Chủ nghĩa tự do thoái trào

Có điểm lạ khiến mình tò mò là nhà cửa được xây cất trên 100 năm ở Hoa Kỳ, đa số đều có cái “porch” trước cửa nhà, một nơi được lợp mái trước nhà để gia đình con cái tụ họp hay chủ nhà ngồi mỗi khi rảnh để tiếp xúc với hàng xóm hay nhìn người qua lại. Ngược lại các căn nhà được xây sau thế chiến thứ 2 thì đa phần đều có cái “patio”, sau vườn cũng một phần được lợp mái để gia chủ và bạn hữu sinh hoạt, không màn đến hàng xóm.

2 lối sinh hoạt khác biệt, một bên thì bán anh em xa mua láng giềng gần, tiếp xúc với hàng xóm còn một bên thì đèn nhà nhà ấy rạng đưa đến vấn đề là ít tiếp xúc hay biết hàng xóm của mình. Trong xóm mình ở chỉ quen biết được 6 gia đình gần nhà, chỉ chào hỏi vớ vẩn. Có một gia đình Việt Nam thân, hay gặp mỗi tuần còn mấy gia đình khác gốc Việt thì cũng ít khi hỏi chuyện. Quen 2 tên mỹ bên cạnh. Nhiều người chết trong nhà cả tuần mà không ai hay.

Ngày nay với Internet, điện thoại cầm tay thì ngay trong nhà, con người tự cô lập, hoàn đảo hoá chính mình. Khi họp mặt, đa phần các thành viên trong gia đình vừa ăn vừa nhìn điện thoại cầm tay để lướt mạng. Câu hỏi là nhân loại sẽ đi về đâu khi kỹ thuật sẽ thay thế hoàn toàn lao động của con người và một xã hội ra sao khi chúng ta không tiếp xúc với nhau một cách trực tiếp mà qua các tin nhắn.

Dạo mình còn sinh viên rất đam mê ông Herbert Marshall McLuhan với ”Gutenberg Galaxy” hay ông John Kenneth Galbraith với ”American Capitalism”,…rồi khi ra trường thì lại dính vào ông Jacques Derida với Deconstruction nên hơi lộn xộn.

Là kiến trúc sư, mình rất để ý đến xã hội học, kinh tế, khoa học và lịch sử để thiết kế nhà cửa hay kiến thiết đô thị. 

Lâu lâu đọc những bài báo trên mạng, thấy thiên hạ nhấn “like” về một câu chuyện người chồng đánh vợ hay một vấn đề nào đó như cảnh sát đánh đập người biểu tình dã man khiến mình không hiểu người nhấn “like” thích hay không đồng ý về vụ này. Chúng ta sẽ sống trong ngộ nhận, lầm tưởng vì con người lười, ngay cả viết dăm chữ để chúc bạn bè sinh Nhật hay chúc tết, cũng mượn của ai đó rồi nhấn. Xong om

Ở thế kỷ 20, có 3 chủ nghĩa lớn phát sinh ra từ cuộc cách mạng kỹ nghệ tại âu châu: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa tự do. Các chủ nghĩa này được đưa ra để tìm cách tạo dựng một quốc gia, một thế giới công bằng cho mọi người.

Đến năm 1945, đức quốc xã và Ý Đại Lợi thua trận nên chủ nghĩa phát xít cáo chung khi người ta khám phá ra các trại tập trung và cuộc diệt chủng dã man trên 6 triệu người do thái của đức quốc xã. Còn lại hai chủ nghĩa cộng sản và tự do.

Để sống còn, chủ nghĩa tự do phải thay đổi, họ thêm vào các chương trình phúc lợi, của chủ nghĩa xã hội cho người dân. Ở Pháp mình nhớ nói chuyện với những người thuộc giới lao động lớn tuổi, họ rất hãnh diện đã tranh đấu với mặt trận bình dân (Front Populaire) để có được một tháng hè. Đó là chương trình phúc lợi của đức quốc xã, hầu giúp giới lao động làm việc tốt.

Nhờ có một tháng hè được trả lương nên người dân lao động quanh năm chỉ lao động và sửa soạn cho chuyến nghỉ hè vào tháng 8, quên đi những tranh đấu chính trị, xã hội,… lâu lâu các hội động công nhân lên tiếng đình công cho vui cửa vui nhà để cho biết họ hiện hữu. 

Đến cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 thì chủ nghĩa cộng sản tan rã, còn lại chủ nghĩa tự do. Hoa Kỳ được xem là ngọn đuốc hải đăng để các nước trên thế giới noi theo. Các nước hô hào theo chủ nghĩa tư bản nhưng trên thực tế chủ nghĩa tự do đã thoái trào.

Ông Mitt Romney kêu 47% người Mỹ là vô dụng, không đáng kể khi ra tranh cử tổng thống. Không có nhà cầm quyền nào dám nói với cử tri là các người thuộc giai cấp vô dụng vì máy móc, người máy, kỹ thuật sẽ thay thế con người vì người dân sẽ nổ loạn do đó họ đưa ra những tiêu đề như quyền đồng tính luyến ái, kỷ thị chủng tộc, bảo vệ môi trường,… để thiên hạ nghe theo, để tránh đấu mà quên đi vấn đề quan trọng là tương lai mình sẽ đi về đâu. Về hưu có đủ tiền để sống, con cháu mình sẽ ra sao,….

Có một nước mà mình chú ý đến sự phát triển kinh tế và xã hội là Tân Gia Ba. Mình có theo dõi vài lớp của trường đại học Lý Quang Diệu. Hải đảo nhỏ bé này, không có tài nguyên nhưng đã nổ lực xây dựng một quốc gia thịnh vượng trong 50 năm qua và nay họ nghiên cứu làm sao xứ họ vần tiếp tục phát triển mãi trong 50 năm tới thay vì kêu mặt trời tỏa nắng ở đảo sư tử.

Ông Trump kêu gọi cử tri mỹ tạo dựng lại một quốc gia hùng mạnh lại thay vì kêu 50% người Mỹ thuộc giai cấp vô dụng vì không phải là đơn vị kinh tế, sản xuất, chỉ ăn trợ cấp nên đã đắc cử trong khi phe dân chủ thì vẫn biết là tương lai chính phủ Hoa Kỳ sẽ không có tiền để trả tiền hưu trí cho người Mỹ nhưng cứ né tránh vấn đề chính, lái sang những vấn đề kỳ thị, đồng tính,…giúp người Mỹ choảng nhau để quên đi sự thật trước mắt.

Nếu chúng ta để ý đến các think tank của Hoa Kỳ sẽ nhận thấy nhiều nghiên cứu để cứu chủ nghĩa tự do hay đúng hơn tân chủ nghĩa tự do đang thoái trào.

Các tay tổ của của Tân Gia Ba cho rằng khi xưa họ muốn phát triển theo Hoa Kỳ nhưng nay thì hết vì khủng hoảng tài chánh năm 2008. GDP người dân của họ cao hơn người Mỹ thì tại sao phải bắt chước người Mỹ.

Mỗi quốc gia có địa lý, lịch sử riêng nên cần phải phát triển theo đường hướng của nước này thay vì “one size fit all”. Trung Cộng dựa theo sản xuất của Nhật Bản và Nam Hàn và phát triển theo đường lối chính trị của họ.

Có một chính phủ mà mình đang theo dõi là Mễ Tây cơ, do tổng thống Andrés Manuel López Obrador (AMLO) đang thực hiện. Ông ta cho xây dựng trên 2,700 chi nhánh ngân hàng của chính phủ khắp xứ này. Hôm 6 tháng giêng vừa qua, ông ta trả lời báo chí, cho rằng chủ nghĩa tân tự do đã thất bại; các ngân hàng chỉ phục vụ người giàu trong thành phố còn người nghèo và những ái sinh sống ở đồng quê, phải đi mấy tiếng mới đến. Mình đang gửi mua cuốn sách của ông ta: “A New Hope for Mexico”. 

Vụ ông tổng thống Mễ đang thực hiện khiến mình nhớ đến Việt Nam Cộng Hoà với chương trình “người cày có ruộng”, thay vì để Việt Cộng kiểm soát, chính phủ cho người dân, (mua của điền chủ) chớ không cưỡng g chế như Hà Nội đang làm. Mở các chi nhánh ngân hàng nông thôn để giúp người dân mua máy cày, máy bơm nước Kubota,...

Ông ta cho biết nước Mễ không thể phát triển xa nếu chỉ phục vụ cho một giai cấp giàu có. Ông ta cho xây dựng hạ tầng cơ sở với quỹ 44 tỷ đôla. Mình bầu cho ông Trump vì ông này hứa sẽ xây lại hạ tầng cơ sở tại Hoa Kỳ khi cho phép các công ty hồi hương tiền ở hải ngoại về, chỉ đóng thuế có 10% nhưng đến nay đã 3 năm không thấy đá động gì cả vì các công ty đem tiền về, mua lại cổ phiếu của họ thay vì đầu tư như ông Trump dự báo.

Ông AMLO cho rằng nếu chúng ta không đem các ngân hàng đến gần dân thì làm sao chúng ta có thể phát triển ở vùng xa. Ngân hàng chính phủ Bansefi có đến 3,238 chi nhánh khắp Mễ tây cơ và dự trù sẽ lên đến 13,000. Các ngân hàng khác than phiền về xây các chi nhánh ở vùng xa xôi nhưng ông tổng thống này cho rằng, là xứ tự do, họ có thể xây các chi nhánh ở các vùng xa.

Có lẻ các nhà đầu tư về địa ốc nên tìm cách xây dựng nhà cửa ra sao để giúp con người, hàng xóm nối kết với nhau lại vì tình hình kiểu này thì mình nghĩ trong tương lai, con người đã bị kỹ thuật toán, biến họ trở thành những con ốc đảo nhỏ bé.

Sáng nay, mình đang ở dưới nhà đọc sách thì nhận tin nhắn của vợ, kêu lên lầu mợ bảo thay vì vợ mình bước ra đầu cầu thang kêu réo mình như xưa. Nay chỉ cần cầm điện thoại nhắn tin là xong om. Vợ chồng cãi nhau qua điện thoại, thoải mái con gà cồ Chán Mớ Đời.

Ai viết trên tuyết về ông bác sĩ báo động về dịch Corona mới qua đời

Nhs