Bến-xe Palace xưa

Ông thần N.K., lâu lâu lại gửi cho mình vài tấm ảnh Đà Lạt xưa, khiến mình phải xem lại để định vị địa điểm nào ở Đà Lạt xưa. Ông này là người có trên 800 tấm ảnh xưa về Đà Lạt. Nhiều khi xem mấy tấm ảnh của ông gửi lại khiến mình nhớ chút gì đó về Đà Lạt mà sau 75 biến mất một cách rẻ mạt như trường hợp tuyến đường rày xe lửa từ Tháp Chàm lên Đà Lạt là một trong những tuyến đường ít ỏi của lịch sử nhân loại mà ngày nay chỉ còn sót lại ở Ấn Độ, được xem là di tích lịch sử văn hoá của nhân loại, giúp vùng này khai thác du lịch giúp dân địa phương có công ăn việc làm dù trên núi. 

Ông N. K. Gửi cho tấm ảnh này, nằm sau lưng của khách sạn Palace, nơi có một trạm xăng nhỏ của Esso mà mình đã kể trong bài “những cây xăng cũ tại Đà Lạt khi xưa.” Mình đoán tấm ảnh xưa trước khi trạm xăng được thành lập. Thấy 3 tài xế người Việt bận đồng phục đứng rất tây

Tấm ảnh cũ này cho thấy một công ty du lịch toạ lạc ngay trên đường Yersin, phía sau khách sạn Palace, đối diện chéo với khách sạn Hôtel du Parc. Thấy tấm bảng trước cửa tiệm thì cho thấy là công ty du lịch, có các tour đi viếng thăm chung quanh Đà Lạt. Chỉ có bảng tên S.T. A. L  Chemins de Fer de L’Indochine thì chịu, chỉ đoán là Société Transport còn A và L thì chịu. Ai biết thì cho em xin để bổ túc. Công ty du lịch này có đến 3 chiếc xe lớn để đưa du khách đi chơi, nằm ngay phía sau lưng khách sạn Palace để du khách ngụ tại khách sạn có thể lên xe gần đó. Chắc cũng được dùng để chở du khách từ ga Đà Lạt lên khách sạn luôn.

Tấm ảnh này chụp phía sau lưng khách sạn Palace, cho thấy Hotel du Parc được xây cất để các đoàn tuỳ tùng ngụ trong khi các gia đình, ông lớn ngụ tại Palace (có 26 phòng). Bên phải thấy một chút cây xăng ESSO (Shell). Xe hơi đậu có vẻ mới hơn so với 3 chiếc xe Van
Hình này chụp thời Việt Nam Cộng Hoà, (xe gắn máy Nhật Bản) không còn thấy công ty du lịch nữa. Nghe ông N.K. Cho biết là căn nhà này được dùng làm cư xá cho nhân viên hoả xa Đà Lạt. Có cây xăng nhỏ cho xe hơi của du khách ngụ tại Palace đỗ khỏi phải đi xa. Mình chưa bao giờ đỗ xăng ở chỗ này nên khi thấy tấm ảnh thì ngạc nhiên vì không nhớ.
Hình này chụp từ ngay mấy thang cấp của khách sạn Palace phía sau. Thấy Hotel du Parc và cây xăng nhỏ
Ảnh cho thấy cầu thàng phía sau khách sạn Palace, có trạm xăng nhỏ. Cận cảnh là phái sau khách sạn du Parc. Theo hình này thì mình đoán mái nhà của Hotel du Parc đã được sửa lại. Có thời Mậu Thân Việt Cộng đột nhập vào đây là trụ sở của đài phát thanh Đà Lạt, rồi đốt phá hay sao đó không rõ.

Đọc trên mạng ngoại quốc thì rất ngạc nhiên, nhiều người ngoại quốc tiếc nuối khi được biết khi xưa trước 1975, Việt Nam có đường xe lửa răng cưa của Thuỵ Sĩ, dài 84 cây số nối đường xe lửa từ Tháp Chàm đến Đà Lạt trên cao nguyên. Họ tiếc than và tạo ra các bờ lốc hay tài khoản trên mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về con đường rầy này bị Hà Nội bức tử. Mình xin tóm lược những gì đọc trên mạng xã hội của người ngoại quốc. Ngay ông Robie từng tham chiến tại Việt Nam, người đã chụp rất nhiều hình ảnh Đà Lạt, gây quỹ giúp cho 2 học sinh Bùi Thị Xuân, 2 học sinh Trần Hưng Đạo. Cũng gốc viết một bài khảo cứu há chi tiết về con đường rầy răng cưa Tháp CHàm-Đà Lạt.

Hình ảnh cũ của đầu máy số 707 (SLM HG4/4 0-8-0T rack-and-pinion locomotive No 707)


Lược sử Đà Lạt được khởi đầu từ những năm cuối của thế kỷ 19, khi người Pháp đã quyết định xây dựng một trung tâm nghỉ dưỡng trên cao nguyên ở độ cao 1550 mét. Người Pháp dự định kết nối đường xe lửa chính từ Nam chí bắc, xây dựng một tuyến đường từ Tháp Chàm, Ninh Thuận lên Đà Lạt. Con đường dài 84 cây số phải mất đến 30 năm mới hoàn tất. Phần 40 cây số đầu tiên từ Tháp Chàm đến Khrông Pha khởi đầu năm 1903 và hoàn tất năm 1919. Xem như mất 16 năm mà mình có kể, ít nhất có trên 30,000 người Việt lao công trên công trường này đã chết vì đói sức, bệnh sốt rét, tai nạn,… ai buồn đời thì đọc trên bờ lốc của mình.

Đầu máy xe lửa ở đèo Ngoạn Mục vào những năm 1930 (An SLM HG4/4 0-8-0T rack-and-pinion locomotive in the Bellevue Pass in the 1930s). Phải công nhận chỉ xem tấm ảnh này mà dân chuyên nghiệp vẫn nhận ra đầu máy loại gì.


Phần cuối 44 cây số từ 186 mét cao độ lên 1,550 mét cao độ trên mực nước biển với độ dốc cao đến 120mm/m, sử dụng đường rày xe lửa răng cưa của công ty Thụy sĩ Schweizerische Lokomotiv- und Maschinenfabrik (SLM) ở Winterthur, có đại diện tại Đông-Dương bởi Société d’entreprises asiatiques. Công trình khởi đầu ngày 20 tháng 3 năm 1923 và hoàn tất năm 1932. Đúng lúc năm ấy có trận lụt đã cuốn trôi khu vực người Việt và người Tàu ở hạ lưu suối Cam Ly, khiến người Pháp phải dời khu phố Việt lên khu Hoà Bình.


Theo tin tức cho biết công ty Schweizerische Lokomotiv- und Maschinenfabrik (SLM) bán 9 đầu máy 46-tấn HG4/4 0-8-0T (mang số 701-709) để kéo chiếc xe lửa trên tuyến đường này. 7 đầu máy này được chế tạo tại xưởng SLM Winterthur  (701-705, 708-709) còn hai đầu máy (706-707) được chế tạo bởi Maschinenfabrik Esslingen.


Con đường rầy răng cưa giúp phát triển ngành du lịch tại Đông-Dương, chuyên chở rau cải, trái cây và hoa từ cao nguyên Lâm Viên xuống vùng đồng bằng cũng như du khách. 

SLM HG4/4 0-8-0T đầu máy số 704 ở đèo Ngoạn Mục và Đơn dương năm 1927. 


Trong thời gian 1945-1946, đường rày răng cưa Lâm Viên bị Việt Minh phá hoại 4 đầu máy HG4/4, chỉ còn 40-302 (702), 40-303 (703), 40-304 (704), 40-306 (706) và 40-308 (708) còn khả năng xử dụng. Vào năm 1947 thì đường xe lửa này được sửa chửa và hoạt động trở lại. Công ty hoả xa Đông-Dương mua thêm 4 đầu máy ( số 31-201-31-204). Hồi nhỏ mình có đi xe này được 1 hay 2 lần xuống Trại Mát với ông cụ thăm ai.

Vào những năm dưới chính phủ đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, công ty hoả xa Việt Nam dự định điện hoá đường xe lửa này nhưng vì chi phí quá cao thêm vấn đề an ninh, phá hoại của Việt Cộng nên dự định này không được chấp thuận. Trước đó thì đầu máy chạy bằng hơi nước, nấu bằng củi. Quân đội mỹ sử dụng để chở rau cải cho binh lính họ ở Nha Trang. Cũng có thể lính đóng quân tại đài radar chỗ gần Đơn Dương. Không biết rĩ lắm, ai biết thì cho em hay. Do đó hay bị Việt Cộng phá hoại.

Nhà ga Đà Lạt với kiến trúc Art Déco năm 1948. Nhà ga này còn đẹp hơn mấy nhà ga bên tây

Đường rầy răng cưa vẫn tiếp tục hoạt động đến tháng 9 năm 1969 thì công ty hoả xa Việt Nam tuyên bố là không lời, bảo đảm an ninh vì Việt Cộng hay tấn công, phá hoài đường rày nên đã ngưng hoạt động.

Một trạm ga chụp thời Tây, nay bị bỏ phế hoang tàn
Cầu này được Việt Cộng tháo gỡ bán lạc xoong

Sau khi Việt Cộng chiếm đóng miền nam sau 30/4 thì đường rày được tháo gỡ để chở về bắc để sửa chửa đường rày ngoài bắc nhưng đường răng cưa khác với đường rày thường nên không sửa chửa được nên quăng hay bán sắt vụn. Đến năm 1990 các đầu máy còn thoát khỏi các cuộc phá hoại của Việt Cộng trong thòi gian chiến tranh được bán lại cho Dampfbahn Furka-Bergstrecke, DFB, để người Thuỵ Sĩ mở lại đường rầy lên núi ở Thuỵ Sĩ. 40-304 và 40-308 được trùng tu và lấy lại số 704 and 708. Xem ra thì Việt Cộng chỉ có biết phá hoại rồi không biết sử dụng khi chiếm được thì bán lạc xoong giúp người Thụy Sĩ làm giàu. Du khách muốn thương ngoạn trên núi với chiếc xe lửa đặc biệt này mua từ Việt Nam, nghe nói phải đặt chỗ từ cả năm trước. Tình cờ mình đọc được một bài của một anh ở Tây hay Thuỵ Sĩ kể rất chi tiết với hình ảnh của người Thuỵ SĨ chụp từ Việt Nam đến Thuỵ sĩ. Ai buồn đời thì tìm trên mạng để rõ hơn.

Việt Cộng bán đầu máy lạc xoong nên Thụy sĩ đem về Tân trang lại và sử dụng leo núi của họ cho du khách lời khẩm. (Rusting cog locomotives commencing their journey back to Switzerland in 1990….)

Năm 2004, cầu sắt bắt qua con sông Đa Nhim được Hà Nội cho phép tháo gỡ để bán sắt vụng. Cho thấy rất may là các đầu máy mà Thuỵ Sĩ mua lại nếu không chắc đã được bán ve chai. Việt Cộng tưởng bán ve chai cho người Thuỵ Sĩ, mừng quá vì được $500,000 vào thời đó nên ăn mừng hết lớn. Người Thụy sĩ khiêm nhường đến khi khám phá ra họ đem về tân trang lại, gắn mấy cái toa xe lửa là chạy lên núi, kiếm tiền du khách quá cỡ nên Việt Cộng mới nghĩ là làm lại tuyến đường này, nghe nói mấy tỷ đô la.


Bổng nhiên, gần đây đọc báo Hà Nội lại có ý định thành lập lại con đường rầy này. Nhà ga Đà Lạt theo lối kiến trúc Art Déco, được trùng tu lại và tuyến đường 7 cấy số từ Đà Lạt đến Trại MÁt được hoạt động lại nhưng nghe nói cũng ít du khách đi nên không biết Hà Nội tốn hàng tỷ đô để làm lại đường rầy này có thực thi hay không.

…. now restored to their former glory on the Furka Cogwheel Steam Railway (image copyright Dampfbahn Furka-Bergstrecke). Người Thuỵ Sĩ mua lạc xoong các đầu máy về, trùng tu lại, sơn phết nay làm tuyến đường leo núi, kiếm tiền bộn bạc nghe nói một vé giá 70 quan Thụy sĩ mà phải mua vé cả năm tước, chưa kể tiền họ tiêu xào và ngủ khách sạn.

Nếu đường rầy răng cưa Đà Lạt Tháp chàm không bị tháo gỡ bán ve chai thì ngày nay chắc chắn là điểm du lịch nổi tiếng nhất Đông Nam Á và sẽ được UNESCO công nhận di tích văn hoá thế giới như đường rầy lên núi Nilgiri bên Ấn Độ. Mình có xem phim Ấn Độ, có lần thấy họ quay chuyến xe lửa này. Sau này có dịp đi lại Thuỵ SĨ, chắc mình cũng ráng bò lên xe lửa này để Hoài niệm về một thời đi và thấy xe lửa này.


Nhiều khi không muốn kể chuyện Đà Lạt xưa vì càng kể thì so sánh với ngày nay, tan hoang hết nên Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn