1,000 bài, 50,000 độc giả

Hôm nay, vào bờ lốc xem thì tá hoả tam tinh khi thấy số bài đã đăng là 1,000, còn lượng người đọc trên 50,000. Không ngờ mình viết chơi chơi cho mình từ 7 năm qua mà nhiều bài như vậy. Trên thực tế thì mình viết nhiều hơn 1,000 bài nhưng không nhớ để đâu.

 

Mình khởi nghiệp viết từ năm 2013, khi nhận thư cô bạn học cũ Đàlạt, cho biết mới nhận tin một cô bạn học khác. Hỏi han nhau thì bao nhiêu kỷ niệm Đàlạt, bổng chốc được khơi lại như nguồn suối đã bị tắt sau 75. Qua email mình kể vài kỷ niệm ngày xưa, đi học chung, đi lạc quyên cho đồng bào miền trung với họ. Có cô bạn kêu còn nhớ gì nữa không viết tiếp thì mình nhớ cái gì thì kể cho mọi người nghe. Từ từ nguồn suối kỷ niệm tuổi thơ như được đào trúng mạch nước nên kỷ niệm một thời cứ ào ào tuôn ra từ 7 năm nay.

 

Một hôm, có anh bạn học năm 12B, email hỏi cho xin vài tấm ảnh ngày xưa ở Đàlạt. Sau đó, anh ta gửi cho bản thảo cuốn “Mực Tím Sơn Đen”, bỏ trên Amazon . Anh ta lựa 100 bài tiêu biểu cho cuộc hành trình của mình mấy chục năm nay, từ Đàlạt đến âu châu rồi mỹ châu, phi châu,… sửa lỗi chính tả hay thêm các chú thích, chia thành nhiều phần rồi trình bày, trang hoàng thành cuốn kỷ yếu.


 Forty Years Van Hoc Dalat 2: Muc Tim Son Den (Volume 2) (Vietnamese Edition) 


https://www.amazon.com/dp/1522843841/ref=cm_sw_r_cp_tai_JWo5EbVZKF0ZB


Mình không biết sách được bao nhiêu người mua, chỉ biết có vài bà vợ của mấy tên bạn, tò mò mua, bạn học của đồng chí gái ở Việt Nam có gửi mua. Mình thì chả nhận được đồng nào về nhuận bút cả.

 

Mình vẫn tiếp tục viết rồi gửi cho bạn bè đọc. Lâu lâu có người đặt hàng bài viết. Một hôm 1 cô bạn học trường Tây khi xưa, gọi điện thoại hỏi mình về Bastille vì khi xưa ông tây bà đầm có dạy nhưng nay quên. Mình nói lên gú gồ nhưng chị ta kêu mình viết kiểu bình dân học vụ, dễ hiểu hơn.

 

Điểm lạ là có nhiều người trẻ đọc, nhắn tin cho mình để tìm hiểu về Đàlạt xưa vì lịch sử đã được viết lại sau 30/4/1975. Có người hỏi mình về tên của ông ngoại anh ta, tại sao người Đàlạt gọi ông Xu Huệ,… mình thâu thập hình ảnh của Đàlạt xưa để kể lại vài kỷ niệm. Hôm trước có người hỏi bài viết về tiệm Bình Lợi, Cô BA Chỉ. Mình đang định viết các nhà hộ sinh Đàlạt khi xưa.

 

Paul Valéry , tư tưởng gia người pháp có nói trong cuốn “REGARDS SUR LE MONDE ACTUEL DE L’HISTOIRE’

 

L’Histoire est le produit le plus dangereux que la chimie de l’intellect ait élaboré. Ses propriétés sont bien connues. Il fait rêver, il enivre les peuples, leur engendre de faux souvenirs, exagère leurs réflexes, entretient leurs vieilles plaies, les tourmente dans leur repos, les conduit au délire des grandeurs ou à celui de la persécution, et rend les nations amères, superbes, insupportables et vaines. 

L’Histoire justifie ce que l’on veut. Elle n’enseigne rigoureusement rien, car elle contient tout, et donne des exemples de tout.

 

Đọc cuốn này mới nhận ra cần ghi lại những hình ảnh, kỷ niệm cũ của Đàlạt khi xưa, để mai sau thế hệ trẻ, con cháu đọc để có cái nhìn rõ hơn nên mình quyết định tải lên Facebook để cho nhiều người đọc thay vì trong nhóm bạn học cũ của mình, lèo tèo vài người.


Ngày nay con cháu của mình học toàn ngọn đuốc cách mạng Lê Văn 8 mà chính người tạo ra huyền thoại này lên tiếng cần xoá bỏ.

 

Mình thì thích đọc sách và viết hơn là xà quần trên Facebook, chải chuốt trang nhà của mình nên không hình ảnh gì tuốt. Có nhiều người chỉ trích mình là không chăm sóc đọc giả. Mình ít nói lắm nên không biết trả lời gì nhiều.

 

Một hôm, nhận được tin nhắn của một ông thần nào tự xưng là thích đọc bài của mình, hỏi mình về bài mình viết chuẩn bị cho con vào đại học. Anh ta nói có đọc trước đây mà nay đi tìm lại thì không ra, nhờ mình gửi cho anh ta bài đó khiến mình ngọng.

 

Mình viết xong rồi thôi, ít khi đọc lại hay thanh lọc ra từng phần gì cả nên không nhớ bỏ đâu. Thậm chí có nhiều bài mình viết dỡ dang cũng không nhớ để đâu nên lười đi tìm lại để viết tiếp. Thế là ông thần này rũ một tên bạn học cũ ở Việt Nam, làm cái ”bờ lốc mực tím sơn đen” rồi tải lên mấy bài viết của mình trên Facebook và trên trang nhà của trường Văn Học Đàlạt xưa.

 

Mình viết xong nội bỏ lên Facebook không đã lười, mà họ phải đi tìm các bài mình viết, chia ra thể loại rồi bỏ lên bờ lốc. Kinh. Họ cho gán các thể loại của bài viết như kinh tế, Đàlạt, du lý,…để thiên hạ dễ tìm.

 

Mình viết như kiểu tóm tắt bài thầy giảng trong lớp khi xưa để dễ nhớ hay nhớ gì viết ra, sai chính tả, trật cú pháp. Tật khùng khùng này khởi đầu khi có chú hàng xóm tên Nhân, đi xây dựng nông thôn, kêu vào nhà , cho mượn sách “học làm Người” của Hoàng Xuân Việt và Nguyễn Hiến Lê. Đi học về, sau cơm trưa là mình viết tóm tắt lại những bài giảng của thầy trong lớp với những ghi chú của mình. Khi học thi, mình chỉ cần đọc lại là nhớ về bài giảng, tuy mất thì giờ, kéo dài đến nay nay khi đọc sách thì cũng làm tóm lược bình dân học vụ lại cho mình.

 

Xem trên bờ lốc thì có độc giả tứ xứ, năm châu. Đông nhất là Hoa Kỳ, sau là Việt Nam, đến Úc Đại Lợi, HongKong, Gia Nã Đại, Pháp, Đức quốc, Bồ Đào Nha, Tân Tây Lan, Thuỵ SĨ, Nam Dương , Hoà Lan, Tây Ban NHÀ, Ý Đại Lợi, Nhật Bản, Macao, MÃ Lai,…

 

Hôm nay được xem trên 1 năm, có 1,000 bài được đăng, Facebook thì ít hơn. Khi đăng trên bờ lốc, có thể bỏ hình ảnh được còn trên Facebook thì cuối bài mới được tải hình ảnh.

 

Nói chung thì mình kể chuyện đủ loại. Đa số thiên hạ thích các bài về Đàlạt, chuyện trai gái thời học trò, sức khoẻ hay du ký giang hồ khi xưa nhất là tài chánh. Còn những gì mình kể về chính trị, lịch sử thì ít ai rờ vào. 


Có một độc giả gốc Đàlạt, mời mình lên chương trình hội thoại của nhóm Money Smart nói chuyện về đầu tư địa ốc. 2 tuần nữa sẽ lên hình. Biết đâu lại là đưa đến một cái khác, để mình chia sẻ kinh nghiệm của mình về đầu tư địa ốc, có thể giúp ai đó như hai người bạn mà mình đã giúp trở thành triệu phú ở Hoa Kỳ. Viết nhiều khi không rõ ý, hội thoại thì dễ giải thích hơn.


Nếu ai thích thì có thể làm Live stream trên Facebook hay Zoom. Cứ chuẩn bị đi rồi mình tham gia, rồi muốn hỏi gì thì hỏi. Mình thấy dạo này hướng dẫn thiên hạ tập nội công Hồng Gia và Thái Cực Quyền qua Zoom cũng vui. Xong om 

 

Mấy tháng này, phụ giúp mấy người bạn trong chương trình “Masks Save Lives” nên ít đọc sách nên bớt đề tài để kể. Mình thích đọc sách hơn là tin tức trên mạng. Khi xưa, ở Đàlạt, mình có quen ông cha Leahy, người Gia-Nã Đại ở Giáo Hoàng Học Viện. Mỗi thứ tư mình gặp ông cha để đàm thoại về anh ngữ, còn ông ta thì tập nói việt ngữ. Ông ta có dạy mình thêm Đức ngữ và cách đọc sách nhanh (Speed reading ). Sau này ra hải ngoại mình có học đọc thêm kiểu này nên mình đọc rất nhanh. Có dạo mình cho mấy đứa con đi học đọc sách nhanh giúp chúng trong việc học tập.

 

Nay mình làm nông dân nên ít gặp thiên hạ nên hay nhận thức về cuộc sống. Ban ngày, vào vườn với trên 1,200 cây bơ. Cây thải Oxygen còn mình thì hít Oxygen vào, nhả gas carbonique cho cây. Cho thấy mình và thiên nhiên hoà vào nhau khiến mình cảm thấy hạnh phúc.

 

Bạn bè vào vườn mình, họ chỉ thấy mấy trái bơ, giá 1, 2 đô trong chợ nên chỉ lo tìm hái, quên đi môi trường thiên nhiên. Sự sống của chúng ta đều lệ thuộc vào môi trường xung quanh. Thay vì xây 350 căn hộ, mình bỏ ý định đó, Làm nghề nông dân, để mỗi lần lên vườn, mình tìm được một hạnh phúc như được hoà nhịp vào thế giới bên ngoài. Hôm nào rảnh mình sẽ kể về cái này.

 

Nhs