Hạn chế ăn đường


Tuần vừa rồi thấy vợ đi chợ, mua ya-ua hy-lạp rồi kêu mình ăn tốt lắm khiến mình thất kinh. Mình có đọc đâu đó là một hủ ya-ua này có rất nhiều đường. Ya-ua là một loại dinh dưỡng Probiotic, rất tốt cho cơ thể mà bà nữ hoàng Anh Quốc, Elizabeth đệ nhị phải gửi máy bay riêng sang Bảo Gia Lợi để chở về.

Vào đầu thế kỷ 20, khoa học gia người nga và khôi nguyên giải Nobel Elie Metchnikoff khám phá ra người dân Bao Gia Lợi ăn rất nhiều ya-ou và nghiên cứu của ông đưa đến “Probiotic (tiếng la-tinh: cho đời). Được biết vi khuẩn giúp dạ tràng đi cầu thoải mái và các vi khuẩn này giúp người dân sống lâu và mạnh khoẻ nên từ đó thiên hạ mới bắt chước làm và ăn ya-ua  nhưng khổ cái là các công ty thực phẩm bỏ đường, bỏ trái cây đủ trò, mất đi cái tính tự nhiên ban đầu của thực phẩm này. Chua.

Người Đại hàn ăn Kim-chi, người đức ăn “zauerkraut”, tây đầm hay ăn “cornichon” là những loại thực phẩm Probiotic, người Việt mình có dưa muối, dưa giá khi ăn với thịt kho rất tốt cho dạ tràng, nhằm giúp hệ thống miễn nhiễm, chống bệnh.



Tò mò mình lấy một hủ xem, thì thấy đề 45% ít đường hơn các loại khác trên thị trường khiến mình tái mặt rồi xem phần dinh dưỡng thì thấy đề 9g đường cho một hủ nhỏ, nặng 150g trong đó có 5g đường hoá học vì rẻ hơn đường thường. Các nhà dinh dưỡng khuyên chúng ta tránh ăn đường hoá học, chỉ nên ăn đường chính gốc loại màu vàng mà khi xưa ở Việt Nam hay ăn thay vì đường cát trắng. Kinh.


ăn một hủ như vậy là cứ lấy trung bình 9g, chia cho 4 là ra 2.25 muỗng đường. Ở chợ Việt Nam, có bán loại ya-ua  không đường, ăn chua chua thì nên mua nhưng đắt.

Theo các nhà dinh dưỡng thì đường không có giá trị dinh dưỡng gì cả, thường được gọi là “empty calories” nhưng giúp tăng gia vị, mùi vị của thức ăn. Người Việt hay pha nước mắm với đường và đường khiến chúng ta phấn chấn và đâm nghiện như ăn chè, bánh gâteau hay kem,… ăn nhiều quá thì sẽ đưa đến bệnh béo phì. Mình có kể vụ này rồi trong những lần trước.

Ngày nay, người ta làm thức ăn để lâu nên hay dùng đường hoá học hay muối hoá học như khi họ làm nước mắm, để giảm giá thành nên chúng ta nên cẩn thận khi dùng đường hoá học. Vào các tiệm ăn, thấy họ để trên bàn các túi đường hoá học để thiên hạ uống cà phê.... Ăn đường này còn mang lại nhiều nguy hại cho sức khoẻ.

Khi ăn thực phẩm vào, thường có “fructose” trong các rau quả, “Lactose” thường thấy trong các thực phẩm có sữa bò hay dê, hay “sucrose” mà ta thấy trong các thực phẩm có chất tinh bột.

Các công ty thực phẩm hay sử dụng đường hoá học để pha chế thức ăn để  tăng hương vị hoặc kéo dài thời gian sử dụng. Trong chế độ dinh dưỡng Hoa Kỳ Standard American Diet (SAD), các loại thực phẩm có thêm đường hoá học được liệt kê như nước ngọt, nước trái cây, bánh kẹo, ya-ua và các thực phẩm chế biến khác.

Hôm trước, có một chị hỏi mình là có nên nhịn đói rồi ăn chè vì chị ta thèm chè khiến mình thất kinh. Ngoài chợ, người ta bán chè, đa số là bỏ đường hoá học, nội đường cát không là đã thấy hoá học rồi huống chi các loại đường bột hay si-rô để mau hoà tan trong nước,…

Người ta sợ đường vì làm béo phì nên các công ty thực phẩm sử dụng các tên khác để chỉ định là đường hoá chất để đánh lừa khách tiêu dùng vì thế khi đi chợ nên để ý đến các tên như sau là cũng gia đình với đường:

Agave Nectar
Cane Sugar
Brown Sugar
Brown Rice Syrup
High Fructose Corn Syrup
Evaporated Cane Juice
Raw Sugar
Glucose 
Turbinado Sugar
Honey
Palm Sugar
Molasses
Beet Sugar
Maple Syrup
Sucrose
Fructose
Barley Malt Syrup
Maltodextrin

Theo American Heart Association (AHA), họ khuyên phụ nữ chỉ nên ăn tối đa là 25 gram hay 6 muỗng đường mỗi ngày. Còn đàn ông thì tối đa là 36 gram đường hay 9 muỗng đường. Cứ lấy số gram đường chia cho 4 để biết bao nhiêu muỗng.

Người Mỹ thích cà phê Starbucks nên cứ đổ đồng một “grande caramel frapuccino” là có 55 gram đường, gấp đôi số lượng đường mà phụ nữ nên bồi dưỡng trong một ngày. 1 lon CoCa nhỏ 12 oz là có 8 muỗng đường. do đó mà trẻ em tại Hoa Kỳ bị bệnh béo phì vì uống nước ngọt. Ở Nữu Ước, ông thì trưởng Blomberg tìm cách cấm bán nước ngọt theo ly cối thì bị các công ty thực phẩm đánh thậm chí bà Obama cũng phải rút lui, không dám hó hé, sợ Ông chồng không được cung cấp tiền để tái ứng cử.

Ngày nay, chính phủ bắt các công ty thực phẩm phải đề ra số lượng đường hoá học nên trên hủ ya-ua mà vợ mình mua ở chợ đề 9 gram đường trong đó có 5 gram đường hoá học). Mình đọc đâu đó thì các loại yaua đều là đường. Các nước trái cây bán trong lon hay chai, dù kêu là nguyên chất, đều là đường cả. Tốt nhất là ăn trái cây tươi vì khi ép trái cây ra thì uống liền còn để lâu sẽ bị oxy hoá và nước trái cây sẽ trở thành đường.

Điển hình, người Việt hái bưởi Roi xong rồi để cả tháng mới ăn vì để lâu ngày, bưởi bị oxy hoá, tạo ra đường nên ngọt. Vì vậy, quít hay buởi, cam mình hái trên vườn về là ép ra uống ngay trong 24 tiếng đồng hồ.

Nếu ai muốn bỏ ăn đường thì cũng nên hạn chế từ từ, không nên bỏ cái rụp là ngọng. Lý do là cơ thể cần insulin, Glucose để hoạt động nhất là các người bị tiểu đường.

Theo kinh nghiệm của mình thì khi mình vô thất thì mấy ngày đầu, rất mệt vì cơ thể thiếu đường. Chỉ sau ngày thứ 3 nhịn đói thì cơ thể mới lấy chất béo trong cơ thể để đốt, giúp cơ thể hoạt động. Sau đó thì mình không thèm chè hay kem ngọt nữa. Những ai mà không có ý chí mạnh thì viết xuống những gì đã ăn trong ngày rồi tính giảm ra sao. Có mấy cái app trên điện thoại cầm tay để ghi lại những gì mình ăn uống. 

Tóm lại, đường không có giá trị về dinh dưỡng nên không cần ăn, chỉ cần  ăn các trái cây vì đã có đường và giúp tiêu hoá chậm lại qua chất xơ, để thải đường vào huyết quản chậm hơn. Nên ăn thực phẩm Probiotic như dưa giá, dưa cà, dưa cải hay kim chi, zauerkraut để giúp dạ tràng, hệ thống miễn nhiễm của mình.

Xong om
Nhs