Đôi bàn tay của cha

 

Có một sinh viên vừa tốt nghiệp đi xin việc. Một hôm, sau khi qua vòng sơ khởi, anh ta được vị giám đốc công ty phỏng vấn. Viên giám đốc chậm rãi đọc Resume của anh sinh viên, rất tốt, điểm tốt. Cuối cùng hỏi: “anh có học bổng trong thời gian đi học?”.


Chàng thanh niên trẻ đáp dạ không. Bố mẹ anh trả tiền cho anh ăn học đại học? Dạ vâng, chàng thanh niên đáp. Vị giám đốc hỏi, bố anh làm nghề gì? Anh thanh niên kêu bố tôi làm thợ mộc. Vị giám đốc hỏi thanh niên cho ông ta xem đôi bàn tay. Thanh niên đưa cho ông ta xem đôi bàn tay mềm mại và móng tay được cắt sạch sẽ.


Vị giám đốc hỏi anh có bao giờ phụ giúp bố anh khi rảnh rỗi. Dạ thưa không, bố tôi chỉ muốn tôi học và đọc sách. Ngoài ra ông ta rành nghề này hơn mấy chục năm, cưa gỗ hay hơn tôi. Tôi không biết bào đục gỗ hay đóng Đinh.


Cuối cùng ông giám đốc nói; tôi có một đòi hỏi trước khi nhận anh vào làm. Tối này khi về nhà, anh rữa tay của cha anh khi ông ta trở về nhà. Ngày mai đến gặp tôi vào lúc 7 giờ sáng.


Chàng thanh niên cảm thấy vui vẻ vì điều kiện quá dễ. Anh ta về nhà, đợi bố về và nói vị giám đốc muốn con rữa tay cho bố trước khi ông ta nhận con vào làm.


Ông cha ngạc nhiên, không biết ông giám đốc vớ vẫn nào nhưng đồng ý để cho người con trai rữa tay mình lần đầu tiên trong đời.



Người con trai khi rữa tay bố mình thì mới phát giác lần đầu tiên đôi bàn tay của bố mình bị tàn phá sau bao nhiêu năm tháng làm thợ mộc để anh có thể đi học, tốt nghiệp đại học.


Những bàn tay chai cứng, nức nẻ này đã giúp anh ta có áo quần mới, chơi game, máy điện toán, xe hơi xịn hơn chiếc xe cà rịch cà tàng của Bố. Sau khi rữa tay của bố, anh ta ngồi lắng yên, suy nghĩ. Tối đó sau cơm tối, hai cha con nói chuyện nhiều như chưa bao giờ về cuộc đời. Sau đó, anh ta thay cha để quét dọn chỗ làm việc đóng bàn ghế của bố.


Sáng hôm sau, thanh niên trở lại gặp vị giám đốc. Vị giám đốc hỏi anh có thực hiện yêu cầu của tôi. Chàng thanh niên đáp dạ thưa có. Tôi rữa tay cho bố xong thì dọn dẹp cái shop của ông ấy. Bây giờ tôi hiểu nếu không có bố mẹ tôi thì tôi không có được ngày hôm nay.


Khi rữa tay và quét dọn cái shop của bố tôi thì tôi mới nhận ra rất khó tốt nghiệp đại học một mình, nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ. Tôi chợt nhận ra giá trị gia đình và sự giúp đỡ gia đình để tôi có ngày hôm nay.


Vị giám đốc đáp: tôi tìm kiếm cộng sự viên thấu hiểu nổi khó khăn của những người khác, hy sinh để giúp chúng ta thành công trên đời. Không quan chỉ quan tâm làm việc vì tiền thôi.


Người con từ bé, được cha mẹ bao bọc vì muốn con mình có cuộc đời, tương lai khá hơn mình, dần dà người con tưởng rằng đó là quyền của mình, cha mẹ phải hy sinh đời bố củng cố đời con vô hình trung chúng ta phá hại tương lai con mình khi chúng không biết nhận ra sự biết ơn về sự hy sinh của mình.


Chúng ta có thể cho con chúng ta tiền, thức ăn ngon, căn nhà to lớn, điện thoại loại xịn. Khi chúng ta sơn nhà, quét dọn nhà cửa, nên để chúng tham gia. Có thể các bác giàu có nhưng các bác muốn con mình hiểu được sự việc, đời là gì. Một ngày nào đó, tóc chúng ta sẽ trắng như bố của chàng thanh niên thì có lẻ đã quá trễ.


Điều quan trọng nhất là để đứa bé hiểu sự hy sinh, chúng có được một bữa ăn, một trò chơi, cái bánh sinh nhật là một sự hy sinh của người khác, học sự biết ơn cha mẹ và tha nhân đã giúp đỡ mình. Trên đời, không ai thành công một mình, phải cần sự phụ giúp của nhiều người, nhất là gia đình.


Mình nhớ ông cụ đã trải qua 15 năm tù cải tạo một cách vô lý vì không muốn theo Việt MInh. Du kích bao vây nhà ông bà nội tại quê, để giết những ai không theo họ. May ông cụ đã phòng bị, trốn vào nam được. Nhưng 25 năm sau, họ bò tận vào NAm để bỏ tù ông cụ đến 15 năm. Tuy không được đi học, ông bà cụ mình vẫn cố gắng cho mình học trường Tây rồi đi du học. Mình rất nhớ ơn ông bà cụ. Ngoài chợ Đà Lạt, mình dã thấy nhiều sự hy sinh sinh đời cha mẹ để củng cố đời con. Nay con mình trai hay gái đều cho vào vườn, hái bơ làm vườn vào ngày nghỉ.

Về Việt Nam thăm ông cụ, mình xem đôi bàn tay gầy khô của ông cụ mình sau 15 năm cải tạo khiến mình nhớ đến họa sĩ người Bỉ tên Albrecht Dürer, anh ông ta cũng có khiếu vẽ nhưng gia đình nghèo nên ông anh nói với em, anh sẽ làm phu mõ than, để kiếm tiền cho em ăn học. Khi nào em học xong thì em có thể nuôi anh đi học lại. 


Sau khi tốt nghiệp, người em trở về nhà, báo tin cho anh biết và nói nay anh có thể đi học để đạt giấc mộng của anh. Nhưng khi người em nhìn đôi bàn tay của anh thì bật khóc. Sau bao nhiêu năm làm phu mõ, đôi bàn tay nghệ sĩ đã trở thành chai đá và ông ta đã vẽ đôi bàn tay hy sinh của anh mình.


Cuối tuần này người Mỹ làm lễ ngày từ phụ. Chúc các bác một ngày vui bên gia đình. Nếu ai còn cha thì xin rữa tay cho cha một lần để cảm ơn sự hy sinh của cha mình. Hy sinh đời bố củng cố đời con.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn