Leo núi làm gia tăng lượng đường trong cơ thể

 Sau 7 ngày leo đường mòn Saltakay-Inca đến Machu Picchu, đỉnh cao nhất là 18,600 bộ anh, còn toàn là đi xuống đến Machu Picchu là 7,970 cao bộ anh. Khi về lại Cali, mình lấy máu vì có hẹn với bác sĩ. Thay vì lượng Glucose xuống như mình nghĩ vì trong suốt chuyến đi, mình không ăn tinh bột, cơ thể xuống đâu 10 cân Anh, bụng thon lại khiến mụ vợ ganh tỵ. Khi xem kết quả thì thấy lượng đường của mình A1C lên như lên núi. Thế lầy nà thế lào?

Mình suy nghĩ là nếu không ăn tinh bột, không ăn đường thì cơ thể, sau khi tiêu thụ hết chất đường trong huyết quản, tự động cơ thể sẽ lấy chất béo ở bụng để đốt biến thành năng lượng cho cơ thể hoạt động như vậy lượng đường trong huyết quản của mình sẽ giảm vì sẽ bị đốt hết trước khi cơ thể lấy chất béo để tạo năng lượng. Đó là cách vô thất gián đoạn, intermittent fasting để giảm lượng đường và chất béo trong người. Đây thì mình xuống cân nhưng lượng đường lại gia tăng. Không hiểu. Trong khi đó bác sĩ mình lại kêu uống thuốc tiểu đường. Mình kêu cho mình một tháng rồi sẽ nghe lời. Xin nhắc lại các tiêu chuẩn ngày nay, bác sĩ dùng để cho thuốc.

Thí dụ bệnh tiểu đường loại II, trước đây được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL(7.8mmol/L). Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L) hay bớt 10%, lập tức có thêm 1.700.000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời). Từ 100mg/dl đến 125mg/dl, được xem là tiền tháo đường, bác sĩ bắt uống thuốc mệt thở để phòng ngừa. Cứ 3 tháng đến để bác sĩ kê toa lấy chút tiền.


Cholestérol: Năm 1998, ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL. Xem như gần 20%. Lập tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42.600.000 bệnh nhân có cholesterol cao trong máu. Các nhà bào chế có thêm được 86% “khách hàng” mới. Mình nghĩ trong tương lai, bọn công ty dược phẩm và ngành y khoa sẽ hạ xuống nữa và ai cũng phải uống thuốc để chúng giàu.


Mình thắc mắc vì một tháng sau đi lấy máu lại thì lượng đường xuống bình thường. Không hiểu lý do. Hôm trước, tình cờ nghe một ông bác sĩ trên một diễn đàn y tế, nói leo núi cao, phải cẩn thận nhất là các người bị tháo đường vì trên cao độ, lượng đường sẽ thay đổi vì thiếu oxygen. Tò mò mình đọc thêm tài liệu của NIH thì chới với.


Khi xưa, đi học, ông thầy giải thích là trọng lực khiến đa phần oxygen nằm dưới cao độ 18,000 cao bộ. Cơ thể chúng ta có thể hoà nhập với cao độ trong một thời ngắn. Do đó mới thấy mấy người leo núi Everest, đeo bình oxygen mệt thở.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen ngồi nhìn khu vực Machu Picchu từ đỉnh núi Picchu. Thấy mấy con đường để xe buýt chở du khách lên thăm viếng. Nhóm mình đi từ dãy núi phía sau. Leo lên cao nhất rồi từ từ đi xuống. Mấy ngày đầu chới với nhưng từ khi nhập vào đường mòn Inca thì dễ vì chỉ có đi xuống. Ai đi đây thì nên đi đường mòn Inca thôi, đừng có ngu dại đi từ Saltakay như mình. Một lỗi lầm lớn.

Khi đi bộ đường dài ở độ cao hơn, chúng ta sẽ nhận ra tình trạng tăng thông khí. Khi lên cao, ta thường thấy mình thở nặng nề và có thể cảm thấy dễ thở. Đối với hầu hết chúng ta sống gần mực nước biển. Khi ít oxy hơn, chúng ta bắt đầu tăng thông khí để giúp thải CO2 dư thừa (carbon dioxide) và tăng tỷ lệ không khí trong lành qua phổi. Khi PaCO2 (áp suất riêng phần của carbon dioxide trong máu) giảm xuống, độ pH tăng, chúng ta có thể bị nhiễm kiềm hô hấp. Điều này giảm dần theo thời gian do bài tiết bicarbonate ở thận, nghĩa là thận bài tiết bicarbonate dư thừa bằng cách giảm bài tiết ion hydro. Điểm này giúp mình ít để ý tới khi leo núi, hay bị mót tè.


Người ta cho rằng tình trạng thiếu oxy cấp tính (thiếu oxy) ức chế quá trình trao đổi chất oxy hóa trong khi tập thể dục, điều này buộc đẩy nhanh quá trình đường phân để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của cơ bắp đang co lại, gắng sức về thể chất thường làm giảm lượng đường trong máu.


Nghiên cứu được thực hiện ở độ cao cực cao cho thấy rằng những thay đổi về độ bão hòa oxy trong động mạch (về căn bản là ít oxy hơn trong động mạch của chúng ta) khi tiếp xúc ngắn hạn (<7 ngày) với độ cao làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, điều này có thể làm tăng sản xuất glucose ở gan (sản xuất glucose trong gan). Đây là lý do mà lượng đường của mình gia tăng.


Nồng độ máu:

Cơ thể chúng ta cũng phản ứng bằng cách tăng lượng huyết sắc tố trên mỗi đơn vị máu. Điều này dẫn đến khả năng vận chuyển oxy (O2) lớn hơn. Đây là lý do tại sao nhiều lực sĩ chọn tập luyện và hoặc ngủ ở độ cao, một loại doping tự nhiên. Các tuyển thủ bơi của Hoa Kỳ, đều tập dượt trước khi đi dự thế vận hội tại Colorado, ở trên núi giúp O2 được truyền tải nhiều hơn nên khi đi thi đấu thì họ khoẻ lắm. Tương tự khi đội tuyển túc cầu Mễ Tây Cơ thi đấu, họ đều cho thi đấu trên núi, các cầu thủ đối phương không quen ở cao độ, chỉ chạy độ 30 phút là ói burrito nên đa phần không có ai thắng đội tuyển nhà cả.


Lượng máu tim bơm ra: khi leo núi cao, lượng đường trong cơ thể có thể thay đổi mà người bị bệnh tiểu đường có thể gặp trở ngại. Khi mình leo núi Whitney và Kilimanjaro, trong toán có mấy người có cái bụng khá to, họ mau mệt và cuối cùng bỏ cuộc. Nay đọc tài liệu này mình mới hiểu vấn đề. Lý do lượng đường mình lên cao sau khi xuống núi.


Khi leo lên độ 3,000 mét cao độ, cơ thể hay bị say núi “mountain sickness,” oxygen giảm vì khí quyển loãng (“hypoxia”). Cơ thể thường gặp các triệu chứng như:

* Hụt hơi;

* Tăng nhịp tim;

* Buồn nôn;

* Mệt mỏi;

* Mất khả năng ăn uống.

Mình nhớ khi đến thành phố Cuzco, độ cao đâu 11,200 cao bộ anh (3,400 mét) thì bị hụt hơi. Tối mình với anh bạn đi ăn về, lại bò về khách sạn trên cao, phải đứng lại thở. Ngày đầu tiên rời Cuzco là chới với, thở không ra hơi. Qua ngày hôm sau thì đỡ hơn. Khi về đến đường mòn Inca thì khoẻ re vì chỉ có đi xuống nên có oxygen nhiều nên khoẻ đời.


Khi cơ thể không thể chuyển hóa chất béo thành nhiên liệu với tốc độ đủ cao cho nhu cầu năng lượng của mình, cơ thể sử dụng glucose từ thực phẩm. Vì vậy, ở cường độ cao hơn, chúng ta đốt cháy (và cần) nhiều glucose hơn. Vấn đề là mình không ăn tinh bột, vì theo chế độ Keto chỉ ăn thịt và rau cải nên thiếu Glucose rất nhanh.


Khi leo núi Kilimanjaro, mình nghe kể một nhóm trẻ từ Đức quốc sang, đi nhanh lên núi khiến cơ thể họ không quen dần ở cao độ nên không leo lên đỉnh núi được. Để giúp cơ thể quen với cao độ, hướng dẫn viên cho mọi người đi lên cao, ngồi ăn uống rồi đi xuống vùng thấp hơn để ngủ qua đêm. Ngày nào cũng vậy ngoại trừ đêm leo lên đỉnh thì cứ leo lên rồi đi xuống. Khởi đầu vào lúc 12 giờ đêm, đến gần 8 giờ sáng mới đến đỉnh, chụp hình được 5 phút rồi đi xuống.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen lên núi Kilimanjaro

Leo núi quá nhanh có thể dẫn đến say núi, trong khi duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh. Những người mắc bệnh tháo đường có nguy cơ mắc chứng say núi cao hơn, nhưng họ phải cẩn thận để không nhầm lẫn với chứng hạ đường huyết, có liên quan đến các triệu chứng tương tự.


Họ khuyên chúng ta leo núi là uống nước cho nhiều. Mình nhớ có lần leo lên đỉnh Baldy, gặp một ông mỹ con đi xuống, như muốn xỉu, xin nước. Mình cho nữa lít nước, hắn mừng quá. Hắn leo lên núi mà chỉ đem có bình chưa tới nữa lít nước. Mình đem theo chà là vì có nhiều Potassium hơn chuối, dễ đem theo, nhẹ. Mình mua ở vườn thằng bạn, hữu cơ, để đông lại, rồi đem đi ăn.


Khi leo núi Kilimanjaro thì đỡ hơn vì đi lâu hơn và ban ngày lên cao rồi chiều xuống thì đi xuống thấp hơn để cắm trại ngủ qua đêm. Rút kinh nghiệm của Peru, mình ăn tinh bột như cơm hay khoai tây, bánh mì để cơ thể đốt nhanh hơn trước khi đụng đến lượng mỡ ở cái bụng. Khi leo Machu Picchu, mình không ăn tinh bột nên cơ thể làm việc nhiều, phải lấy lượng mỡ ở bụng để đốt khiến mình mau mệt.


Một số nghiên cứu đã được thực hiện để hiểu độ cao ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh Tháo đường loại 1. Đây là những kết quả qua các cuộc thử nghiệm:


Các nghiên cứu cho biết độ cao đầu tiên dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Việc thiếu oxy gây căng thẳng cho cơ thể và xuất ra các hormone (adrenaline, noradrenaline và cortisol). Với sự hiện diện của các kích thích tố này, gan thải ra nhiều glucose (đường) và hiệu quả của insulin bị giảm đi (kháng insulin). Mình nghĩ đây là lý do mình bị đường cao hơn trước khi leo núi. Lá gan bị ép thải ra Glucose.

Sau 2 năm sinh sống tại Hoa Kỳ.nhập gia tuỳ tục, mập ú

Dưới đây là một vài yếu tố để giải thích cho kết quả này:

* Một số cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn do thiếu oxy và hoạt động thể chất;

* Glucose được đào thải dễ dàng hơn khi cơ thể thích nghi với độ cao. Mình không ăn tinh bột ở Peru, nên không có Glucose nhiều, cơ thể sử dụng chất béo ở bụng để đốt nên rất lâu, khiến mình hơi mệt. Ở Tanzania thì mình rút kinh nghiệm, ăn cơm bánh mì, dù không ngon cũng phải nuốt nên không lâm vào trường hợp ở Peru.

* Chán ăn thường xảy ra ở độ cao lớn và có thể dẫn đến giảm lượng thức ăn ăn vào. Lên núi cao thì metabolism thay đổi vì hoạt động nhiều nên hay bị đại tiện. Mình nghe lời trưởng toán, uống nước gừng thì không bị lộn xộn trong bụng. Ở Peru, thì họ cho nhai lá CoCa, giúp cơ thể ít thay đổi.

Kết quả nghiên cứu 3 thành phố ở 3 độ cao khác nhau ở Saudi Arabia 

Kết quả dựa trên tiêu chuẩn 12 g/dl cho phụ nữ và 13 g/dl cho nam ở Saudi Arabia 


Tình cờ đọc được một nghiên cứu ở bên Arabia Saudi vì xứ này có núi cao, và người dân lên núi ở cho mát vì sa mạc thì quá nóng. Xem ra ai mà có lượng đường cao thì nên cẩn thận khi leo núi độ cao hơn (3000–5000 m) có thể dẫn đến hạ đường huyết và tăng đường huyết ở những người đi bộ và leo núi mắc bệnh tiểu đường, tùy thuộc vào tốc độ đi lên và độ cao đạt được. Điều này một phần được cho là do giảm lượng thức ăn và chậm hấp thu tinh bột vào bữa ăn, cũng như mức độ gắng sức nhiều và tăng cường tập luyện. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ cao, nhu cầu insulin có thể cần phải giảm tới 50%, trong khi những nghiên cứu khác lại cho thấy nhu cầu insulin tăng lên ở độ cao khắc nghiệt có lẽ do sự gia tăng hormone phản điều hòa do độ cao gây ra. Cái này tuỳ cơ thể của mỗi cá nhân nên cẩn thận. Bác sĩ cứ xem kết quả của thử nghiệm máu mà kê toa, không cần biết là ở độ cao thì lượng đường cao hơn ở dưới thấp.

Bảng kết quả thử nghiệm về lượng đường ở ven biển và trên núi

Nếu gặp trường hợp này, có thể bị ngất nên tốt nhất là leo núi nên có người đồng hành khi chúng ta đã cao tuổi. Ở độ cao lớn, nhu cầu insulin bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây hạ đường huyết (tập thể dục, giảm lượng ăn vào) và các yếu tố làm tăng lượng đường trong máu (tập thể dục cường độ cao trong thời gian ngắn, căng thẳng hoặc chứng say núi cấp tính (AMS) làm tăng các hoóc môn điều hòa ngược). Vì vậy, việc duy trì mức đường huyết ổn định đòi hỏi rất nhiều thử nghiệm và sai sót, thu thập kinh nghiệm và sẽ phụ thuộc vào độ cao và nỗ lực. Hiểu biết về tinh bột có thể giúp chúng ta khi leo núi và đi bộ xuyên rừng ở độ cao. Chúng ta nên hỏi bác sĩ trước khi khởi hành. Ngoài ra, theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu sẽ giúp xác định những thay đổi bất ngờ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn