Mấy ngày nay, trời Cali vào buổi sáng có mưa lất phất như mưa phùn Đà Lạt khiến mình nhớ ra riết những ngày mưa Đà Lạt khi xưa. Mình được nghe nói đến cụm từ mưa phùn Đà Lạt, khi tham dự ngày giới thiệu trường đại học Đà Lạt, khi nghe lần đầu tiên bản nhạc “cơn Mưa Phùn” tại viện đại học Đà Lạt năm lớp 12.
Hàng năm, viện đại học Đà Lạt có mở cửa một ngày cho các học sinh trung học lớp 12 của các trường tại Đà Lạt, và các vùng lân cận, đến viếng trường để được giới thiệu về các phân khoa, để năm sau, nếu đậu tú tài thì có thể chọn ngành để học tại trường. Hình như tháng 10 hay tháng 11. Tương tự, trường Võ Bị Quốc Gia cũng đưa xe nhà binh đến trường đón các học sinh lớp 12 để được giới thiệu trường, nếu thích thì nộp đơn sau khi đậu tú tài. Chỉ nhớ gặp vị chỉ huy trưởng của trường dạo ấy là tướng Lâm Quang Thơ. Mình không được trường Chiến Tranh CHính Trị mời viếng thăm trường. Nói chung thì mình không thích quân đội, kỹ luật đủ trò. Mình đi hướng đạo được 1 tháng thì ngưng vì bị bắt hít đất Hoài. Chán Mớ Đời
Viện đại học Đà Lạt được thành lập từ năm 1957, thời ông Ngô Đình Diệm, lấy địa điểm của trường Thiếu Sinh Quân của Pháp xưa (enfants des troupes). Cổng vào nằm ngay ngã ba của 3 đường Phù Đổng Thiên Vương, Võ Tánh và Đinh Tiên Hoàng mà người dân Đà Lạt hay gọi Ngã Ba Đại HỌc. Phù Đổng Thiên Vương chạy vào sâu một tí thì có con đường đất dẫn vào Thung Lũng Tình Yêu. Nơi mình hay vào đây mỗi buổi chiều để bơi và dang nắng cho đen, giúp tâm hồn mình trong sáng. Nghĩ lại thì thời gian ấy là khoảng khắc đẹp nhất của mình tại Đà Lạt. Đà Lạt hoang sơ như lòng người Đà Lạt, nay thì về thăm nhà vài hôm rồi chạy, không dám đi đâu. Chỉ thấy hoang tàn của sự bê tông hoá như đã đánh mất bản thể, nguồn gốc của Đà Lạt một thời.
Dạo đó có anh Trương Chí Dũng, học Toán Lý Hoá tại viện đại học Đà Lạt, được thầy Chử BÁ Anh mướn để hướng dẫn học sinh Văn Học giải toán để thi tú tài. Anh ta dặn mình và tên bạn là khi đến cổng đại học thì tìm anh ta, đừng có nghe lời dụ dỗ của mấy cô sinh viên đẹp của Văn Khoa. Tiếng việt mình đâu có rành và văn với khoa. Được cái là dạo ấy mình rất mê gái, nay thì chỉ mê bơ và đồng chí gái. Sau đó, mình được gia nhập một nhóm gồm học sinh các trường Đà Lạt và vài sinh viên của đại học, đại diện nhiều môn để tìm cách thuyết phục mình và đám học sinh trong nhóm theo học ngành họ đang học.
Cổng trường đại học Đà Lạt lúc họ mở cửa là nhao nháo, sinh viên chạy ra kéo học sinh vào toán của họ. Như chợ cá.Học sinh đứng ngoài cổng trường đợi, đến khi cổng trường mở thì được đi vào thì bị các sinh viên chụp cổ, bắt vô nhóm toán của họ. Vui không tả. Gặp anh Dũng réo lại đây. Mừng hết lớn, vô chỗ xa lạ mà gặp người quen là như gặp người yêu sau 1 tiếng đợi chờ. Dạo ấy học trung học nên vào đại học là thấy mấy sinh viên là khớp cơ ngay.
Mình chỉ nhớ trong nhóm có hai tên của lớp mình là Trần Thiện Tân và Phạm Thành Nguyên nhưng đặc biệt là một chị sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, rất xinh, cao và đánh guitar khiến mình nức nở, muốn theo học môn này nhưng cuối cùng đậu tú tài xong thì mình ghi danh học Toán Lý Hoá, để chuẩn bị đi Tây, đã ghi danh học kỹ sư Dệt ở Roubaix. Trần Thiện Tân rớt tú tài về Sàigòn học lại còn Phạm Thành Nguyên du học tại Gia NÃ Đại sau mình mấy tuần.
Mình có mấy tấm ảnh của trường đại học nhưng lười đi tìm nên xin của ông Nguyễn Kính. Mình đang định viết về đại học Đà Lạt. Hôm nào buồn buồn bị vợ la mình sẽ kể.Sau này, qua Hoa Kỳ thì khám phá ra chị sinh viên của trường Chính Trị Kinh Doanh ngày xưa, là 1 nhạc sĩ nổi tiếng. Mình có mua đĩa nhạc của chị ta. Có đến ăn bún bò ở tiệm của chị ta nhưng không dám nhắc đến thời học sinh năm 1973, đi tìm lá Diêu Bông. Chán Mớ Đời
Ngoài ra có một chị tên Hồng, học sinh Văn Học, người Huế, rất dễ thương, cũng thuộc hạng cao ráo. Có đi Phan Rang và Nha Trang chung với mình khi trường Văn Học tổ chức, học trên mình 2 lớp. Đó là hai nữ sinh viên Chính Trị Kinh Doanh xinh đẹp mà mình còn nhớ đến ngày nay.
Lúc mình học đại học Đà Lạt, ban toán lý hoá được một hai tháng trước khi đi tây, thì có hai chị em rất xinh được sinh viên Chính Trị Kinh Doanh bu như ruồi, xin chở về nhà đủ trò. Không biết tên, chỉ nhớ tên Đổ Quý Dân rủ mình gia nhập nhóm kịch kiết gì của hắn, đến họp uống nước cam rồi về. Hắn kêu đóng kịch Thành Cát Tư Hãn gì đó của ông Vũ Khắc Khoan nhưng mình đi tây mất tiêu. Tên Dân dạo đó, làm nhạc đủ trò “tàn mùa mưa cũng tàn mùa hè, cùng nhau gặp lại giảng đường Spellman”, bú xua la mua, mùa hè mưa ná thở đến tháng 12 Giáng Sinh mới hết mưa mà hắn cứ phang bậy. Nhưng cũng vui. Tháng 2 về Việt Nam, có gặp hắn, đang kiếm đồng chí gái ở Việt Nam, nghe nói là một thi sĩ Hà Nội. Hắn rất nghệ sĩ. Hôm nào sẽ kể thêm về hắn.
Tình yêu đến dưới cơn mưa phùn Đà LạtCác sinh viên thay phiên nhau giới thiệu trường của họ, mình chả nghe hay hiểu gì cả vì tiếng Việt dạo ấy còn tồi hơn bi chừ. Họ dẫn đi viếng lòng vòng rồi đến trưa thì cả toán ngồi xuống cỏ như trong các Campus đại học mỹ. Mỗi người được một ổ bánh mì thịt. Rồi hát hò với nhau cho vui sau đó thì được đưa vào giảng đường Spellman, tên của một đức hồng y mỹ, có công giúp đỡ sáng lập đại học Đà Lạt.
Nữ sinh viên đại học Đà Lạt . Ai ra nhận hàng dùm . Chị này thấy quen quen, đã gặp rồi tại Đà Lạt nhưng không biết tên.Tại đây mình được nghe ông giáo sư Phó Bá Long, hát bài “Khoẻ vì nước” của ông Hùng Lân, khá vui.
Khoẻ vì nước bánh ướt tôm khô
Chè đậu đen năm cắc mười tô…
Ông thầy này được sinh viên yêu mến, trẻ trung, du học ở Hoa Kỳ về thì phải. Mình hay lộn ông giáo sư này với bố của Tú ANh, học Yersin. Hai người đều tên Long cả.
Mình nhớ có lần chạy xe ra Sân Cù chơi với mấy tên bạn, chạy vòng vòng xem các cặp đang thề non hẹn biển dưới mấy cây thông, thì bắt gặp một cô hàng xóm với anh bồ. Sau đó, chạy vòng vòng bổng nhiên nghe cái cóc rồi DƯơng Quang Trí la oái oái. Rồi thấy trái cù lăn bên tay phải. Hoá ra ông Phó BÁ Long, bác sĩ Đào Duy HÁch và một ông nữa đang đi bộ từ xa đến. Họ chơi cù, đánh làm sao trúng đầu thằng Trí. Mình lái Honda, nó ngồi sau rồi đến thằng Nguyên. Nó ngồi giữa lại bị trúng đầu. Số bị ăn trái cù. Mình có gặp lại Trí nhưng sau đó vài năm thì qua đời. Anh chàng này là con trai của ông Marcel ở đường Phan Đình PHùng, cạnh ga ra Phan Xứng.
Màn văn nghệ thì có anh chàng sinh viên nào để tóc dài, cao cao, gầy gầy, nhảy cái đùng như Vương Vũ phi thân lên sân khấu rồi hát bản “cơn mưa phùn”. Nghe quá đỉnh, sau đó mới nghe bạn bè nói là do ông Đức HUy nào, sinh viên đại học làm. Ông lên Đà Lạt thấy mưa phùn, buồn đời làm bản nhạc này khiến ông ta nổi tiếng từ đó. Ra hải ngoại mới có dịp nghe ông ta hát. Hàng xóm có một chị cũng hay hát bản này nên nhớ đời.
Sau này được nghe nhiều ca sĩ khác hát bài này. Dù âm thanh và giọng hát chuẩn hơn nhưng không hiểu sao lần đầu tiên nghe bản này tại đại học Đà Lạt vẫn đem lại cho mình nhiều cảm xúc hơn. Có lẻ dạo ấy mới bắt đầu ngắm gái, để ý cô này cô nọ hay chăng. Nghe thấy hay hay nhưng không hiểu lời ca lắm.
Thường thì độ tháng 4 thì bắt đầu mùa mưa tại Đà Lạt nhưng cũng có thể trước đó vì bão ở Biển Đông thì Đà Lạt hay bị ảnh hưởng. Đà Lạt lạnh nên quanh năm suốt tháng, người Đà Lạt ra đường đều bận áo len. Lâu lâu nắng lên một chút nhưng rồi lạnh lại.
Mùa hè mình nhớ nhất là những cơn mưa, hay đi ra đường Minh Mạng, đến hàng sữa đậu nành của bà Bẩy Quốc. Chiều bà ta mở quán bán sữa đậu nành trước tiệm vàng của ông Bùi Duy CHước. Khách đến ngồi nơi thang cấp, gọi ly đậu nành nóng, ai có tiền thì mua thêm cái bánh da lợn hay bánh chuối. Ngon cực Đỉnh. Thường hay bị ướt quần vì mưa có thể tạt vào nên bà ta căn thêm tấm tăng để khách trú mưa. Ngồi thổi ly sữa đậu nành, vừa thổi vừa uống. Phê thật.
Mưa là một cực hình cho người đi bộ vì bùn bắn lên ống quần. Nhiều nơi xình lầy nên hay bị ngã như đường từ Hai Bà Trưng băng qua Phan Đình PHùng, hay chỗ vườn ông Ba Đà. Trời mưa là ngập vườn hết, thấy tội, xem như mấy tháng sau là xà lách và bắp xú Đà Lạt lên giá.
Mình thì không thích mưa nên bỏ Đà Lạt đi Tây cho khoẻ đời. Một năm có đến 6 -8 tháng mưa dầm dề, cứ rú rú trong nhà. Trời tạnh thì chạy ra sân chơi hay vác xe chạy vòng vòng cho khỏi cuồng vì bị mưa cấm cung. Chỉ nằm đọc truyện cho qua ngày tháng. Phòng mình có 3 ổ thông hơi trên cửa sổ nên khi mưa gió thổi lùa qua mấy cục gạch càng thêm lạnh. Nhà làm bằng mái tôn nên nghe mưa rơi để não buồn.
Mình chỉ thích mưa khi mua cái vườn bơ vì một ngày mưa là mình đỡ trả $2,000 tiền nước. Kinh
Có ông tây dạy pháp văn tại Đà Lạt, gửi mấy tấm ảnh này để cảnh cáo người Đà Lạt và du khách đừng phá môi trường Đà Lạt. Chán Mớ ĐờiNgười ngoại quốc lo ngại môi trường cho Đà Lạt nhưng người Việt mình chả để ý gì cả. Đó là lý do khi về thăm Đà Lạt, thăm gia đình, mình không muốn đi đâu cả, chỉ ở 2 ngày là chạy mất dép luôn.
Để hôm nào mình kể thêm với mấy tấm ảnh về đại học Đà Lạt được xây dựng ra sao dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm.
Nguyễn Hoàng Sơn