Nông dân và nghệ thuật

 Hồi nhỏ đọc sách báo hay hóng người lớn nói chuyện về nghệ thuật là mình ngọng. Họ nói về Picasso với trường phái lập thể bú xua la mua khiến mình tò mò. Vấn đề là không có tự điển bách khoa để xem. Ngày nay thì loạn. Như ông Nguyễn Du khi xưa nói 100 năm trong cỏi người ta, cái gì không biết thì tra gú gồ. Nói chung là mình chả biết gì về nghệ thuật mà ngày nay cũng i tờ Chán Mớ Đời 

Có đọc báo Tuổi Hoa mượn của mấy cô hàng xóm, hình như có câu chuyện về La Jocombe, thì chỉ biết chớ cũng biết hình bóng của nụ cười của bà này là sao. Hay là ông hoạ sĩ nào buồn đời, đói, cắt cái lỗ tai nhúng dấm….

Sau này qua tây học trường cao đẳng quốc gia Mỹ thuật Paris thì thấy mình ngu chi mà ngu lạ. Tây đầm học chung biết đủ thứ trong khi mình thì i tờ. Trái với những gì mình nghe thầy cô ở Việt Nam, kêu người Việt thông minh, cái gì cũng biết. Kinh. Có lẻ vì vậy mà Việt Nam Cộng Hoà và Hà Nội đánh nhau để chiếm Quảng Trị, dành đặc sản của vùng này là của mình.


Buồn đời mình vào thư viện trường, làm quen với bà quản thủ thư viện, kêu tôi dốt đặc cán mai về nghệ thuật, bà có sách gì để tôi đọc để mở man cái đầu óc nông dân. Từ đó mỗi tuần mình đọc mấy cuốn sách. Đọc ngày chưa đủ tranh thủ đọc đêm, đi Métro cũng đọc, đi xe lửa cũng đọc. Được cái là Paris là thành phố lớn về văn hoá. Có rất nhiều triển lãm về tranh trong các viện bảo tàng. Ngoài ra phải học môn lịch sử nghệ thuật, phải thi nên phải bổng vào lớp.


Thế là mình bò vào viện bảo tàng Louvre để xem cho kỳ được La Jocombe. Dạo ấy họ cho tới gần để xem, nay vì an ninh nên phải đứng xa xa thấy em cười. Không ngờ sau này, khi làm việc cho công ty kiến trúc sư I.M. Pei, tại New York, mình lại có cơ hội tham gia thiết kế 1 phần Kim Tự Tháp của viện bảo tàng này. Thẻ sinh viên ENSBA được vào tất cả các viện bảo tàng miễn phí nên mình mò đi viếng hàng tuần, bắt đầu biết Claude Monet, Vincent Van Goh, Caravaggio, Botticelli,… hết hoạ sĩ Ý Đại Lợi đến hoạ sĩ Flamand, rồi Tây Ban Nha, rồi Bắc Âu, Pháp quốc rồi Anh quốc,…. Đủ trò và từ đó có thể nói chuyện với tây đầm mà không cảm thấy ngu đàn.

Có lẻ cảnh đẹp nhất mình cảm nhận là mỗi sáng đi học, xuống trạm Métro Louvre ở đường Rivoli, đi ngang qua Louvre, đúng hơn Cour de Carré, leo lên Passerelle des Arts đi bộ đến viện Hàn Lâm Pháp. Trên Passerelle des Arts , buổi sáng sương mờ, mặt trời đang mọc lên sau nhà thờ Đức BÀ. Nhìn sông Seine với phong cảnh, quá đẹp. Trưa nhiều khi mình ra đây ngồi vẽ. Có ở Paris lâu năm mới thấy cái đẹp của Paris.


Có mấy cô bạn đầm, cứ rủ đi xem triển lãm tranh vì tưởng mình rành về nghệ thuật để thuyết minh cho mấy cô. Đúng hơn các cô này muốn mình mời đi dự dạ vũ khét tiếng của trường ENSBA, mang tên Pince-fesses. Vui lắm. Hình như mình đã kể. Chán Mớ Đời 


Hết trường phái này lại đến trường phái khác, cứ bồi dưỡng vô tội vạ. Trưa ăn cơm với tụi bạn xong thì bọn tây đầm kéo nhau vào bistrot uống cà phê. Mình không có tiền nên bò đi mấy galleries triển lãm tranh ảnh ở Quartier Latin. Hết mùa đông thì mình lại vác đồ đi vẽ khắp Paris, bờ sông Seine,…


Trong các triển lãm về hội hoạ Tây Ban Nha như Miro, Picasso,… có một hoạ sĩ Tây Ban Nha khiến mình thích nhất là ông Salvador Dali. Hình như triển lãm ở Palais de la Découverte. Mình mê ông này từ đó. Người ta gọi trường phái của ông này là Siêu Hiện Thực. Đầu óc của ông ta đầy sáng tạo hơn ông Yves Tanguy của Pháp.


Nếu xem tranh cỗ thì mình bị vướng đến vấn đề tôn giáo. Đa số các tranh vẽ khi xưa là do nhà thờ mướn hoạ sĩ vẽ như Michelangelo,… mình chả hiểu gì vì không phải công giáo nên chưa bao giờ đọc thánh kinh để hiểu các bức tranh nói về ông thánh nào trong phúc âm. Thế là phải bò đi đọc thánh kinh để hiểu khi người Pháp nói đến thánh Gabriel, thánh Michel, hay trên ngọn đồi Calgary, tại sao ôgn Giê Su lại bị đóng Đinh với hai ông nào bên cạnh…. Đọc thánh kinh xong thì lại tò mò đọc Tora, Coran,… vì kiến trúc của Hồi Giáo rất đẹp.


Nhớ thiên hạ cứ nói về Shakespeare, cứ to be or not to be, nên có năm mình sang xứ này mấy tuần học tiếng anh, đi viếng Luân Đôn, mình có theo học lớp anh ngữ, cô giáo dẫn cả đám đi xem kịch King Arthur. Sau này có xem phim Kagemusha của Akira Kurosawa, mượn ý của bi kịch này. Tiếng anh mình đã dốt lại nghe họ nói tiếng anh thời ông cố bà Elizabeth đệ nhị chưa ra đời. Hết hiểu luôn. Nông dân như mình phí tiền cho đi du học, ở nhà đi làm thuỷ lợi đỡ tốn tiền. Nay nông dân hoàn nông dân. Phí tiền cha mẹ. Chán Mớ Đời 

Họa sĩ Salvador Dali vẽ tài tử Raquel Welch 

Dạo mình đi làm ở Luân Đôn, tháng nào cũng đi xem Opera và Broadway show. Mình mua vé cả năm, rẻ hơn đi xem xi nê. Phải công nhận về ca nhạc thì Luân Đôn hơn hẳn Paris. Các viện bảo tàng như Tate Gallery khá đẹp, có nhiều tác phẩm,.. mình xem đại nhạc hội tại Wembley, thường vào mùa hè không có đá banh. Có mấy club chơi nhạc trẻ, bò đi xem khá vui. Nay thì chỉ nghe đồng chí gái hát karaoke. Xong om một đời giai.


Ở Paris có viện bảo tàng á châu, đến xem triển lãm về Việt Nam, Nhật Bản, Trung Cộng,…đủ loại.

Khi xem một bức tranh, tuỳ mỗi người, thích hay không nhưng có điểm hay là bức tranh lúc nào cũng nói lên hoàn cảnh xã hội, tôn giáo, chính trị, văn hoá khi được hoạ sĩ vẽ lên. Cho nên khi xem bức tranh, chúng ta có thể học hỏi khá nhiều về lịch sử, nền văn minh,… tranh ảnh để lại lịch sử, văn hoá của loài người. 

Năm ngoái mình đi viếng các mộ của vua Ai Cập, thấy tranh họ vẽ trên tường để ghi lại thừoi đó.

Điển hình tấm tranh của Monet vẽ cái đầm ếch, La Grenouillère. Sau này tây thực dân xây Thuỷ Tạ Đà Lạt, họ đặt tên La Grenouillere để nhớ về mẫu quốc. Qua tấm ảnh người nhận ra thời trang, văn hoá, lịch sử mà người Pháp hay gọi thời đại La belle époque. Nói đến sự thịnh vượng, hoà bình khởi đầu vào năm 1871 và chấm dứt khi thế chiến thứ 1 xẩy ra.

Bức tranh La Grenouillere của hoạ sĩ Claude MOnet, đánh dấu thời đại la belle époque

Ngày nay, mình hay tự hỏi, vài trăm năm nữa, các lịch sử gia sẽ nghiên cứu nghệ thuật tân đại, sẽ nói gì về chúng ta như chúng ta nghe họ giải bày về thời Phục Hưng. Khi mình vào trường thì dạo ấy trường phái Hậu Tân Đại làm bá chủ, đi đâu cũng thấy xi nê, kiến trúc, thời trang post-Modernism, khi ra trường thì thiên hạ lại tôn vinh ông Jacques Derida với trường phái Deconstruction.


Khi chúng ta viếng Vatican sẽ thấy tượng La Pieta của Michelangelo, nói lên sự tôn thời thiên chúa vào thời đại ấy. Ai cũng muốn bắt chước sống như cuộc đời các vị thánh trong kinh ước. Ngày nay, chúng ta muốn được giàu có như Bill Gates, nổi tiếng như Madonna, Taylor Swift, Bob Dylan,…

Tác phẩm “vòi nước” do nghệ nhân Marcel Duchamps triển lãm làm người Pháp chới với, chê thì sợ bị chửi là ngu, nông dân như mình, khen thì không biết khen chỗ nào ngoại trừ khi mót tè.

Có một loại nghệ thuật mà người ta gọi là art conceptuel. Có lẻ khởi đầu bởi ông Marcel Duchamp. Ông ta lấy cái đồ hứng nước tiểu, rồi gọi là fontaine. Nghệ thuật được thiết kế, hoạ ra bởi nghệ nhân, trong khi art conceptuel hoàn toàn trí thức. Họ giới thiệu một nghệ phẩm rồi tuỳ chúng ta tự đánh giá và hiểu sao thì hiểu. Mình nhớ có lần ngồi vẽ bên Ý Đại Lợi, có mấy người tò mò lại xem, hỏi có phải trường phái lập thể của Picasso, khiến mình ngọng. Mình thuộc trường phái bán kiếm tiền đi du lịch.


Có một triển lãm về tranh của ông Gustave Courbet. Ông này có bực hoạ khá nổi tiếng, gây tranh luận. Ông vẽ cái mu phụ nữ to đùng, đầy lông lá theo trường phái hiện thực.


 L'Origine du monde, 1866, Gustave Courbet 


Có lẻ điện ảnh là môn nghệ thuật mình thích nhất vì nghệ thuật thứ 7 không những nắm bắt được trí tưởng tượng của mình, làm con tim mình nức nở, giúp mình thoát ra thực tế cuộc đời, mình có thể cười, khóc, cho mình những ước muốn, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Khi xưa, mình mê xi nê lắm vì được đi du lịch tại một xứ nào hay thành phố nào chưa biết. Xem nhưng công trình kiến trúc lạ, cách sống của người dân sở tại, văn hoá của họ.


Ngày nay internet đưa chúng ta gần các nghệ sĩ, khó có thể làm việc trong các học viện, hay các galleries nghệ thuật. Họ có thể sáng tạo một tác phẩm cho vài người xem hay các fan để kiếm tiền trên Instagram, do các người ủng hộ hay trên YouTube, qua quảng cáo.


Những thiên tài nghệ thuật thực sự của thời đại đơn giản là chưa bao giờ được khám phá, và cũng sẽ không bao giờ được khám phá. Nếu Cimabue không tình cờ gặp một cậu bé chăn cừu đang vẽ nguệch ngoạc trên một tảng đá và nhận thấy tài năng vẽ vời phi thường của cậu ấy thì sẽ không có Giotto để nói đến; hoặc nếu, ngay cả khi được chú ý, không có hệ thống bậc thầy, hội thảo và sự bảo trợ, mà Giotto đã được được giới thiệu và thông qua đó, giúp ông ta phát triển, nếu không chẳng bao giờ đạt được sự ưu việt của Giotto mà chúng ta biết ngày nay. 


Ngày nay có nhiều nghệ nhân như Raphael và Picasso trong số chúng ta, nhưng thay vì làm việc như những nghệ sĩ, tài năng của họ có thể chưa bao giờ được chú ý, khuyến khích hoặc đào tạo, và thay vào đó, họ đang làm việc như tài xế giao hàng, thu ngân, thợ sửa ống nước, những người làm vườn trồng bơ, y tá, hoặc bất kỳ nghề nghiệp cao quý nào khác, thay vì vẽ tranh, điêu khắc, hoặc bất cứ điều gì khác, nếu chúng ta chỉ phát hiện ra chúng và chỉ có một hệ thống mà chúng có thể phát triển.


Phần lớn Thế giới nghệ thuật "truyền thống", ít nhất là một phần, đã được chuyển đổi thành một ngành công nghiệp toàn cầu về những mặt hàng kín đáo có thể bán đấu giá hàng triệu đô la; thị trường nghệ thuật toàn cầu vào năm 2022 trị giá chỉ khoảng 70 tỷ đô la. Một số người trong số họ thực sự thích tác phẩm nghệ thuật mà họ mua, nhưng những khoản phí đáng kinh ngạc mà họ phải trả chỉ có thể là kết quả của một thị trường bị thổi phồng một cách giả tạo. Lao động thực tế cần thiết để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật không đòi hỏi hàng chục triệu đô la, và cũng không liên quan gì đến chất lượng của tác phẩm nghệ thuật này. Đơn giản là nghệ thuật đã trở thành hàng hóa, do sự khan hiếm vốn có của mỗi bức tranh (chỉ có một bức duy nhất trên thế giới), đặc biệt là khi một nghệ sĩ đã chết (họ không thể sản xuất thêm bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào nữa), và do đó được coi là một cơ hội đầu tư tuyệt vời. 


Một sự thật kinh tế hơn là một tuyên bố quan điểm. Điển hình trường hợp tác phẩm Interchange của Willem de Kooning, được vẽ vào năm 1955 trước khi mình ra đời. Sau khi hoàn thành, nó đã được bán cho kiến ​​trúc sư Edgar Kauffmann Jr với giá 4.000 USD. Năm 1989, 34 năm sau một nhà buôn nghệ thuật Nhật Bản tên là Shigeki Kameyama đã mua nó với giá hơn 20 triệu đô la, lập kỷ lục mới về việc bán tác phẩm của một nghệ sĩ còn sống. Kameyama, sau đó bán bức tranh với giá thua lỗ cho David Geffen, sau khi bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản vỡ, chỉ để David Geffen bán Interchange vào năm 2015 cho nhà quản lý quỹ phòng hộ Kenneth C. Griffin với giá 300 triệu USD. Ông ấy đã cho Viện Nghệ thuật Chicago mượn nó, nơi công chúng có thể thưởng thức nó, đây chắc chắn là một kết thúc có hậu. Không ai trong số này, có thể đưa ra bất kỳ đánh giá nào về tác phẩm của Willem de Kooning. Đạo đức của câu chuyện: đây không phải là về nghệ thuật, mà là về hàng hóa. Vì vậy, trong hành trình tìm kiếm nghệ thuật, chúng ta không cần tìm đến các nhà đấu giá.


Không phải ngày nay chúng ta có ít nghệ sĩ tài năng hơn xưa; chỉ là họ đang tạo ra các loại hình nghệ thuật khác nhau. Nếu âm nhạc là nghệ thuật của Vienna thế kỷ 18, và các bản hoạ của Thời kỳ Đen tối ở Bắc Âu, gốm sứ của triều đại nhà Minh, đồ đất nung của người Samanids, đá cẩm thạch của Hy Lạp cổ đại, tranh sơn dầu của Hà Lan, tranh khảm của Byzantines, và …, thì có lẽ điện ảnh (cùng với người anh em họ của nó, truyền hình và tiểu thuyết mặc dù là hình thức nghệ thuật gây tranh cãi của trò chơi điện tử) là loại hình nghệ thuật của thế kỷ 21. 


Nếu ngày nay Polycleitus hoặc Niccolò được sinh ra lần nữa, thì họ sẽ làm gì? Khắc những người cầu thủ đá banh, bóng rỗ bằng đá cẩm thạch? Điêu khắc và khuôn cửa tu viện? Tu viện ngày nay ít được con chúa đi lễ, các giáo xứ phải bán hay cho thuê nhà thờ để có tiền trang trải chi tiêu. Rất có thể cuối cùng họ sẽ làm một công việc bình thường. Và, nếu không chỉ đơn giản là chia sẻ tác phẩm nghệ thuật của họ trực tuyến, họ có thể đã đóng góp các tác phẩm của mình vào những loại hình nghệ thuật hiện đại khi họ còn sống.


Ông Michelangelo mất 5 năm mới vẽ được bức tranh ở trần nhà của nhà nguyện Sixtina ở Vatican. Chỉ có nhà thờ nuôi ông ta nên mới có thời gian để sáng tác. Tương tự các hoạ sĩ thời Phục Hưng đều được các giới quý tộc bao che, nuôi ăn để sản xuất các tác phẩm xuất thần cho hậu thế.

Thấy tấm ảnh này trên mạng. Có người kêu là ông hay bà mới đổ cử nhân, nên trở lại đại học.

Tìm những nghệ sĩ vĩ đại của thế kỷ 21 ở đâu? Chúng ta phải xem xét các loại hình nghệ thuật hiện đang phổ biến và được yêu thích nhất, mang lại những khả năng lớn nhất cho việc làm và biểu hiện và nghề thủ công, được chăm sóc với sức sống nhất, có tiềm năng lớn nhất để được tôn trọng, tôn kính và thành tựu. Trên tất cả, chúng ta không được khép kín tâm trí mình trước khả năng Nghệ thuật không còn như trước đây; các hình thức mới được phát minh và hình thức nghệ thuật thống trị của thời đại có thể thay đổi. Có lẽ đây là những gì đã xảy ra, và khi than thở về sự suy tàn của nghệ thuật, chúng ta chỉ đơn giản là không nhận ra nghệ thuật thực sự vĩ đại mà chúng ta đã được bao quanh.


Hôm qua có 1 số người ghé vườn mình chơi. Có một chị đến để cảm ơn Lửa Việt qua Masks Save Lives đã tặng viện dưỡng lão của chị khẩu trang và diện trang. Trong số người đến chỉ có một anh là hiểu lý do mình mời mọi người đến hái bơ. Anh ta cảm nhận không gian quá tuyệt vời nên xin phép hôm sau trở lại. Ngoài ra những người khác đến để hái bơ rồi về. Mình chỉ họ đi đến chỗ hái bơ còn mình phải làm việc, cưa cây. Có ông thần nào cứ đi theo mình hỏi chuyện, mình mất lái xe 2 tiếng khi lên vườn, nên tranh thủ thời gian làm việc nên bận không trả lời anh ta nhiều. Anh ta kêu mình ít nói. Trên vườn chỉ thấy sóc và coyote, thêm rắn nên mình quen không nói. Hy vọng anh ta không giận, ở Bolsa thì mình nói chuyện được nhiều chớ trên vườn thì lo làm việc. Nông dân chỉ biết cày nên ít nói chuyện.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn