cải nầy. Cuối năm 1941, có tất cả 28 gia đình ở ấp Hà Đông, tổng số 100 nhân khẩu.
Ông Trần Văn Lý (1901 - ?) là một nhân vật có tiếng tăm ở miền Trung, quê ở Quảng Trị, tốt nghiệp cao đẳng hành chánh Hà Nội. Ra trường, ông Lý làm quan trong ngạch quan lại của Pháp, với chức tham tá tại Qui Nhơn. Sau đó, cũng như Phạm Khắc Hòe, do sự giới thiệu và giúp đỡ của Khâm sử Trung Kỳ, ông Lý trở lại ngạch quan lại Nam triều với chức Thương tá Trung Phước (Bình Định). Ông Lý giữ chức quản đạo Đà Lạt từ năm 1926 - 1935. Khi chức vụ này được Phạm Khắc Hòe thay thế, ông Lý làm Ngự Tiền văn phòng cho Hoàng đế Bảo Đại.” (hết trích)
Theo mình thì cầu được xây dựng do ông quản đạo nên dân địa phương gọi là cầu Ông Đạo đúng hơn vì cuối ấp Ánh Sáng có cầu Bá Hộ Chúc nối đường Cường Để và Phạm Ngũ Lão, trên đường Bà Triệu thì do ông bá hộ tên Chúc xây nên người ta gọi Cầu Bá Hộ chúc. Nếu không thì người ta đã gọi cầu Ông Đạo Tôn Thất Hối. Vì để chấn nước hồ thì không thể nào làm cây cầu bằng gỗ được, phải làm cái đập bằng xi măng rồi cho xe chạy trên đó. Cầu Bá Hộ chúc thì mình nhớ bằng gỗ, như cái hình trên chạy qua cái ống cống mà thầy Hứa Hoành nói đến vì nhà mình ở ấp Ánh Sáng đi học trường Ấu Việt nên đi bộ sang hàng ngày, xe tải không được chạy qua, sau này thì họ làm bằng xi măng. Tương tự hồ Đội Có do ông đội Có xây cũng như dãy phố Đội Có ở khu Hoà Bình ngay bến xe Tùng Nghĩa
xem hình này mình đoán chụp đâu ngay khách sạn Palace, thấy con đường chạy ngang sau này là cái đập chính được làm bằng xi măng bê tông cốt sắt. Thấy có cái hồ nhỏ mà sau này được nhập với hồ lớn bên kia (cái đập kia được phá vở.
Không ảnh thấy nhà thờ con gà |
Mình học thầy Hứa Hoành có một năm Địa Lý, sau này có ghé viếng thầy ở San Antonio trước khi thầy qua đời. Mình không hiểu sao thầy nhớ kinh khủng, từng gây từng tí vì mình có hỏi thầy có đem theo tài liệu khi vượt biển thì nói không. Đọc trên mạng Nam Kỳ Lục Tỉnh những bài viết của thầy đầy đủ chi tiết.
Có người nhắc mình có cái hồ nhỏ bên cạnh hồ Xuân Hương, gần vườn Bích Câu, làm mình nhớ có ra hồ này để câu cá với ông dượng, có tiệm hớt tóc ở ngay ngã 3 chùa, cạnh hãng cưa Xu Huệ. Hồ này được thành lập theo mình để giảm áp lực vào cái đập cầu Ông Đạo khi mưa nhiều thì hồ này sẽ chứa nước dâng cao. Mình nhớ có cái ống nước từ hồ Xuân Hương chảy vào đây khi trời mưa.
Ngoài ra ngay góc đường Nguyễn Thái Học và Đinh Tiên Hoàng, có một cái hồ khác, bên cạnh là nhà máy nước lọc, cung cấp nước cho thị dân Đàlạt. Ông cụ mình trước 75, làm ở ty công quản nước Đàlạt, tại đây. Mình về Đàlạt thì nghe nói Hà Nội sẽ xây một hồ bơi ở đây.
Mình đang tìm thêm dữ liệu để bổ túc thêm vào bài này nên chưa phổ biến rộng. Ai có đọc thì có tin tức gì thêm thì cho mình hay. cảm ơn
Cái viết Apple của mình mất tiêu nên phải quẹt bằng tay. Chán Mớ Đời
Cái viết Apple của mình mất tiêu nên phải quẹt bằng tay. Chán Mớ Đời
Nhs