Sáng nay, dậy đi tập võ từ 5:30 sáng về thì nhận tin tức thiên hạ gửi hình ảnh về Đà Lạt bị sụp tường talus như mấy năm trước, ở đường Khe Sanh, gần xóm Bà Thái ngày nào. Mình chỉ ngạc nhiên là các vụ sạt lỡ ít xẩy ra vì khi về Đà Lạt, mình có tò mò đi xem máy chỗ họ lấy đất đồi để làm nhà khiến mình thất kinh.
Mỗi lần về Đà Lạt thăm nhà, có anh bạn chở lòng vòng viếng Đà Lạt thì mình thất kinh vì dân cư gia tăng, họ lấy đất của đồi để xây nhà. Ở ngoài Đà Lạt thì toàn là vườn che nylon nên không biết nước mưa xuống trôi về đâu. Nói chung cây cối là họ chặt xem như hết. Thời Việt Nam Cộng Hoà thì trồng cây khắp nơi, nay thì chặt hết tàn tích của chế độ cũ.
Hình vẽ của một đứa béĐiển hình là đường Hai Bà trưng, xung quanh khu nhà mình. Lần cuối về, thấy họ lấy đất của đồi để xây nhà sâu vào trong đối diện nhà ông Lào. Thấy họ làm talus bằng đá ong hay bê tông rất sơ sài. Mình lo ngại nhất là kỹ thuật của họ xây, rất đơn sơ lại không để các lỗ thoát nước. Mình đi xuống cầu Cẩm Đô, toàn là nhà. Họ lấy đất của cái đồi lên nhà thương cao vời vợi để xây nhà nên mình hơi lo cho gia chủ vùng này vì một ngày đẹp trời, trời mưa nhiều là mệt. Lý do là cây cối khi xưa đều bị chặt hết để lấy đất.
Thường các talus được xây thì người ta phải để mấy ống nước có lỗ nhỏ phía sau tường để nước thấm đất, tự nhiên tìm ra chỗ khác, chảy rỉ qua các lỗ của ống nước rồi được dẫn về các nơi có lỗ hổng để chảy ra ngoài trời, để tránh nước đọng, sẽ làm bể tường.
Đà Lạt nếu mình không lầm các đồi đều là đất sét, càng nguy hiểm nữa vì không giữ nước lâu. Mấy căn nhà to đùng mấy tầng xem như là đập đi, không dám xây lại. Mình không hiểu kỹ sư hay kiến trúc sư thiết kế, tính toán ra sao mà cho làm cái tường kè cao 35 mét cao. Họ chỉ làm 2 thang cấp talus đâu 10 mét trên đồi, (phỏng theo căn Nhà đang xây độ 3-4 tầng) còn phía dưới lại không có talus, nơi mà cần nhất, xem như cái móng của tường trên cao. Mấy người ở miền thượng du, làm các thang cấp để trồng lúa. Đà Lạt có thể làm kiểu đó thì bớt nguy hiểm bị lỡ đất. Chán Mớ Đời
Ở gần nhà mình trên con đường Cannon, cách đây 10 năm, có vụ sạt lỡ cái đồi. Có tên nào sử dụng các loại gạch bằng xi măng để làm tường chắn thay vì đổ bê tông như trước đây. Xui cho là năm ấy bị El nino nên mưa nhiều thế là bị sạt lỡ, tên thầu khoán phải đền mấy triệu. Chắc bỏ chạy nên thành phố phải làm lại.
Vấn nạn của Đà Lạt là không có hệ thống hạ tầng cơ sở về ống cống thoát nước dơ. Mình có hỏi người Đà Lạt mà không ai có thể trả lời. Các cầu tiêu khi xưa, mình nhớ làm các hầm phốt để chứa, khi đầy thì kêu xe đến hút đem đi. Nay thì mình không biết họ có làm hệ thống như tại Hoa Kỳ, là gắn cái ống nước thải từ nhà chảy ra đường, gắn vào một ống cống to đùng, chảy về chỗ nào để tái sinh nước để tưới cây cối, công viên rồi thải những gì còn lại ở đâu đó. Vườn mình ở Riverside, không có vụ này nhưng ở Quận Cam thì có đầy.
Toàn là nylon, phản áng sáng mặt trời nên làm không gia nóng. Vấn đè là không biết nước mưa trôi về đâu. Họ có trữ lại để tưới vườn hay không.Thời mình ở Đà Lạt, lấy thí dụ khu vực nhà mình ở Hai Bà Trưng. Nước mưa trên cao chảy xuống đường Hai Bà Trưng, có một cống rãnh bên dãy nhà số lẻ. Cống rãnh này chảy xuống vườn cạnh nhà ông Ngọc số 49. Chỗ này có ông cống chảy dưới đường qua nhà ông cảnh sát, chảy ra suối, chảy về Lò Gạch rồi Cam Ly. Tương tự phía bên Phan Đình Phùng, nước từ Hàm Nghi chảy xuống hệ thống cống rãnh ở đường Phan đình PHùng rồi chảy xuống con suối chỗ vườn ông Ba Đà,… rồi chảy về Lò Gạch, rồi Cam Ly. Phía khu Hoà BÌnh thì chảy xuống Duy Tân, Mình Mạng, còn dưới chợ thì nước cống chảy ra ấp Ánh Sáng nơi cái suối, chảy về Cam Ly do đó thác Cam Ly rất hôi vì bao nhiêu cống rãnh Đà Lạt chảy về đây.
Từ từ họ chặt hết cây, xây talus, đào đất xây nhà rồi bội sạt lỡ phái dưới thì ống cống chảy xuống. Xong omChỉ nghe nói là hồ Xuân Hương ngày nay rất hôi, vì bao nhiêu cống rãnh đều tuôn ra đó. Cứ tưởng tượng khu Chi Lăng đỗ xuống hồ Than Thở, còn từ nhà ga xe lửa, Phan Chu Trinh thì bao nhiêu cống rãnh chảy ra con suối chảy về ra hồ Xuân Hương. Các khu vực cạnh grand lycee nay nhà cửa mọc lên nhiều, cống rãnh sẽ thoát ra hồ. Du khách ra Thuỷ Tạ, Thanh thủy, đi pédalo, tha hồ mà hít mùi thối của thị dân Đà Lạt.
Có tấm ảnh mình hơi ngại ngờ là Photoshop nhưng nếu thiệt thì hồ Xuân Hương lãnh nợ. Không thua gì năm 1932, khi bão lụt làm cái đập vỡ.Mình có thấy mấy tấm ảnh Đà Lạt bị lụt. Những nơi trên cao thì không bị vấn đề này nhưng các vùng thấp như Phan Đình PHùng, Cường Để, Hoàng Diệu thì mình đoán sẽ gặp cảnh này vì bao nhiều nước trên cao đỗ xuống mà không có hệ thống thoát nước. Nhớ đi Saudi Arabia, họ có làm các ống cống to đùng nhưng ít mưa, cát chui vào lấp đầy. Thế là khi mưa là bị ngập. Chán Mớ Đời
Tấm này mới nhận được rõ hơnĐà Lạt nay đông dân cư. Đi taxi là nghe mấy bác tài kể là có họ hàng ở đây nên bỏ Bắc vào đây kiếm ăn nên cần nhà cửa thêm. Đất chỉ có chừng đó thì họ cứ đào đất xây nhà không có hạ tầng cơ sở để giải thoát các chất dơ, nước bẩn thì sớm muộn gì cũng có vấn đề.
Mình đoán là những gì còn lại của cái talus. Nếu họ xây talus kiểu này thì sai và thiếu cây sắt thêm đổ thiếu xi măng là ngọng. (Hình do mấy người quen ở Đà Lạt gửi cho)Hóa ra họ xây tường talus để xây nhà phía trên thì bị sạt lỡ.Ở Cali này, theo chính phủ cho biết, cần thêm 5.5 triệu căn hộ để có thể chứa đủ số dân cư ở đây, vừa di dân lậu vừa người Mỹ. Chính phủ tiểu bang ra sắc lệnh, bắt các thành phố chia lô thêm để xây nhà nhưng các tỉnh cứ trơ trơ ra vì họ không muốn phá vỡ môi trường sinh thái. Họ biết là phá vỡ, xây cất thêm sẽ giết chết môi trường. Con cháu họ sẽ gánh hậu quả.
Đây là một cảnh người Đức đã phá bê tông để làm công viên, trồng cây giúp bảo vệ môi trường sinh tháiĐây là những sai lầm khi phát triển đô thị của Tây phương. Nay họ giác ngộ sai lầm và tìm cách sửa chửa lỗi lầmMuốn cứu Đà Lạt chỉ có cách là không cho xây cất thêm, dời trung tâm hành chính về Bảo Lộc cho gần phi trường Long Thành trong tương lai. Từ từ sửa chửa lại hạ tầng cơ sở Đà Lạt được xây cất từ thời Tây, thời Việt Nam Cộng Hoà có làm chút chút nhưng vì chiến tranh và mấy ông kẹ phá. Họ đặt Mìn phá cái đập Đa Thiện nhưng nhờ Việt Nam Cộng Hoà xây kiêng cố, nay thì họ phá vô tư. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn