Tại sao ngày nay phụ nữ được bận quần dài?

 Cứ lâu lâu trên đài truyền hình, nói về các phụ nữ ở trung đông, bị đối xử không bằng các bà ở các xứ tây phương thì mấy bà bạn chửi bới đủ trò, khiến mình buồn cười. Lý do là chúng ta không hiểu về lịch sử ở tây phương, nên cứ chửi bới, làm như chúng ta sinh ra tại các xứ tây phương là đã có sẵn tự do, công bằng, đàn ông bị phụ nữ ăn hiếp. 

Trước khi chúng ta có một xã hội như ngày nay, tất cả quyền lợi đều được dành cho phụ nữ, các thế hệ đi trước đã phải đấu tranh quyết liệt để thế hệ chúng ta thừa hưởng.

Tương tự thế hệ con cháu của chúng ta đã thừa hưởng những đấu tranh, công sức mà chúng ta đã bỏ ra khi mới di cư đến xứ người. Chúng không biết công sức của kẻ trồng cây, chúng chỉ biết ăn quả mà không tìm hiểu về kẻ trồng cây.

Tuần này, mình đọc trên Facebook của cô cháu, kêu là hồi bé, cứ nghĩ mình là da trắng, không nghĩ gì cả về Việt Nam, nguồn cội. Đến khi vào đại học thì mới thấy sự khác biệt và tìm hiểu về văn hoá Việt Nam. Sau khi ra trường, về thăm Việt Nam một mình để tìm hiểu gốc gác. Cô ta lên án, kêu gọi các vụ bạo hành, sát hại người á châu,...

Dạo mình ở Pháp quốc, nghe nói có luật, cấm phụ nữ bận quần khiến mình đã ngu lại càng dốt bền. Có đạo luật được ban hành sau cuộc cách mạng long trời lỡ đất 1789, cấm phụ nữ bận quần, chỉ cho bận váy. Sau này, có nhiều lần đại biểu quốc hội pháp muốn bãi bỏ luật này nhưng mãi đến 2013 mới thực hiện.


Có thể khi xưa mấy bà bận váy, cột chặt quá nên sợ cho mấy bà bận quần thì khó mà cởi quần khi động phòng. Nội bận váy mà khi lên cơn, đàn ông phải lấy dao cắt mấy sợi dây cột váy lại cho nhanh, nay bận quần mà cột kiểu đòn bánh tét thì chỉ vãi ra quần. Chán Mớ Đời 

 

Kể ra thì bà con cười nhưng để nói lên các tự do đương đại dành cho phụ nữ, đã phải trải qua rất nhiều tranh đấu của các thế hệ đi trước. Ngay phụ nữ Hoa Kỳ chỉ mới có quyền đi bầu mới được 100 năm.

 

Ở các xứ tây phương, khi xưa phụ nữ không được bận quần dài nhưng các phụ nữ ở trung-á, theo đạo hồi giáo của đế chế Ottoman lại được bận quần. Phụ nữ kêu họ muốn bận quần để nam nữ bình quyền nhưng phụ nữ tây phương thích bận quần không phải vì đòi hỏi sự bình quyền mà bị ảnh hưởng thời trang của phụ nữ của đế chế Ottoman,bận quần từ mấy thế kỷ.

 

Quần áo đàn ông và phụ nữ Ottoman khi xưa


Năm 1716, bà Mary Wortley Montagu, một trong những phụ nữ may mắn, thời ấy được du hành ra hải ngoại. Bà ta đến Constantinople, với ông chồng đại sứ. Bà ta đam mê thời trang phụ nữ của đế chế Ottoman. Bà ta kể phụ nữ ở đây, tự do hơn ở Anh Quốc. Họ có thể ra đường ban đêm mà không cần phải có người đi cùng, có thể xin ly dị và bận quần đi ra đường. Ngày nay, thì ngược lại. Chán Mớ Đời 


Có thể có bà nào đạo hồi giáo, sang âu châu, thấy phụ nữ ra đường ban đêm, cần phải có người đi cùng nên khi về nước, lại phán ra luật đàn bà ra đường, cần phải có một người nam đi chung. Chán Mớ Đời 

 

Khác với tây phương, phụ nữ hồi giáo bận quần không vì thời trang mà vì sự tiện dụng. Nam nữ của đế chế hồi giáo cởi ngựa đường xa. Do đó quần áo Unisex rất thịnh hành ở đế chế này.


Dạo này, mình đang chuẩn bị đi viếng Thổ Nhĩ Kỳ với đồng chí gái nên đọc sách báo về đế chế Ottoman. :)

 

Quần của người Thổ Nhĩ Kỳ được gọi “salvar”, dài và phình ở trên, và nhỏ lại ở cổ chân. Quần này giống quần áo của người tây phương hiện đại trước khi người tây phương bắt đầu bận quần. Lúc đầu, họ gọi “sans culottes”. Hồi nhỏ học về lịch sử tây, ông thầy nói nhóm “sans culottes” khiến mình tưởng họ không bận quần lót khi vào họp quốc hội. Sau này qua tây mới hiểu; sau cuộc cách mạng, có một nhóm người làm cách mạng với giai cấp quý tộc, không bận loại quần ngắn, bỏ vào vớ cao đến đầu gối, nên được gọi là sans culottes.

 

Khi xưa, giới  quý tộc tây phương bận quần bỏ vào vớ tới đầu gối, gọi là culotte. Sau cuộc cách mạng 1789, người không bận culotte, gọi là “sans culottes”

Hình vẽ một người làm cách mạng tại pháp 

Bà đại sứ trở về Anh Quốc với mấy rương quần áo của phụ nữ hồi giáo. Bà ta viết về những kinh nghiệm tại đế chế Ottoman, gây nên sự hiếu kỳ, tò mò của phụ nữ giới thượng lưu. Dần dần, phụ nữ các nước tây phương được du hành và khám phá ra quyền lợi của họ, yếu kém hơn các phụ nữ khác ở hải ngoại. Từ đó, họ mới tạo dựng phong trào, kêu gọi sự bình quyền trong xã hội.

 

Cho thấy các thay đổi về xã hội, văn hoá chính trị của phụ nữ tây phương, bắt nguồn từ phụ nữ hồi giáo. Ngày nay, các xứ hồi giáo, kềm chế phụ nữ lại rơi vào thế lạc hậu so với các nước tây phương. Cho thấy, kềm kẹp phụ nữ sẽ không làm xã hội tiến bộ mà đi thụt lùi.

 

Dạo còn bé, mình thấy bà giúp việc của gia đình chú Ký, gốc Bắc bận váy. Khi mót tè, bà ta đứng tè thoải mái, không cần ngồi xuống tuột quần như mấy bà khác, bảo mình đi chỗ khác chơi. Qua tây, nghe kể khi xưa, phụ nữ bận váy rộng như xi-nê về thời cổ đại như ở điện Versailles. Mấy bà mót tè hay muốn đi đại tiện, cứ vô tư đứng làm một bãi rồi có nhân công cầm thùng phân đi hốt như ngày nay, xe mô-tô đi hốt kít chó ở Paris. Mình có kể về lịch sử của cái corset rồi.

 

Bận váy rộng như vậy thì đi tè hay đại tiện rất thoải mái. Cứ vô tư 


Ở âu châu, phong trào đòi cải cách thời trang, phát động từ thời Victoria. Phụ nữ đòi bận quần dài, vì tiện lợi và làm ấm chân họ vào mùa đông. Viết tới đây, nhớ đến thằng Trí, gốc Huế, có lần hỏi mình trời Đàlạt lạnh, mấy cô bận váy, gió luồn từ dưới chân lên chắc lạnh lắm. Mình nói nó hỏi cô bận váy chớ mình không biết. Chán Mớ Đời 

 

Khởi đầu là bà Amelia Jenks Bloomer, người phụ nữ đầu tiên thành lập một tờ báo phụ nữ, bận quần theo kiểu phụ nữ Trung Á và trung đông, hồi giáo và quảng bá trên tờ báo phụ nữ của bà. Từ đó người ta gọi quần dài phụ nữ là “Bloomers”.


 

Áo quần do bà Bloomer thiết kế.

 

Trên thực tế thì nhà thờ cho phép bận váy dài, xem bận quần kiểu hồi giáo thì phản lại thiên chúa giáo, các điều răn của chúa. Giới y khoa lại lên tiếng cho rằng bận quần dài sẽ khó thụ thai, bú xu la mua. Trong thời gian đánh nhau, các nữ binh sĩ pháp, chị nuôi bận quần dài để tiếp tế, cho các binh sĩ của Nã Phá Luân. Xem hình dưới đây

 


Vào thế kỷ 20, phụ nữ bận quần để chơi thể thao như quần vợt, đạp xe đạp,… nói chung thì họ vẫn bị cấm bận quần dài. Có bà giáo viên tên Helen Hulick bận quần dài, bị bỏ tù 5 ngày vì quan toà bắt bà ta bận váy khi hầu toà.

 

Ngày nay, phụ nữ phải cảm ơn Coco Channel và nghệ sĩ Katherine Hepburn, đã giúp đem quần dài vào thời trang những năm 1930.


Katherine Hepburn

Trong thời đệ nhị thế chiến, phụ nữ được khuyến khích bận quần dài để giúp công cuộc sản xuất chiến tranh. Sau thế chiến thì phụ nữ lại ít bận quần dài, trở lại nếp sống cũ với cái váy.

 

Chỉ sau những thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, phong trào phụ nữ tranh đấu, mới thấy nhiều tiểu bang, bỏ luật nghiêm cấm bận quần dài ở nơi công cộng. 

 

Chỉ đến ngày 31 tháng 1, năm 2013, Pháp quốc mới bỏ luật cấm phụ nữ bận quần tây nơi công cộng. Trước đó, cảnh sát không kiểm soát vụ này, cứ lờ đi. Gặp Việt Nam thì công an làm tiền mệt thở, giàu to. Mình đề nghị Việt Nam ra lệnh phụ nữ bận váy hết là công an giàu to.

 

Khi tranh cử, bà Hillary Clinton vận quần tây để báo cho mọi người rằng nam nữ bình quyền, để nhắc lại sự tranh đấu của phụ nữ nhưng chắc ít ai biết và hiểu vụ này. Chỉ tiếc bà ta không bận quần dài của mấy bà đạo hồi. Ngày nay, mấy bà này thì quần dài không thấy, chỉ thấy trùm từ đầu xuống chân. Chán Mớ Đời 


Biết đâu, 100 năm nữa, ở tây phương, phụ nữ ra đường lại trùm khăn che mặt như phụ nữ ở trung đông ngày nay.


Ở xứ Tô Cách Lan, đàn ông bận váy, thổi kèn ò e. Để hôm nào mình rảnh sẽ kể vụ này. Vui lắm. Khi mình ở Anh Quốc thì khám phá vụ này.


Hồi nhỏ, mình thấy bà Bắc bận váy, còn được gọi là quần không đáy trong khi mấy bà gốc miền Trung hay Nam thì bận quần đen nên thắc mắc nhưng không dám hỏi vì sợ bị người lớn cho ăn tát. Đến khi học việt văn mấy câu ca dao tả thời vua Minh Mạng, bắt phụ nữ, không được bận váy mà phải bận quần.


Lệnh từ trong Huế ban ra,

Cấm quần không đáy đàn bà phải tuân.

Chiếu vua mồng tám tháng ba,

Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.

Không đi thì chợ không đông,

Nếu đi thì lấy quần chồng sao đang.

Có quần ra quán bán hàng,

Không quần ra đứng đầu làng trông quan.

Đi chợ mượn đỡ cái quần,

Chồng đành mặc váy che thân ngồi nhà.

Bỗng nghe mõ gọi đằng xa,

Vội vàng đóng khố chạy ra ngoài đình.

Cứ tưởng tượng mình đang làm vườn, bổng nhiên mụ vợ chạy lại kêu cởi quần ra cho bà bận đi chợ. Chim sóc tưởng là bạn chúng, bay lại mổ. Chán Mớ Đời 


Váy và yếm của phụ nữ bắc bộ


Ông thầy kêu là bận váy, không bận quần để nói lên sự bất khuất, không muốn bị đồng hoá bởi người Tàu vì người Tàu bận quần. Người Việt mình cứ lấy cụm từ bất khuất để chia động từ cho tất cả những gì họ làm. Mình nghĩ bận váy vì ảnh hưởng khí hậu nhiều hơn. Ở Bắc Phi, người ta bận Djellaba vì mát chớ không phải vì chống tây chống anh gì cả. Hồi mình ở Ma-rốc, bận cái này mát lắm.


Djellaba của Ma-rốc


Các người thượng vẫn bận váy còn đàn ông thì bận khố. Người Kinh khi xưa chắc cũng bận như vậy, rất sexy. 


Họ kể khi xưa hai bà Trưng ra trận, bận váy chớ đâu có bận quần như mấy cô nữ sinh Trưng Vương. Chán Mớ Đời


Đọc trên mạng, xin trích lại đây:


“Trong các tài liệu chữ nho, nếu viết là quần 裙 có nghĩa là váy vì không có nhữ nho chỉ váy nên mượn chữ quần để thay vào nên gây hiểu lầm; thí dụ như: “trách quần” 窄裙 tức là váy bó sát.; 花裙 váy hoa; 襯裙 váy lót. Vì vậy mà khi tả bà Trưng mặc váy thì viết : « Hồng quần  nhẹ bước chinh yên »

Váy còn gọi là xống, mấn được phân loại váy thành váy kín (váy chui), váy mở, váy đùm (váy buộc túm sau lưng để làm việc), váy đụp (váy vá chằng vá chịt trước sau), váy cạp điều (lưng váy may bằng vải đỏ), váy kép ( hai lớp, lớp ngoài vải mỏng, lớp trong vải thô), váy cửa võng (phía trước trùng xuống với các mép gấp cong), váy quai cồng (váy xắn lên hông lúc làm việc cúi lom khom ngang mông, khi móc cua mò ốc, khi lội qua sông cạn thì phải vén váy lên theo mực nước). Váy của phụ nữ nhà giàu hoặc ở thành thị thì dài tới gần gót chân.” (Hết trích)


Bận váy khi xưa, thời Tây mới sang.


Sơn Đen thời xưa ở Đàlạt Chán Mớ Đời 


Nguyễn Hoàng Sơn