Khoai Tây Khoai Mỹ Khoai Ta

 

Sáng nay, trả nhà mướn, cả đám trực chỉ hướng Tây rồi xuôi Nam, chạy qua tiểu bang Idaho, được xem là vựa khoai Tây của Hoa Kỳ. Nơi mỗi năm có đến 300,000 mẫu khoai Tây được trồng và cung cấp 13 tỷ cân anh khoai Tây cho Hoa Kỳ và thế giới. Đi chuyến này cả đám chạy qua 6 tiểu bang, Nevada, Arizona, Utah, Wyoming, Montana và Idaho.


Công viên quốc gia Yellowstone được xem là công viên đầu tiên của Hoa Kỳ, nằm giữa 3 tiểu bang, Wyoming, Montana và Idaho. Phải công nhận lớn thật, chạy xe oải cả người cả tuần lễ vẫn chỉ chạy vòng công viên. Mỗi ngày chạy cả 5 tiếng. Tiểu bang Montana thì buồn lắm, to lớn, dân thưa nhưng phong cảnh trong Yellowstone thì đẹp nhất nơi này, núi cao hùng vĩ, mình tính đi xa hơn nhưng sợ 9 bà chạy loạn khắp nơi nên không dám. Chú trọng xung quanh đại vực của dòng sông YellowStone.

Thác nước và dòng sông Yellowstone, có các suối nước nóng phun lên

Người Việt mình gọi là khoai Tây, khác với khoai lang vì được người Pháp đem giống qua Việt Nam trồng mà Đà Lạt là nơi thích hợp nhất. Lịch sử cho thấy khoai Tây được người Tây Ban Nha phát hiện ra khi họ đổ bộ lên xứ Peru, thấy dân bản xứ trồng ăn, đem giống này về trồng tại Âu châu, giúp người Âu châu thoát nạn đói, khi thất mùa lúa mì. Trước thế kỷ 16, người Âu châu hay chết đói khi bị thất mùa lúa mì. Nên dân tình hay muốn phiêu lưu mạo hiểm ở các đất đai xa xôi để mong kiếm vàng, để được giàu sang Phú quý. Khi họ đến Nam Mỹ muốn kiếm vàng nhưng không ngờ khoai Tây là vàng của họ, đem về trồng giúp dân họ thoát cảnh chết đói.


Điều vui là khoai tây được người Tây Ban Nha phát hiện ra, đem về Âu châu rồi khi người Anh quốc chiếm đóng Bắc Mỹ thì lại đem các giống khoai tây ở Ái Nhỉ LAn sang Bắc Mỹ để trồng nên đa số khoai tây của Hoa Kỳ ngày nay đều xuất xứ từ xứ Ái Nhỉ Lan.


Theo thống kê, tiểu bang Idaho sản xuất 1/3 tổng sản lượng khoai Tây hàng năm của Hoa Kỳ. Ngoài ra thì tiểu bang Hoa Thịnh Đốn đứng thứ nhì với 20% tổng lượng sản xuất. Tháng trước mình đến vùng này thì công nhận mưa nhiều giúp khoai Tây lớn nhanh. 


Ở Peru họ có trồng loại khoai Tây màu tím đỏ và đen trên núi và được cất giữ lâu nghe nói ăn rất tốt cho sức khỏe. Dạo đi Machu Picchu mình có ăn được một lần. Họ gọi papás secas (khoai Tây khô) và một loại khác gọi chunos ăn rất lạ. Nay họ nhập cảng khoai Tây từ Bắc Mỹ để trồng cho dân họ ăn. Chán Mớ Đời 


Trên thực tế thì khoai Tây không được người Âu châu chấp nhận như một loại ngũ cốc để ăn vì lý do tín ngưỡng. Họ không ăn quả dưới đất. Cho rằng là thức ăn của quỷ dữ. Chỉ có quân đội viễn chinh Tây Ban Nha được ăn khi đi đánh trận khắp nơi trên thế giới. Rồi ngư phủ Tây Ban Nha đi đánh cá gần Aí nhỉ Lan đem theo và du nhập vào xứ này rồi sau này được đem qua Bắc Mỹ. 


Người Pháp bắt đầu ăn khoai Tây nhờ ông Antoine Parmentier khuyến khích người Pháp vì có nhiều chất dinh dưỡng hơn lúa mì. Có nhiều món ăn pháp được mang tên của ông Parmentier.


Viếng viện bảo tàng khoai tây với món khoai tây nướng với kem sữa chua

Mình hỏi mấy bà có muốn xem viện bảo tàng về khoai Tây thì cả xe đồng ý nên tấp vô thành phố Blackfoot, để viếng viện bảo tàng khoai tây.


Hóa ra nhờ các hầm mỏ ở tiểu bang Montana đã giúp ngành canh nông khoai tây được phát triển mạnh tại tiều bang Idaho. Vùng này rất thích hợp cho việc trồng khoai tây. Ban ngày trời nóng nhưng ban đêm thì lạnh, họ bắt đầu trồng khoai tây vào mùa Xuân và đào củ khoai lên vào tháng 9. 


Loại khoai này uống nước khá nhiều, 24 inch cho suốt 6 tháng trồng. Ngoài ra khi xe lửa được khai thác và các công ty xe hoả phát triển, thành lập các đường xe hoả đến tiểu bang Idaho, giúp vùng này phát triển trồng khoai tây để chuyên chở bán khắp nước Mỹ.


Lần trước, mình viếng thăm công viên Yellowstone, có viếng một công ty trồng khoai tây và bán vì quen ông chủ vựa khoai tây. Họ cho viếng thăm công ty, giải thích cho mấy đứa con trồng khoai ra sao, rồi cho vào nhà máy rữa, lọc quả to quả nhỏ để đóng thùng bán còn quả bị hư hư thì làm potato chip nên từ đó mình hết dám ăn loại này. Kỳ này thì ông chủ mới qua đời mấy tháng trước nên không đưa mấy bà vào xem.


Nhà mình khi xưa, trước Mậu Thân có vườn trong Suối Tía, Ấp Bồng Sơn. Nhà trồng Bắp sú và khoai Tây. Khoai tây không gieo hột như các loại rau khác. Mình nhớ cứ mỗi lần thu hoạch xong thì bán nhưng vẫn giữ lại độ 3,4 cần xé khoai tây. Mấy ông làm vườn, bắt mình ngồi với vợ của họ, cắt mỗi củ khoai ra thành vài phần để ủ, vài tuần sau thì mọc mầm rồi đem ra mấy vồng khoai để trồng. Cứ như thế sau mỗi vụ. Dạo ấy nhà vườn ăn đồ sâu nên mỗi lần đến mùa cắt bắp sú hay khoai tây là đem về nhà ăn đồi hơi bị hư mệt thở. Ông cụ hay đem đồ tốt tặng bạn bè hàng xóm, nay mình lại đem bơ cho hàng xóm.


Trên xa lộ thấy dấu bảng hiệu viện bảo tàng khoai tây nên mình hỏi mọi người rồi chạy vào xem. Viện bảo tàng này sử dụng ga xe lửa cũ và lấy tiền du khách 6 đô mỗi người. Cao niên thì được bớt 10%. Điểm nhấn là trước viện bảo tàng họ để củ khoai tây to đùng và kem mà người Mỹ hay ăn. Baked potatoes with sour cream. Mấy bà tha hồ chụp hình toả nắng, tạo dáng. Mình lòng vòng đi xem, họ có cả kính RV để xem người ta thu hoạch khoai tây ra sao.


Họ cho biết cơ quan NASA đang thí nghiệm trồng khoai tây cho trên không gian, cách thu hoạch ra sao, có thể sẽ áp dụng kỹ thuật này tại Hoa Kỳ. Mình thấy họ có một quầy bán các món khoai tây, muốn ăn thử khoai tây chiên nhưng họ kêu máy bị hư. Chán Mớ Đời 


Ra xe, chạy về đến Salt Lake City để đưa hai bà ra phi trường, bay về Seattle và San Jose. Sau đó cả đám ghé phố tàu ăn lẩu mệt thở rồi chạy về Saint George ngủ qua đêm. Mai về Cali sớm. Đi 10 ngày nay chạy hơn 3,000 dặm. Mệt đứ đừ. May có chị bạn dám chạy xe phụ nên cũng đỡ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn