Nhận thức #4

Mình hay nghe thiên hạ nói ”sông có khúc người có lúc” đến khi mua cái vườn, trở về đời nông dân bất đắc dĩ thì mình khám phá ra nhiều điều lạ, có lẻ vì đến tuổi. Điển hình là mình dường như quên biến đi mất sự nối kết của chính mình và thiên nhiên, như khi xưa học Thiên Địa Nhân, sống mà không để ý đến chung quanh, môi trường sinh sống của mình.

Khi lên vườn, chăm sóc mấy cây bơ, mình phác giác, tìm lại thính giác, khửu giác, nghe tiếng nước chảy không bình thường để biết được có ống nước bị hư, tiếng xào xạc trên lá khô để biết, nhận ra rắn chuông hay mấy con sóc, chuột thậm chí thấy con mèo rừng ngồi bất động rình mồi, quan trọng nhất là thích giác, ngửi mùi lá khô, lá xanh,...

Làm vườn như giúp mình trở về với thiên nhiên mà mình đã rời xa từ khi xa Đàlạt. Khi về thăm Đàlạt, mình chợt nhận ra Đàlạt không còn chim nữa, cây cối trong xóm được đón hết để thay vào đó những căn nhà to đùng xấu xí khác với khi xưa, nhìn đàn chim đậu trên dây điện hay cây mai ngoài sân. Thậm chí còn đi bẩy chim với cái thúng, được dựng lên bởi cái que và sợi dây cột để giựt xập cái thúng khi chim vào ăn gạo,…

Nói như vậy, cũng mất một thời gian mình mới giác ngộ được mấy vụ này. Lúc đầu, thấy sóc ăn bơ của mình rồi quăn xuống đất. Sóc Mỹ nên chúng ăn chút xíu rồi bỏ mứa, chạy kiếm trái khác nên mìn tìm cách bẩy chúng nhưng thấy chúng bị mấy con cáo cắn đứt đầu hay rách da dù nằm trong bẩy nên mình ngưng luôn. Lại thấy rắn, rõ lại phải đập rắn chết, nay mua thêm cây súng lục để bán rồi thấy cao cản phá hệ thống nước,…

Làm mình nhớ đến chuyện mấy người thợ săn nai đọc khi xưa trong truyện Tuổi Hoa, mượn của mấy chị em hàng xóm. Mấy thợ săn Nai thấy mấy con cọp rượt bắt mấy con Nai trong khu vực họ săn bắn nên làm bẩy và bắn giết hết mấy con cọp. Họ khám phá ra Nai vì không lo sợ bị cọp đuổi nên lười như người Mỹ, cứ ăn cho cố rồi không vận động nên dân dần béo như người Mỹ ma ze u ét ây.  Thịt nai chúng không ngon như xưa vì có nhiều chất béo nên họ phải kiếm cọp để thả vào khu săn bắn của họ để rượt mấy con Nai như xưa. Từ đó mình cứ để thú sống phây phây trong vườn mình,

Khi xưa, học sách giáo khoa về những ông tây bà đầm đi vào rừng kiếm nấm rừng, họ cũng phải để ý đến tiếng động, tiếng chim muôn, rắn rết, rồi khi tìm được nấm thì họ lại cẩn thận xem xét cho kỷ vì sợ ăn nhầm nấm độc,…

Xem như mua cái vườn giúp mình trở về với thiên nhiên. Làm vườn tuy cực vì phải lội bộ 7, 8 dậm mỗi lần, lại bị ống nước bắn vào người ướt như chuột lột nhưng lại giúp tinh thần mình thoải mái, thư thái trong cuộc sống. Được thêm chân tay khoẻ mạnh thêm. Mấy tên bạn đến viếng vườn mình, thấy chúng leo dốc thở thở như bò thiếu nước trong khi mình thì leo lên dốc như con nít thời xưa.

Mình cảm nhận lại sự liên kết giữa mình và thiên nhiên về tinh thần cũng như thể xác. Nghe tiếng chim hót, tiếng cú rên hay mấy con cáo rống khi máy bay, bay ngang đầu.

Facebook muốn có nhiều thành viên càng tốt trên thế giới, nghe đâu cả 2 tỷ người nhưng xét chung thì mỗi thành viên của mạng xã hội này rất cô đơn. Ngày nay, khó tìm được ai quen hơn 100 người và nhớ tên của họ, biết nhiều về gia cảnh của những người này cho dù họ có đến mấy ngàn người bạn trên mạng xã hội. Lại có người cứ muốn làm bạn trên mạng cho thật đông để chứng minh thế giới âm u, còn mình toả sáng như mặt trời ở Việt Nam.

Khi xưa, đa số người dân sống ở vùng quê làm ruộng nên mọi người đều biết nhau trong làng mạc. Mình về quê, người em rể họ, chở đến nhà bà cô ruột thì thấy trên đê hay trong làng, ai nấy đều chào nhau, biết nhau chẳng bù lại mình chỉ biết vài tên hàng xóm ở khu vực mình, lâu lâu lái xe ra khỏi nhà, chỉ dơ tay chào. Lâu lâu ngừng lại hỏi chuyện trời mưa gió cuốn rồi ai về nhà nấy.

Với khoa học tiến bộ, con người bỏ thôn quê ra thành thị để lao động trong các nhà máy sản xuất các máy cày đã thay thế họ trong công việc đồng áng. Họ sống trong những toà nhà cao tầng, chật chội, gò bó khiến con người dần dần bị tha hoá, mất đi cội rể, sự nối kết với thiên nhiên. Không gian của họ chỉ loanh quanh trong mấy chục thước vuông, đến Hương-cảng càng kinh khiếp.

Ngược lại họ khám phá ra ngoài cái làng nơi chôn nhau cắt rún của họ, còn có những gì cộng đồng khác, cũng nói cùng ngôn ngữ mà Benedict Anderson gọi là những cộng đồng tưởng tượng (imagined communities), gọi là quốc gia, thậm chí các Đảng chính trị, nói lên nguyện vọng của họ.

Vấn đề là một triệu người đồng hương hay triệu Đảng viên cộng sản cũng không thể nào thay thế, hay đối xử với họ thân tình như một người thân từ làng xóm ở quê xưa hay một người bà con họ hàng. Qua Facebook, gần đây mình tìm lại được vài người hàng xóm khi xưa và họ hàng, giúp mình nhớ lại những thân tình xưa khi còn sống tại Đàlạt. Thậm chí có người từng sinh sống tại Đàlạt mà mình chưa bao giờ biết, nhưng khi gặp mặt vẫn thấy có cái chút gì đó thân tình của người đồng quê. Nghe cô hàng xóm kể là một người dì bà con với mình mới qua đời, cô ta từ Sàigòn lên Đàlạt đưa đám tang dì, cho thấy cái tình hàng xóm khi xưa rất quý và trân trọng bao nhiêu.

Hôm qua Bà cụ mình gọi từ Facebook, nói chuyện, cho biết là đi ăn giỗ 2 lần mỗi ngày. Thiên hạ mời đi ăn ở Sàigòn, Phi Nôm, số 6,… trong khi ở Hoa Kỳ, kỵ giỗ con cháu châu thèm về. Con gái mình kể là năm ngoái, nó đi học ở Ý Đại Lợi, cuối năm không về, qua pháp thăm bạn, nó buồn te tua vì thiếu vắng khung cảnh gia đình xum họp với anh chị bạn dì hay chú bác.

Hàng năm, vợ mình tổ chức giáng sinh và Tết cho mấy đứa cháu, không khí rất vui vì có trên 40 mạng, hò hét, chúc Tết đủ trò. Không khí này khiến con gái mình năm nay, tuy học xa nhưng phải bò về ăn giáng sinh và tết ta trước khi trở lại Hương-cảng học cho xong năm cuối.

Người trong xóm tương tự trong làng, mình biết ai là biết cả dòng họ, gia đình, nhớ ai, tên đủ hết như cô hàng xóm cùng tuổi, làm mình nhớ cô này có anh, có chị có em tên gì, tên ở nhà và tên cúng cơm của từng người. Học trường nào đủ trò. Trong một thế giới nhỏ bé như xóm của mình khi xưa, chúng ta bắt buộc phải sống chung với cộng đồng nhỏ bé ấy, khác với ngày nay với mạng xã hội chúng ta không cần. 

Về Đàlạt, thấy nhà nào cũng có cái cổng to đùng, hỏi em út ai sống bên cạnh thì chỉ lắc đầu không biết, có biết tên cũng ít khi qua lại khác với thời xưa, hàng xóm hay chạy qua chạy lại. Con nít lối xóm chơi với nhau, đánh đáo, bắn bi, nhảy cò cò, ô quăn,… nay chỉ thấy đám cháu lăn trên giường mỗi đứa một cái điện thoại nhấn nhấn.

Mình nhớ khi dọn về nhà cũ thì hàng xóm, đến gõ cửa thăm hỏi, ngày lễ độc lập, họ mời mình ghé nhà họ ăn thịt nướng, họ chận đường lại đẻ con nít chơi vui, đốt pháo bông, có người mời ăn giáng sinh đủ trò còn ngày nay hàng xóm mình chỉ có vài người là quen nhau nhưng cũng không thân lắm.

Ngày nay ra đường, vào quán ăn, chúng ta thấy mọi người cứ ôm cái điện thoại của họ dù ngồi chung bàn, chứng tỏ chúng ta càng cô đơn, tự cô lập hoá trong cuộc cách mạng kỹ nghệ thông tin và sinh học ngày nay. Cái mất dạy là các công ty này như Facebook muốn chúng ta phải lệ thuộc họ, cứ phải vào trang mạng xã hội để họ bán quảng cáo, làm giàu cho họ. 

Có dạo mình hay nghe Pandora trên xe vì có những bài hát xưa nhưng rồi chúng như hiểu ý mình, tải thêm những bài khác mà mình đã từng nghe. Hoá ra kỹ thuật toán đã theo dõi mình như một tên gián điệp. Họ biết mình thích cái gì, mua cái gì trên Amazon rồi chúng dụ mình, quảng cáo đủ trò.

Chúng ta tò mò muốn biết cái hình chụp tô hủ tiếu chưa ăn, có ai nhấn like chưa. Trưa nay, đi ăn với hai đứa con. Đồ ăn bưng ra, chúng không cho ăn, kéo lại gần chúng để chụp hình gửi lên mạng, không chỉ một mạng xã hội mà đám trẻ có cả đống mạng,… xong xuôi mới cho bố chúng ăn. Chán Mớ Đời 

Theo các nghiên cứu; 35% người Mỹ trên 45 tuổi cảm thấy cô đơn, 8% người Mỹ cho rằng họ nói chuyện lâu và biết vài người hàng xóm, 32% người Mỹ cho rằng họ tin tưởng hàng xóm. Bệnh trầm cảm gia tăng, tỷ lệ tự tử lên đến 30% từ năm 1999. Giới trẻ vị thành niên tự tử gia tăng đến 70% và 40,000 người Mỹ tự tìm cái chết hàng năm và trên 72,000 người chết vì nghiện thuốc giảm đau có thuốc phiện…

Các thống kê này cho thấy con người tự cô lập hoá, hay bận công việc không có thì giờ để nghe người hàng xóm, người thân giải bày tâm sự, khiến con người mất đi phương cách xả bầu tâm sự để giải toả về mặt tinh thần. Các nhà xã hội học khuyên người Mỹ nên ra đường, gặp gỡ các  người khác, làm quen trong các công việc xã hội từ thiện sẽ giúp chúng ta bớt cô đơn, có đóng góp chút gì cho xã hội vì cứ lên mạng tải hình mình đi mua sắm, ăn phở,…vẫn không giúp chúng ta bớt cô đơn nhiều khi còn trầm trọng hơn.

Có lần mình tình cờ đọc một còm của ai đó kêu mình chảnh vì không trả lời còm của họ. Khi mình lên mạng thì có thấy người còm nhưng khi nhấn vào thì chả biết là từ đâu, từ nhóm nào hay bài nào vì Facebook không liên kết liền vào bài còm mà bắt người ta vào trang của nhóm ấy để chạy qua các quảng cáo nên nản, bỏ xem ai còm cái gì. Hên xui thì thấy ngay còn thông thường phải mò tùm lum thì hoạ may mới lòi ra nên mình không có cơ hội trả lời còm của họ vì tìm không ra để đọc.

Có người lại hỏi mình viết mà không có người nhấn ”like” khiến mình buồn cười. Tại sao đọc giả phải nhấn “like” nhất là mình viết để cái đầu mình bớt lùm bùm. Mình viết cho mình, nếu ai đọc thì đọc cũng không câu “like”. Mình viết cho chính mình và vài người bạn học cũ, có cùng những thắc mắc chung như mình. Không có gì đặc biệt.

Do đó chúng ta nối kết trên mạng (online) chưa đủ, chúng ta cần nối kết ngoài đời (offline) vì thật sự khi gặp mặt mới hiểu được người đối thoại. Sự giao tiếp đối mặt rất quan trọng hơn là trên mạng. Thí dụ nếu một mai, bổng nhiên Internet biến mất, nhà cầm quyền ngưng phát sóng wifi sẽ khiến chúng ta như mù, như câm, như điếc, tự nhốt chúng ta trong không gian tự tạo. Như con thú hoang bị nhốt trong chuồng lâu ngày, khi được tha chúng ta chỉ loanh quanh trong cái chuồng vô hình tự tạo và sẽ bị điên rồ vì không nhận “like” nữa.

Mình là hội viên của Lions quốc tế từ 20 năm nay, họp mặt mỗi tuần một lần để bàn thảo về những cách gây quỹ để giúp các tổ chức từ thiện khác, giúp cuộc đời có chút ý nghĩa thay vì cứ nhấn “Like” vì cũng chẳng giúp được ai. Thật sự không cần làm cái gì cao cả hết, đóng góp vài chục, vài đồng cũng được.

Năm 2019, hội quyên được tiền để có thể phát quà giáng sinh cho 100 học sinh nghèo, cho học bổng các học sinh giỏi vào đại học,…

Tuần rồi mình đi đám tang một ông mỹ của hội. Ông này rất bình dân, bán thảm nhưng có nhiều nhà cho thuê. Ông ta cứ đóng các hộp cho mình đi bỏ trong các tiệm kính để khách hàng có kính mới thì bỏ kính cũ, mình lại lấy đưa cho ông ta để chuyển lại cho những người lớn tuổi hay nghèo không có tiền mua kính mới.

Mỗi tháng ông ta gom được trên 500 cặp kính. Qua cuộc đời ông Broussard, cho thấy chúng ta không cần phải làm điều gì cao siêu, chỉ cần xin kính cũ để giúp người nghèo có kính để đeo cũng tạo dựng cuộc đời đẹp thêm một tí.

Nhs