Tàu Ruồi trên sông Seine


Ai đến Paris đều thấy du khách viếng thủ đô dọc dòng sông Seine trên những chiếc tàu được gọi “bateaux mouches”, nếu dịch ba chớp ba nhoáng ra tiếng Việt là “tàu ruồi” khiến mình thất kinh, không dám đi sợ ruồi bu. 10 năm ở Paris, mình chưa bao giờ leo lên đây đến khi về lại Paris với vợ con thì không thấy ruồi trên tàu nên hỏi đám tây đầm quen. 

Đầu hay cuối của đảo Cité có bến tàu ruồi, đi xuống từ Cầu Mới (Pont Neuf). Giữa cầu có một tượng vua Henri VIII, nổi tiếng bắt các bà bồ, không được tắm 3 tháng trước khi giao hoan với ông ta. Chụp trên cao khúc Passerelle Des Arts nơi mình đi ngang qua hàng ngày.

Mình được giải thích lý do người Pháp gọi là tàu ruồi. Ở thế kỷ 19, có một khu vực đóng tàu ở Lyon, thành phố lớn thứ nhì của  Pháp, có nhánh sông Rhône mà khi xưa người Pháp gọi Mouche nên từ đó họ gọi những tàu được đóng tại khu vực này là “bateaux Mouche” , không có “s” sau Mouche vì là tên (Nom propre). Các tàu này được sử dụng để đưa khách qua sông hay di chuyển ở các thành phố cạnh bờ sông như Paris. Nếu đi viếng Venise hay Istanbul, chúng ta sẽ thấy các con tàu chở hành khách trên các con kênh được gọi là vaporetto hay người dân Istanbul, đi tàu qua Bosphorus chia cắt Âu châu và Á châu.


Ngày nay đi viếng các nơi có bờ sông, chúng ta đều thấy các tàu chở du khách trên sông như ơ Budapest, Vienne,..trên dòng sông Danube. Có ăn uống múa hát thường là rất dỡ. Ở Vọng Các, mình có đi tàu với bà cụ, ăn uống không ngon lắm, du khách từ Việt Nam hay Thái, dành hết thức ăn rồi bỏ mứa.

Tàu Ruồi nhưng không giống con ruồi. Chán Mớ Đời 

Nói chung các thành phố âu châu khi xưa đều được xây dựng cạnh bờ sông. Lý do là người ta di chuyển bằng tàu và chuyên chở hàng hoá để buôn bán và các vật liệu để xây dựng. Ở Paris, chúng ta thấy các dinh thự, nhà thờ, tháp Eiffel, đều được xây cất cạnh bờ sông Seine giúp chuyên chở các vật liệu xây cất. Ngày nay thì chỉ thấy tàu cho du khách đi chơi và các péniche chở hàng hoá. Mình có quen một tên tây, hắn mua một chiếc tàu nhỏ và neo bên dòng sông Seine để ở rẻ hơn mua nhà. 


Cách đây mấy tháng mình có xem một phóng sự bên Tây, một bà đầm ở trong một chiếc tàu đậu trên kênh Saint Martin ở Paris. Khi xưa, ông Tây bà đầm dạy về các péniche trên con kênh này, nước được đỗ đầy trước khi họ dỡ mấy cái cửa chấn. Phương cách này tương tự đi tàu qua kênh Panama hay trên dòng sông Nile mà mình có viếng thăm cách đây 2 năm. Vợ chồng bà ta mua chiếc tàu trên 30 năm. Mỗi năm phải di chuyển tàu một vài lần khi chính phủ khám xét, xem tàu còn sử dụng được hay không trước khi cấp phép cho tàu sử dụng hàng năm. Hình như bên tây có những chuyến hải hành trên sông với những chiếc tàu nhỏ, bên vùng Venise cũng có. Mình không thích du thuyền lắm nên không nói cho mụ vợ biết , mụ lại đòi đi. Được cái là họ cho đầu bếp giỏi nấu ăn trong 1 tuần hay hai tuỳ tuyến đường. Mình cũng không phải dân thích ăn uống nên chả thiết,

Chiếc cầu đầy kỷ niệm một thời sinh viên, đi qua mỗi ngày đến trường băng qua dòng sông Seine im liềm.

Vào năm 1862, công ty đóng tàu “Mouche” được thành lập, đóng tàu để chuyên chở hành khách trên sông. Có cuộc đấu xảo vào năm 1867 tại Paris, các chiếc tàu này được trưng dụng để chở các du khách thăm viếng cuộc đấu xảo tại Paris. 30 chiếc tàu ruồi này được đóng, theo dòng sông Rhone, chảy theo lên đến sông Seine, để giúp du khách thăm viếng, và dân cư Paris, di chuyển Paris trên sông Seine. 


Nghe kể vì không có phim ảnh, có đến 300-400 hành khách di chuyển trên các tàu ruồi này vì giá hạ và nhanh chóng. Các chuyến tàu ruồi này hoạt động được một thời gian ngắn lại bị dẹp vì thủ đô xây dựng một hệ thống đường ngầm gọi là Métro cho cuộc đấu xảo năm 1900 giúp dân pAris di chuyển nhanh hơn vì có thể đến những nơi xa cách dòng sông Seine. Mình có kể rồi những ngày đầu tiên trên đất Pháp.

Tàu trên dòng sông Rhône, nơi người ta gọi là khu vực Mouche (tiếng tây cổ có nghĩa là nhánh sông). Thấy tấm bảng quảng cáo “chocolat Meunier", công ty sô-cô-la nổi tiếng của tây mà khi xưa, còn bé ở Đà Lạt, bà cụ mua về pha cho mấy anh em uống. Qua tây mình khám phá ra công ty này được Nestle mua. Nên chả còn tây gì nữa.

Sau thế chiến thứ 2 thì có một ông tây mới đột phá tư duy, mua mấy chiếc tàu cũ này, trang trí lại và sử dụng chuyên chở du khách trên dòng sông Seine. Ông ta thành lập một công ty hàng hải mang tên Compagnie des Bateaux-Mouches® vào năm 1950. Ông ta chơi trò cá Tháng 4, ngày 1 tháng 4. Ông ta mướn hai người tên dài dòng lắm, viết một tiểu sử bịa đặt: cho rằng ông chủ của công ty tàu ruồi, tên là Jean-Sébastien Mouche. Một cựu cộng tác viên của ông Baron Haussmann danh tiếng dưới thời đệ tam đế chế Pháp khiến dân tình tưởng thiệt, đến tham dự đông đúc như quân Phú LĂng-xa ngày khai trương của công ty, cũng như bức tượng của ông ta và sử dụng tàu ruồi đi dã ngoại trên sông Seine. Từ đó ai đến Paris cũng leo lên tàu Ruồi. Ban đêm có đèn pha rọi sáng rực hai bên bờ sông Seine. Mình nhớ là chỗ Cầu Mới (pont Neuf) là bến để du khách lên xuống.

Sông Seine, thấy Cité, bên phải là khu La-tinh, chỗ Saint Michel. Dọc sông Seine, có những xập bán sách cũ mà mình đã kể.

Nghe kể có một hội viên của hàn lâm viện Tây tưởng thiệt nên đến tham dự đọc diễn văn bú xua la mua.

Bác nào đến Paris, đi du ngoạn trên tàu Ruồi, thật ra không phải ruồi mà chữ Mouche có nghĩa khi xưa là nhánh sông. Đừng có ngu ngu như em tưởng tàu có ruồi rồi không dám leo lên. Thức ăn thì dỡ lắm. Để tiền vào các tiệm ăn mà em đã kể nhưng nếu có khả năng thì nên đi ăn đêm trên dòng sông này có nhảy đầm vớ vẩn. Phong cảnh hai bên sông thì rất đẹp, hơn cả dòng sông Thames ở Luân Đôn hay Danube ở Đức quốc hay Budapest, HUng Gia Lợi . Xong om

Chúc các bác cùng thân quyến một năm 2024 được nhiều sức khoẻ. Em cố gắng không lên mạng từ đây đến cuối năm 2023.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn