Nhu cầu căn bản ở thế kỷ 21

49% người Mỹ tại Cali lãnh trợ cấp tối thiểu một chương trình phúc lợi trong khi đó các nhóm thiên tả lên tiếng đòi trả lương tối thiểu cho mỗi người Mỹ hàng tháng để đem lại công bình mà họ gọi là “universal Basic Income” (UBI). Ứng cử viên Đảng Dân CHủ Andrew Yang, đang quảng bá ý tưởng này dù sẽ không được Đảng cử nhưng biết đâu sẽ trở thành phó tổng thống.

Họ viện cớ là đã có những tiểu bang đã thực hiện chương trình này như Cali ở Fresno, nước Phần Lan đã khởi đầu năm 2017 cho hai năm thử nghiệm. Trả cho 2,000 người thất nghiệp 560 Euro / tháng cho dù họ có tìm được việc hay không. Ở Gia-nã-đai cũng đang thi hành ở vùng Ontario, hay thành phố Livorno ở Ý Đại Lợi. Hình như Thuỵ Sĩ có làm trưng cầu dân ý vụ này nhưng bị người dân bỏ phiếu chống.

Được biết sau 2 năm thử nghiệm ở Phần Lan thì người nhận được tiền vui hơn vì có tiền xài nhưng cũng không giúp họ tìm ra việc làm. Người ta nghĩ tặng tiền mỗi tháng sẽ giúp người thất nghiệp kinh niên bớt lo ngại để đi học hay tìm việc khác. Cuối cùng thì chỉ giúp họ tiêu pha thêm.
Ứng cử viên tổng thống Andrew Young, đưa ra chiêu lương tối thiểu cho mọi người.
Vấn nạn ở thế kỷ 21 là người máy, điện toán, thông tin công nghệ từ từ thay thế các nhân công lao động. Các công ty tây phương chuyển khâu sản xuất về các nước nghèo ở á châu hay Châu Mỹ la tinh với sức lao động rẻ. Hàng triệu người ở Bangladesh cặm cuội ngày đêm may vá áo quần để bán cho người tây phương hay mấy người có trình độ anh ngữ và điện toán sẽ trả lời khách tiêu dùng của Hoa Kỳ khi có vấn đề,…

Vấn đề là sự áp dụng công nghệ thông tin, thông minh nhân tạo và người máy sẽ thay thế lao động rẻ ở các xứ nghèo. Người ta có thể mua cái Code mẫu thời trang của Zara hay Prada rồi in tại một tiệm nào đó trong thành phố, giàu hơn thì có thể sắm cái máy in 3D tại nhà.

Số phận các nhân công ở các nước nghèo ra sao? Người Việt nay tiếp thu các công việc may mặc của người Tàu đem sang để tránh thuế khi xuất cảng ra ngoại quốc. Trong tương lai rất gần, những người thợ ở Việt Nam sẽ ra sao khi không còn việc làm vì máy in 3D được sử dụng phổ thông tại các quốc gia Tây phương. Đi học viết lập trình?

Chúng ta có thể nhân danh tình thương yêu đồng loại, kêu gọi các người dân ở âu châu hay Bắc mỹ, đóng thuế để trả lương tối thiểu cho các công dân tại phi châu, Việt Nam,… mấy ngày nay mình theo dõi các vụ biểu tình ở Pháp quốc, chống lại cải cách về hưu trí ở pháp. Thiên hạ xuống đường, cảnh sát đánh đập như điên không thua gì đám công an tàu ở hương-cảng. Nội tiền hưu trí của họ bị đụng chạm là họ la toán lên trước đây thì ai nấy đều kêu phải giúp đỡ người da màu, tỵ nạn từ châu phi hay trung đông. Nói thì dễ nhưng động đến hồ bao của họ thì hết yêu thương đồng loại.

Hồn ai nấy giữ do đó giới lãnh đạo tài ba phải tiên đoán trước. Tân-gia-ba họ đang nghiên cứu cho 50 năm tới để xứ bé nhỏ của họ không bị thụt lùi, áp dụng tất cả công nghệ thông tin, thông minh nhân tạo,..vì nếu không bầu trời sẽ phủ kín xứ họ và toả sáng tại Việt Nam. Mình đang theo dõi mấy lớp của đại học Lý Quang Diệu về vụ này.

Ở Hoa Kỳ, các người đi làm đóng thuế, chửi bới dân ăn trợ cấp, nay muốn họ đóng thuế để cứu giúp các người nghèo trên thế giới?

Nếu đặt vấn đề căn bản thì về giáo dục, từ mấy chục năm nay, người ta đã bắt buộc ở Hoa Kỳ trẻ em phải đi học đến 18 tuổi. Nghèo thì họ cho ăn uống miễn phí ở trường học,… tốt nghiệp hay không trung học thì muốn học tiếp hay kiếm nghề đi làm thì tự chọn. Ở âu châu thì tới 15-16 tuổi là bị bắt buộc học chữ còn sau đó thì muốn học nghề thì sẽ được hướng nghệ và dạy nghề đến 18 tuổi.

Về y tế thì căn bản y tế cũng giúp người nghèo có thể được khám bác sĩ,…

Về căn bản nhu cầu thì hơi mệt vì đâu mới đủ. Con người đua nhau để mua đồ xịn, hàng đắt tiền để chứng tỏ với người xung quanh là mình đã thành đạt. Trong nhà mình, 4 người chỉ có mình là xài điện thoại cũ nhất vì mình không có nhu cầu khoe khoang hay câu “like”.

Vấn đề trong tương lai, số người thất nghiệp sẽ gia tăng và không có hy vọng tìm được việc làm nếu không phải đi học lại. Chính phủ phải nuôi họ thôi nhưng phải tìm cho họ một công việc gì như gần đây, thành phố ở Quận Cam, trả tiền $15/giờ cho mấy người vô gia cư đi lượm rác trong công viên.

Mình nghe một anh bạn linh mục , từng được nhà dòng gửi sang Do thái 1, 2 năm chi đó. Anh ta kể là có một nhóm Do Thái “ultra-Orthodox “, không làm việc ngoài nghiên cứu thánh kinh và làm các nghi lễ tôn giáo. Vợ của họ lo phần kiếm cơm kiếm gạo và chính phủ có giúp đỡ họ một phần nào để họ có thể làm tròn bổn phận của họ cho giáo phái. Tương tự các sư sãi hay cố đạo, không đi làm chỉ lo kinh kệ, làm phép rửa tội hay đọc kinh cầu nguyện người chết.

Cái nguy hiểm cho những thập niên tới với số người về hưu gia tăng, y phí gia tăng, việc làm hiếm hoi sẽ đưa con người về đâu. Có lẻ chúng ta đang ở ngã ba đường, ranh giới của nền “văn minh @“ vì trước đây 50 năm, loài người khắp nơi cũng bị ảnh hưởng sự thay đổi với phong trào Hippie, cách mạng văn hoá khiến bao nhiêu vụ biểu tình đòi lật đổ chính quyền, đòi cải cách,…

50 năm về trước thế hệ mình xuống đường đòi tự do phá thai giới tính đủ trò nay lại phải xuống đường để bảo về tiền hưu.

Nếu chúng ta không ý thức để thay đổi theo thời thì chúng ta sẽ bị bỏ rơi, và sẽ bị liệt kê vào giai cấp vô dụng chớ không còn được gọi “has been” như thời mình còn trẻ. Chán Mớ Đời 

Nhs