Trồng cây nhớ FDR

Mỗi lần đi dã ngoại, leo núi các công viên quốc gia, mình rất ngạc nhiên khi thấy các đường mòn được xây cất kỹ lưỡng từ chân núi lên đến đỉnh núi nên thắc mắc vì sao Hoa Kỳ có thể làm được những việc như vậy, giá vào cửa công viên không bao nhiêu nhất là về hưu thì trả một vé đi cả đời.

 

Tò mò mình hỏi mấy tên bạn Mỹ thì chúng cười, bảo là nhờ CCC, binh đoàn của FDR khi xưa, kiểu Thanh Niên Xung Phong của Hà Nội, chỉ có khác là ở Hoa Kỳ được trả lương để làm những việc này nên vẫn còn mãi đến ngày nay.

 

Cách đây 100 năm, Hoa Kỳ lâm vào tình trạng kinh tế suy thoái mà người ta hay gọi “Greater Depression”. Dạo ấy, Hoa Kỳ có đến 25% thất nghiệp nhất là thời ấy, đa số phụ nữ chưa đi làm, ở nhà lo quán xuyến việc gia đình và nuôi con.

 

Năm 1933, tân tổng thống Franlkin Rooselvelt trong bài diễn văn nhậm chức, đưa ra chương trình, tạo công ăn việc làm cho giới trẻ, đã mất niềm tin vào tương lai trong cuộc khủng hoảng tài chánh. Chương trình đã đang được thử nghiệm tại tiểu bang California và Pennsylvania, mướn các thanh niên để trồng cây, bảo vệ môi trường.

 

Ngày 31 tháng 3 năm 1933, tân tổng thống ký đạo luật Federal Unemployment Relief Act, mướn các thanh niên độc thân, khỏe mạnh, sau này được gọi là Civilian Conservation Corps hay CCC.

 

Thanh niên được tuyển mộ, đa số là ít học, được trả $30/ tháng, $25 được gửi thẳng đến gia đình. Họ sống trong các trại như lính, tuân theo các luật lệ nhà binh và cách biệt chủng tộc. Dạo ấy người da đen chưa được bình đẳng như ngày nay.

 

Vào năm 1935, CCC thu nhận trên 500,000 thanh niên, làm việc rãi rác trên 2,600 công trường khắp nước mỹ. Chương trình này được biến dần vào năm 1942 khi các thanh niên Hoa Kỳ được tuyển mộ vào quân đội để tham chiến đệ nhị thế chiến.

 

Trong vòng 9 năm, ccc đã đạt được mục đích, tạo công ăn việc làm cho một thế hệ trẻ, mất niềm tin vào tương lai, khai sáng lại tương lai hoặc đã gục ngã ở chiến trường âu châu và á châu. Chương trình này đã tái tạo lại thiên nhiên đã bị phá huỷ do nạn phá rừng để làm ruộng.

 

Khi tổng thống FDR còn trẻ, ông ta được chỉ định, chăm sóc đất đai của gia đình tại Hyde Park, New York. Đất của gia đình bị xói mòn nên ông ta quyết định trồng mấy ngàn cây. Sau này, đắc cử thống đốc tiểu bang New York, ông cho trồng rừng và mua các nông trại để biến thành rừng lại.

 

Hoa Kỳ có nhiều rừng nhưng nạn lâm tặc, chặt cây vô tội vạ đã làm 800 triệu mẫu rừng biến mất, chỉ còn lại độ 100 triệu mẫu vào năm 1933. Do đó, trồng cây lại không những để tạo công ăn việc làm mà còn để chống xoi mòn, tạo nên các biến đổi môi trường như Dust Bowl. Có dịp mình sẽ kể vụ này, để thấy hậu quả sự tàn phá môi trường khi chặt cây vô tội vạ. Mình thấy Đàlạt te tua, còn nghe nói vùng Bắc Giang nay không còn cây. Vô nhà thiên hạ thấy họ ngồi chễm chệ trên những cái ghế trạm trổ bằng gỗ, không có giá trị nghệ thuật mà thương cho núi rừng và con cháu sau này sẽ gánh chịu sự sa mạc hoá như Trung Cộng đang gặp phải ở các vùng phía Bắc.

 

Từ năm 1933 đến 1942, trong vòng 9 năm, chính phủ Hoa Kỳ đã cho trồng hơn 3.5 tỷ cây, phân nữa được xem là trồng rừng lại sau khi bị lâm tặc chặt cây, phá rừng vô tội vạ trong suốt mấy thập kỷ. Ngoài trồng cây, họ còn tỉa chặt bớt các cây để tránh nạn cháy rừng, tàn phá. Nhờ đó mà ngày nay, các ty kiểm lâm có thể kiểm soát rừng một cách chặt chẻ hơn.

 

Ngoài ra chương trình còn xây dựng được 711 công viên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong đó có 2 công viên nổi tiếng là Yellowstone và Yosemite. Tuy đã được thành lập ở thế kỷ trước nhưng đã được làm lại với các con đường mòn giúp du khách leo trèo. Nếu ai chưa viếng hai công viên này thì nên đi trước khi chân đi phải chống gậy. Nói vậy chớ có nhiều tiểu bang vẫn chưa có công viên tiểu bang. Ngày nay đi chơi, phải nhớ ơn ông FDR như ở Việt Nam họ có khẩu hiệu trồng cây nhớ Bác.

 

CCC có trên 2 triệu nhân công, tạo dựng các công viên liên bang và tiểu bang. Mình có mấy người bạn đến thăm từ Âu châu, họ thầm phục Hoa Kỳ qua các công viên này. Tổng cộng có 194 trại cho nhân công ăn ở làm ăn việc trong 94 công viên quốc gia và 697 trại CCC để thực hiện 881 công viên tiểu bang và địa phương.

 

Có 2 công viên quốc gia hoàn toàn được thành lập do CCC: Great Smoky Mountains National Park ở vùng biên giới tiểu bang North Carolina và tiểu bangTennessee, và Big Bend National Park ở Texas.

 

Trong 9 năm này, nạn cháy rừng tại Hoa Kỳ giảm thiểu nhiều nhất vì có các đội nhân công của CCC làm việc tại đây. Mỗi năm, nạn cháy rừng tại Hoa Kỳ rất nhiều vào mùa khô. Cali bị rất nặng vì thiên hạ phá rừng để xây nhà cửa.

 

Tính ra các nhân viên cứu hoả đã bỏ trên 6.5 triệu ngày trong vòng 9 năm để dập tắt lửa rừng, xây dựng trên 3,000 trạm quan sát lửa cháy. Để phòng nạn cháy rừng, họ cho xây các con đường mòn, để xe chửa lửa có thể vào, các trạm điện thoại để lính cứu hoả có thể liên lạc với nhau.

 

Sau bao nhiêu năm sử dụng đất đai vô tội vạ, chặt cây rừng để làm nông trại, tạo những biến đổi môi trường như đất lỡ, tạo nên những mối nguy cho các đất canh tác. Sở Soil Conservation Service được nha kiểm lâm chọn để thành lập các chương trình để bảo vệ đất mòn, đảo lỡ trên 44 tiểu bang Hoa Kỳ.

 

Họ cho trồng cây để tạo thành những vùng chắn gió và giữ đất. Đổi hướng nước chảy về các vùng canh tác. Quan trọng nhất là họ hướng dẫn nông dân các kỹ thuật mới để bảo vệ đất, nhằm giúp cho canh tác được màu mỡ hơn.

 

Có lẻ cách mà ty kiểm lâm làm hay nhất là tạo nhưng vùng đất bằng của những vùng đất đồi núi để giữ nước, giảm nước chảy mất. Họ đã thực hiện được 30,000 dậm đát bằng, giúp hàng ngàn thanh niên học được kỹ thuật mới, giúp họ tìm kiếm việc làm khi trở về quê quán.

 

Vào những năm 1920, Hoa Kỳ chưa có các trạm trượt tuyết. Nhớ CCC, đã thành lập được một trạm trượt tuyết đau tiên tại tiểu bang Vermont.

 

Ông Perry Merrill, nhân viên kiểm lâm đã học ngành này ở Thuỵ Điển, ông ta muốn đem môn trượt tuyết này về Hoa Kỳ. CCC cho ông ta 25 người để cưa cây, tạo dựng một bãi trượt tuyết ở Hoa Kỳ.

 

Dần dần người Mỹ thích một thể thao này và các khu nghỉ dưỡng trên núi với các đường mòn trượt tuyết được thành lập khắp nước mỹ.

 

Tuần vừa rồi, ở Việt Nam có xẩy ra vụ chặt đốn mấy cây Phượng, tiêu biểu những cuộc tình ở tuổi học trò vì khi hè về thì hoa này mới nở. Nghe nói mưa to gió lớn thì có một cây Phượng bị ngã, đè chết một học sinh hay  hai. Rồi từ đó các trường khắp nơi cho đón hết mấy cây trong sân trường, để che nắng cho học sinh khi ra chơi. Kinh

 

Mò mò thì thấy có ông nguyễn Ngọc Huy nào viết về rừng ở Việt Nam bị đốn gần như hết. Xem bản đồ. Kinh

Về Đàlạt thăm gia đình là mình thấy hoảng khi ra ngoại ô Đàlạt, thấy cây bị chặt như gần hết, để được thay thế với mấy nhà che nylon trồng rau.

 

Trong bài “Diện tích rừng bị mất ở Việt Nam trong 20 năm qua: Sốc!” của Nguyễn Ngọc Huy được đưa trên mạng với nhiều bản đồ. 

 

Xem bản đồ thì thất kinh vì Hà Nội quá giỏi. Khi xưa, thời kỳ chiến tranh, quân đội Hoa Kỳ thả biết bao nhiều là chất khai quang mà rừng Việt Nam không chịu chết. Nay từ năm 2000 đến nay xem như 20 năm, Hà Nội cho chặt hết cây rừng Trường Sơn. Không còn ai bắt võng ở đầu Trường Sơn. Vậy là mất cơ hội kiện Hoa Kỳ vụ thuốc khai Quang.


 

Rừng nguyên sinh bị mất hết thì khí hậu ở Đàlạt mà nóng, thêm nước không được giữ lại nên các trận bão  lụt càng ngày càng nhiều. Mình chứng kiến khi ghé Hội An lần về trước. Chán Mớ Đời 

 

Thời Xuân Thu, có ông Quản Trọng đưa ra kế sách:

Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc;

Thập niên chi kế mạc như thụ mộc;

“Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”

 

(Kế một năm không gì bằng trồng lúa

Kế mười năm không gì bằng trồng cây;

Kế trăm năm không gì bằng trồng người)

 

Hà Nội ngày nay có kế sách kế 10 năm không gì bằng chặt cây. Chán Mớ Đời 

 

Nhs